Có chi mô, giúp người là làm việc thiện, ai cũng nên làm cả.

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng tràng sơn (xã sơn thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX (Trang 133 - 135)

Từ những chuyện như thế, dân trong vùng gọi ông là “Thượng bụt”, ý nói hiền lành như bụt.

Ông mất năm Kỷ Hợi (1659) và được tặng hàm Thiếu bảo Thạc Quận công. Cũng theo gia phả thì nhà vua đã sai quan mang lễ phẩm và 150 quan tiền đến điếu tang. Trước đó năm 1658, nhà vua đã có lệnh chỉ “Chuẩn cấp cai quản các đội binh dân và số ruộng đất cũng như thâu hưởng số thuế các hạng đã quy định tại quê nhà thuộc các ấp Viên Sơn, Tràng Sơn xã Quan Trung, huyện Đông Thành làm bổng lộc để yên tâm làm việc trong vương phủ”.

Những năm giữa thập kỷ 60 của thế kỷ 17, khi tuổi đời đã cao ông được nghỉ hưu. Là người trưởng thành từ gian khó,mang nặng tình nghĩa với quê hương, trở về quê ông đã bỏ tiền của, giúp đỡ nhân dân làng Tràng Sơn khai phá các cánh đồng phía tây Rú Bạc mà hồi đó còn là rừng cây rậm rạp.

Ông cũng là người từng sang chơi miền Công Trung xã Tràng Thành và đã chiêu mộ dân nghèo trong vùng khai khẩn đất hoang lập nên trang Tích Công, sau này gọi là làng Cống bên bờ sông Dinh nay thuộc xã Tăng Thành, huyện Yên Thành và khi mất cũng được dân làng tôn là Thành hoàng làng và lập đền thờ. Tiếc rằng đền này đã bị phá.

(Theo lời kể của ông Lê Văn Phúc, làng Tràng Sơn)

GIAI THOẠI VỀ LÊ HIỆU

Năm đầu Lê Huyền Tông (Quý Mão 1663), trên đường đi sứ sang Trung Quốc, ông vào trú mưa trong một ngôi chùa, mượn nhà sư trụ trì một quyển Kinh

múa tay chỉ lên trời rồi lại chỉ xuống đất. Liếc thấy sứ thần Triều Tiên viết chữ Phật, ông liền hiểu cử chỉ của ông quan kia là đề bài thi, liền tóm lược tinh thần quyển kinh kia vừa đọc được rồi làm bài. Vua Khang Hy đích thân làm giám khảo chấm cho Lê Hiệu giải nhất. Vua tặng một bộ quần áo và một cái mũ có đề dòng chữ “Đại đầu chân tể tướng”. Sau chuyến đi này, ông có viết cuốn Yên Kinh ký (ghi chép về chuyến đi đến Yên Kinh tức Bắc Kinh). Rất tiếc là tác phẩm bị thất lạc chưa tìm thấy.

(Theo lời kể của ông Lê Văn Phúc, làng Tràng Sơn)

GIAI THOẠI VỀ NGUYỄN HỮU BÔI

Như phần trên đã nói, ngày xưa quanh làng Tràng Sơn rừng rú còn rất rậm và thú dữ nhất là hổ xuất hiện bắt người thường xuyên đe dọa cuộc sống người dân. Nhiều gia đình, dòng họ đã bỏ đi. Ông Nguyễn Hữu Bôi, người họ Nguyễn Hữu, một người có chức sắc, có uy tín trong làng đã vận động và giúp đỡ nhân dân chuyển về làm nhà ở quanh đồi Rú Vắp. Ông đã sắp xếp, ổn định dân cư cho các xóm theo nguyên tắc mỗi xóm cư dân trong dòng họ cùng chung sống với nhau. Ví dụ xóm Bạch Phát, xóm Bắc hầu hết người họ Lê Trọng. Xóm Trường, xóm Giữa họ Nguyễn Trí, họ Nguyễn Khắc…

Ông còn đặt ra lễ làng nghiêm ngặt. Chẳng hạn cấm trâu bò không được thả ăn trên các bờ luỹ đắp cao để bảo vệ làng. Một lần người nhà của ông vô ý thả bò ăn trên bờ luỹ. Ông đã cho tuần đinh bắt về, giao cho làng làm thịt để giữ nghiêm lễ làng, đảm bảo an ninh trật tự trong cộng đồng.

