Lễ hội đình Tràng Sơn

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng tràng sơn (xã sơn thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX (Trang 103 - 114)

Ngày xưa, lễ hội đình Tràng Sơn được tổ chức từ ngày 5 đến ngày 7 tháng Giêng. Lễ hội được tổ chức long trọng, gồm lễ tế Thổ thần, tế Thành hoàng, rước kiệu từ đình qua các xóm. Các trò chơi dân gian như đánh đu, chọi gà, đấu vật, đánh cờ người được tổ chức thu hút đông đảo dân làng Tràng Sơn và các làng trong vùng tham gia chơi.

Tết Nguyên đán. Cũng như ở nhiều nơi khác,dân Tràng Sơn xưa coi

tết Nguyên đán là quan trọng nhất, Tết kéo dài từ ba đến năm ngày tuỳ năm được mùa hay mất mùa và tùy gia cảnh. Tết Nguyên đán cúng ở các gia đình là chính, tuy nhiên ở các nhà thờ tuỳ theo từng chi phái cũng có sự phân công các gia đình cúng theo từng giờ.

Ở gia đình có những lễ cúng như sau:

+ Cúng thổ công, vị thần cai quản đất đai của gia đình.

+ Cúng ông tổ nghề nghiệp đã bày dạy cho mình cách làm ăn.

+ Cúng cha mẹ, ông bà, tổ tiên và những thành viên khác trong nhà đã mất. Tết Nguyên đán còn là ngày hội đoàn viên cho mọi thành viên trong gia đình. Con cháu quanh năm đi làm ăn, sinh sống nơi xa, ngày tết cũng về họp mặt dưới bàn thờ tổ tiên.

Tết trâu bò. Tràng Sơn là đất nuôi nhiều trâu bò nên hàng năm cứ vào

ngày mồng năm tháng giêng cả làng làm lễ tế thần bảo vệ trâu bò. Trong ngày này người ta chọn ra một số con trâu, con bò béo nhất, đẹp nhất và trải lên lưng chúng chiếu hoa hoặc vải hoa rồi cho cả bầy dạo quanh làng từ xóm này qua xóm khác. Cuối buổi tập trung lại một nơi trung tâm cho chúng ăn những bó cỏ ngon nhất.

Tết khai hạ. Còn gọi là tết Hạ nêu, diễn ra vào ngày mồng bảy tháng

giêng. Trước tết mỗi nhà thường dựng một cây nêu cao, trên đó thường có một ít lông gà nhuộm ngũ sắc, một số cây còn có những chiếc đèn lồng, ban đêm được thắp sáng bằng nến hoặc đèn dầu, cũng có nhà treo lên cây nêu những lá cờ phướn… Sau những ngày ăn tết vui vẻ, cả làng cùng hạ cây nêu xuống để tạm biệt ngày tết.

Tết Thượng nguyên (Rằm tháng Giêng). Ở Tràng Sơn trước đây các

họ đều tổ chức cúng tế ở nhà thờ họ một cách trọng thể. Chùa Tràng Sơn ngày này cũng tổ chức cúng. Người dân đến chùa rất đông để bái niệm Phật tổ và cầu mong sự may mắn.

Lễ Đồng tử. Lễ diễn ra trong hai ngày 17 và 18 tháng giêng hàng năm.

Phong tục ngày xưa thường coi trọng con trai và trong thực tế thì con trai lại khó nuôi hơn con gái. Từ đó ở Tràng Sơn cũng như một số địa phương khác có tục đem con trai bán cho nhà chùa (bán về linh hồn, về danh nghĩa nhưng cha mẹ vẫn nuôi). Ngày làm lễ bán con ấy gọi là lễ Đồng tử .

Đến 18 tuổi, cha hoặc mẹ sẽ lên chùa làm lễ xin chuộc con về. Người xưa tin rằng bán như thế người con trai sẽ không bị ma quỷ bắt đi.

Lễ xạ điền. Đây là lễ tế thần Nông, diễn ra vào ngày 9/2 âm lịch .

