IV. Việc bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán
5. BÀI TOÁN CỔ BẰNG THƠ.
Ngày xưa tại kinh thành Ba Tư cổ kính có một nhà Toán học rất giỏi. Khi tuổi đã cao ông muốn truyền lại kiến thức cho một trò thông minh nhất. Nhưng bấy giờ có rất nhiều người đến xin làm học trò của ông. Nhà Toán học liền tập hợp tất cả họ lại và bảo :
- Ta sẽ ra đề Toán bằng thơ. Sau khi ta đi ba bước mà có người giải được bài toán thì ta sẽ chọn. Hễ ai giải được cách đơn giản nhất và nhanh nhất thì sẽ được tuyển.
Dứt lời ông đọc hai câu thơ như sau : “ Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn Ba mươi sáu con Một trăm chân chẵn ”.
Sau khi nhà Toán học đi được ba bước có hai học trò bước ra xin giải bài Toán.
* Học sinh thứ nhất giải :
Giả sử tất cả đều là chó. Muốn gà biến thành chó thì phải thêm cho mỗi con 2 chân nữa, như vậy số chân sẽ là : 4 x 36 = 144 ( chân )
Nhưng theo đầu bài thì số chân thừa ra sẽ là : 144 – 100 = 44 ( chân )
Vậy số gà có thực là : 44 : 2 = 22 (con gà ) Số chó thực tế chỉ có : 36 -22 = 14 ( con )
* Học sinh thứ hai giải khác :
Giả sử tất cả đều là gà.Muốn chó biến thành gà thì mỗi con phải bớt hai chân. Như vậy số chân sẽ là :
2 x 36 = 72 ( chân ) Số chân bị bớt đi là : 100 – 72 = 28 ( chân ) Vậy số chó thực có là : 28 : 2 = 14 ( con ) Số gà thực chỉ có : 36 – 14 = 22 ( con )
Nhà Toán học nghe xong gật gù khen :
- Cả hai con tuy có cách giải khác nhau nhưng đều có kết quả đúng như nhau.
Nhưng vì lúc đầu ta nói chỉ nhận một học sinh. Vậy phải làm thế nào bây giờ ?
- Chọn cả hai ạ !
- Cả lớp đồng thanh hô. Thế là thầy đành phải thay đổi ý kiến và cả hai học sinh thông minh nhất đều trở thành nhà Toán học lừng danh của đất nước.