(Theo lời kể của ông Lê Văn Phúc, làng Tràng Sơn)

GIAI THOẠI VỀ NGUYỄN XUÂN ÁNG ĐÁNH HỔ

Nguyễn Xuân Áng là một trai tráng lực lượng ở đất Tràng Sơn. Năm Minh mệnh thứ 11 (1833) lúc đó anh mới khoảng 25 tuổi nhưng võ nghệ đã khá cao cường. Một hôm anh cùng mẹ thăm ruộng lúa dưới chân Rú Bùi. Thời đó rừng rú

Nghe tiếng mẹ kêu, anh đuổi theo. Thấy anh xông vào với cán cuốc cầm chắc trong tay, hổ buông bà mẹ ra và lao vào anh. Vừa tránh hổ vồ xong, với lòng căm thù cao ngất, nhanh như cắt anh quay lại nện luôn mấy cuốc vào hổ. Bị đánh quá mạnh lại vào chỗ hiểm, con hổ vẫy vùng một thôi rồi nằm gục xuống. Đạp chân lên hổ, anh đánh tiếp mấy đòn vào đầu làm nó chết tươi, nằm sóng soài bên vệ bờ.

Buông hổ ra, anh vội chạy đến cứu mẹ thì bà đã bị hổ cắn trọng thương. Anh cõng mẹ về nhà, cùng anh em bà con tìm thầy thuốc cứu chữa. Suốt một thời gian dài phụng dưỡng mẹ, cơm cháo, thuốc thang, củi lửa… không bao giờ thiếu. Mẹ nằm trên giường, con nằm dưới đất chăm sóc mẹ suốt cả ngày đêm. Nhưng vì vết thương nặng, bị đau kéo dài và sau gần ba năm được chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo bà vẫn không qua khỏi.

Cảm động trước nghĩa cử cao đẹp của một thanh niên dũng cảm, liều mình đánh hổ cứu mẹ, khi nghe các quan địa phương cấp báo lên, vua Minh Mệnh ban cho sắc “Hiếu hạnh khả phong” và thưởng anh hai mươi nén bạc cùng hai tấm vải sa. Câu chuyện về anh được lưu truyền mãi trong nhân dân.

(Theo lời kể của ông Lê Văn Phúc, làng Tràng Sơn)

GIAI THOẠI ĐỠ ĐẺ CHO HỔ

Bà Tư ở làng Tràng Sơn là một bà đỡ nổi tiếng trong vùng. Thời đó quanh làng còn là rừng rú rậm và thú dữ rất nhiều. Nhà bà Tư ở xóm Trường, gần giếng Bớt. Một đêm trăng sáng, bà đang nằm hóng mát ngoài thềm thì có con khái (hổ) đến quỳ trước mặt bà. Bà hoảng hốt van xin nó đừng ăn thịt. Một hồi lâu con khái vẫn không làm gì, nó đứng dậy vẫy vẫy đuôi đi đến gần bà với vẻ hiền lành rồi hốt bà đưa lên lưng nó và mang vào rừng. Đến nơi nó quỳ xuống cạnh con khái mẹ đang quằn quại gầm rú. Bà chẳng hiểu ra sao nhưng đến khi con khái đực gầm nhẹ một tiếng thì con khái mẹ liền im lặng và nhìn bà đỡ có vẻ như cầu cứu.

Hiểu được con khái mẹ đang khó sinh đẻ, bà mới bình tĩnh vuốt nhẹ lên bụng nó và nói:

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng tràng sơn (xã sơn thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX (Trang 133 - 135)