Hình thành hứng thú học tập môn Toán là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập môn Toán ở Tiểu học.
Sự hình thành hứng thú học tập môn Toán được chia ra làm ba giai đoạn chính: Từ những rung động định kỳ, đến thái độ tích cực rồi đến xu hướng nhận thức tích cực bền vững. Nó được thể hiện ra bên ngoài như: sự
chú ý nghe giảng, làm đủ các bài tập, tìm tòi, tích cực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, ham thích giờ học, kết quả học tập tốt...
Các yếu tố tác động đến hứng thú học tập môn Toán lớp 4 bao gồm: Các yếu tố bên trong, như: trình độ phát triển của HS lớp 4, thái độ với môn học: Yêu thích môn học, nhu cầu, năng lực và ý chí học tập của HS.
Các yếu tố bên ngoài như: PP dạy học của GV, yếu tố gia đình, tập thể HS, nội dung, chương trình SGK, trong đó yếu tố tác động mạnh nhất, có tính quyết định nhất đến việc gây hứng thú cho HS chính là trình độ và năng lực sư phạm của mỗi người giáo viên.
Để bồi dưỡng hứng thú học toán cho học sinh cần nắm chắc yếu tố gây hứng thú học tập của chính chủ thể, các yếu tố bên trong để hình thành mục đích động cơ học tập môn Toán một cách đúng đắn. Lấy điều kiện là các yếu tố bên ngoài, như: kiến thức cơ bản theo nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, điều kiện, phương tiện môn Toán của từng lớp… để có thể bồi dưỡng tốt hứng thú học toán cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học - trong đó các biện pháp dạy học tích cực, các hình thức bổ trợ trong và ngoài lớp là vô cùng cần thiết.
Chương 2