Người xưa tin rằng có một vị thần là thần Nông cai quản về nông nghiệp . Người ta tổ chức tế , cầu mong thần ban phúc lành cho dân cày , cầu mong được mùa no ấm.

Trong lễ nhà nào có gạo tốt, gạo ngon đem nấu cơm đóng thành oản cúng xong đem phát cho mọi người cùng ăn.

Tiết Thanh minh. Tổ chức trong tháng ba âm lịch. Trong ngày này,

mọi người đi thăm mộ để sửa sang phần mộ cho đẹp rồi về nhà làm lễ cúng tổ tiên.

Tết Đoan ngọ. Tức là ngày 5 - 5 âm lịch. Đây là tết giết sâu bọ. Các

gia đình làm cỗ cúng ông bà tổ tiên, cầu mong sâu bọ bị giết hết để mùa màng tươi tốt, gia súc, gia cầm và con người được khoẻ mạnh.

Tết Trung nguyên. Vào ngày 15/7 âm lịch tức là rằm tháng Bảy.

Trong dân gian có câu :

Lễ hội quanh năm không bằng rằm tháng Bảy

Theo sách Phật thì rằm tháng Bảy là ngày xá tội vong nhân. Ở các chùa

người ta làm lễ chay và cầu kinh Vu lan. Ở các dòng họ, gia đình cũng làm lễ cúng tổ tiên gồm có mâm cỗ và một đĩa hoa quả (phải đủ năm loại quả).

Tết Trung thu. Vào ngày rằm tháng Tám âm lịch. Đây là cái tết giành

sắm hoa quả để làm cỗ cho các em. Dưới ánh trăng rằm mát mẻ, các em dìu dắt nhau đi hò hát, rước đèn, nhảy múa và phá cỗ Trung thu một cách vui vẻ.

Tết cơm mới. Vào ngày 15-10 âm lịch. Người dân hông xôi, nấu cơm

gạo mới cúng tổ tiên nhân thu hoạch nếp mới, mừng cảnh được mùa.

Lễ ông Táo. Sự tích như sau: Ngày xửa ngày xưa vì đói khổ có một đôi

vợ chồng phải bỏ nhau. Sau đó người vợ may mắn lấy được một ông chồng giàu có. Một hôm họ đang ăn cỗ thì có một người ăn xin bước vào. Người vợ bỗng nhận ra đó là chồng cũ, động lòng trắc ẩn, bí mật đem tiền gạo ra cho. Người chồng biết chuyện mới đánh đập vợ. Người vợ đau xót đâm đầu vào lửa mà chết.

Người chồng cũ thấy vậy thương cảm quá cũng đâm đầu vào lửa chết theo vợ. Người chồng mới cũng vô cùng ân hận, bèn nhảy vào lửa chết theo hai người kia. Trời thấy ba người đều có nghĩa nên phong cho họ làm vua bếp giữ lửa. Ca dao có câu:

Thế gian một vợ một chồng Chẳng như vua bếp hai ông một bà.

Theo sự tích đó, cứ đến phiên chợ ngày 23 tháng chạp, mọi nhà đều mua ba con cá gáy (cá chép) để Táo quân dùng làm phương tiện lên chầu trời. Người ta đem cá bỏ trong chậu nước để cúng và sau đó thả chúng xuống ao hồ sông lạch.

Tiểu kết chương 3.

Văn hóa tinh thần là một trong những bộ phận không thể thiếu được trong quá trình hình thành và phát triển của làng xã. Ở làng Tràng Sơn, nét văn hóa được thể hiện qua một hệ thống các giá trị tinh thần phong phú. Nhìn chung, những thành tựu về văn hóa tinh thần của cư dân làng Tràng Sơn vừa mang đậm tính nhân văn chung của các làng xã nông nghiệp vùng Bắc Trung bộ; vừa có những nét riêng độc đáo gắn liền với mảnh đất và con người Tràng Sơn.

Tín ngưỡng thờ Thành hoàng, phong tục thờ cúng tổ tiên đã trở thành một truyền thống tốt đẹp ở nơi đây. Cùng với sự phát triển của tín ngưỡng dân gian, các hệ tư tưởng và tôn giáo (Nho giáo, Phật giáo) được tiếp nhận một cách tương đối hòa bình, không có sự xung đột và dần trở thành một bộ phận trong đời sống tinh thần của cư dân Tràng Sơn.

