Các hình thức tín ngưỡng tôn giáo 1 Tín ngưỡng dân gian

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng tràng sơn (xã sơn thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX (Trang 80 - 82)

3.2.1. Tín ngưỡng dân gian

Thờ cúng tổ tiên. Truyền thống đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn” từ

xưa đã được người dân Tràng Sơn gìn giữ. Với quan niệm ông bà tổ tiên mất đi nhưng vẫn sống mãi trong tâm thức mọi người, hàng ngày vẫn lui tới bàn thờ để giúp đỡ phù hộ con cháu. Mọi gia đình ở làng Tràng Sơn đều có bàn thờ gia tiên ngay ở gian giữa nhà ngoài, thường chỉ có một bát hương thờ chung cho cả thần linh và tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Vào dịp ngày rằm, ngày mùng một, ngày giỗ, tết hàng năm, khi nhà có việc hiếu hỷ gia chủ thường thắp hương cúng tổ tiên, mong tổ tiên chứng giám cho lòng thành của con cháu và phù hộ cho con cháu. Lễ vật cúng gia tiên, thần linh ngày rằm, mùng một gồm trầu cau, rượu, nước lạnh (thanh thủy) và hoa quả (thường là hoa quả trong vườn nhà), hương. Ngày giỗ,

tết có thêm vàng mã, xôi, thịt; cỗ bàn được bày biện chu đáo, trang trọng.

Thờ cúng tổ tiên không chỉ là hình thức tín ngưỡng, mà trong đó có chứa đựng các giá trị đạo đức, các quan hệ xã hội, các chuẩn mực ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, tạo nên sức mạnh cố kết cộng đồng trong phạm vi gia đình, dòng họ. Đây là hình thức tín ngưỡng được người dân Tràng Sơn lưu giữ không chỉ trong xã hội cổ truyền mà trong cả ngày nay.

Thờ thành hoàng làng. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng ở nước ta

được du nhập từ Trung Hoa từ thời Bắc thuộc. Từ tín ngưỡng thờ thần đã có sẵn kết hợp với việc thờ Thành hoàng từ phương Bắc do phong kiến Trung Hoa đem vào và được người dân Việt Nam áp dụng có chọn lọc đã trở thành tín ngưỡng thờ Thành hoàng của người Việt Nam. Những nhân vật có công lao đóng góp lớn với làng Tràng Sơn được nhân dân tôn thờ làm thần Thành hoàng.

Người thứ nhất là quan Hồ Mạnh tướng có công tập hợp dân thành lập nên Đan Trung Trại và Tràng Sơn Trại vào đầu thế kỷ XV, tiền thân của làng Tràng Sơn sau này. Ngài được dân lập đền thờ trên đỉnh Rú Vắp, giữa làng Tràng Sơn và thờ trong đình làng.

Người thứ hai là Hoàng giáp Lê Hiệu, đi sứ Trung Hoa được gọi là “Lưỡng quốc Tể tướng”, làm quan đến Tham tụng Tể tướng, làm rạng danh cho làng xóm quê hương, ngài được thờ trong đình làng và nhà thánh văn.

Người thứ ba là ông Nguyễn Duy Bôi, có công vận động nhân dân phiêu tán trở về làng cũ, quy tụ quanh Rú Vắp, ổn định và phát triển làng Tràng Sơn từ đầu thế kỷ XIX cho đến ngày nay. Ông được vua Minh Mệnh ban sắc phong và dân làng thờ trong đình làng.

Hàng năm, vào ngày rằm tháng giêng, rằm tháng bảy, nhân dân làng Tràng Sơn thường tổ chức lễ cúng tế các Thành hoàng làng để tỏ lòng biết

ơn các ngài, cầu xin các ngài phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, yên vui, làm ăn phát đạt, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm.

3.2.2. Phật giáo.

Ở Tràng Sơn từ xưa chỉ có Phật giáo mà không có các tôn giáo khác.

Tuy nhiên Phật giáo ở Tràng Sơn không thịnh hành, dân làng dựng chùa để thờ Phật nhưng là chùa nhỏ nên trong chùa không có sư tăng. Khi xưa có chùa thì dân làng còn đi lễ Phật ở chùa; từ sau khi chùa bị phá (1948), tín ngưỡng Phật giáo chỉ còn tồn tại trong tâm tưởng của mỗi người dân mà thôi.

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng tràng sơn (xã sơn thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX (Trang 80 - 82)