Trong các lễ hội thì lễ tế là phần lễ nghi giao tiếp với thần thánh, là cầu nối giữa thế giới tâm linh với người sống thì phần hội là sự giao lưu tiếp xúc giữa con người với con người trong đời sống thường nhật, đó chính là nét đẹp, là sợi dây cố kết tính cộng đồng trong cuộc sống đời thường của các cư dân Việt. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, nhiều trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống của làng cũng dần mất đi.

Truyền thống hiếu học, thượng võ, can trường của người dân Tràng Sơn là một trong những đặc trưng nổi bật nhất trong quá trình hình thành và phát triển của làng.

Những giá trị văn hóa nói trên được tạo dựng phải trải qua quá trình lịch sử lâu dài, gắn liền với sự xuất hiện xóm làng ở Tràng Sơn ngay từ thuở ban đầu. Qua thời gian nó được gìn giữ và phát huy đến ngày nay.

KẾT LUẬN

Trong quá trình tìm hiểu, thực hiện đề tài “Lịch sử - văn hóa làng

Tràng Sơn (xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX”; dựa trên cơ sở đã có của những công trình nghiên cứu về mảnh

đất và con người, cùng với những tư liệu mà tác giả đã thu thập khảo sát được, trên quan điểm nhìn nhận đánh giá khách quan và khoa học, chúng ta có được cái nhìn đầy đủ hơn về làng Tràng Sơn và đóng góp của các thế hệ dân làng cho quê hương, đất nước. Trên cơ sở đó, chúng tôi rút ra một số nhận định sau:

1. Tràng Sơn là mảnh đất nằm ở cực nam của vùng đồng bằng Yên Thành, nằm trên vòng cung đồi núi của dãy Đại Vạc. Nơi đây ruộng ít, đất vườn, đồi núi nhiều nhưng khô cằn, xa xưa là vùng rừng núi rậm rạp nhiều thú dữ.

Từ đầu thế kỷ XV, cư dân các dòng họ Nguyễn, Lê ... từ nơi khác đến khai phá đất đai lập trại, dần dần hình thành làng Tràng Sơn.

2. Đất đai khô cằn, thiên tai khắc nghiệt, thú dữ quấy phá... đã tạo cho con người nơi đây tính dũng cảm, kiên cường, cần cù chịu khó, luôn vươn lên chế ngự thiên nhiên, làm chủ cuộc sống. Từ trong khó khăn cực khổ, những tấm gương hiếu học sớm xuất hiện, mở đầu cho dòng khoa cử không chỉ của làng mà còn là cho cả vùng (tổng Quan Trung), mở ra con đường hoạn lộ, góp tài dốc sức cho triều đình, đất nước.

Không chỉ rạng danh trên đường “văn khoa”; với bản chất cương cường trung nghĩa, tinh thần yêu nước sâu sắc, ý chí chiến đấu quật cường, lịch sử dân tộc từ thời Trung – Cận – Hiện đại đã ghi nhận những tấm gương can trường chiến đấu, hi sinh vì độc lập dân tộc của những con dân làng Tràng Sơn.

Hiếu học, học giỏi, đậu đạt cao, thành đạt trong chốn quan trường và kiên cường chiến đấu, lập nhiều chiến tích chói sáng, dũng cảm hi sinh vì nền

độc lập của dân tộc là hai nét nổi bật nhất trong lịch sử truyền thống của cư dân làng Tràng Sơn; những nét truyền thống quý giá này được dân làng gìn giữ, tự hào và phát huy qua các thế hệ.

3. Con người Tràng Sơn cần cù, sáng tạo, nhanh chóng tạo ra nhiều nghề để thích nghi với cuộc sống, để tồn tại và phát triển. Ít có làng xã cùng tồn tại nhiều nghề, mỗi người làm được nhiều nghề như ở Tràng Sơn (nghề làm ruộng, làm vườn, làm bánh, khai thác lâm sản, đi buôn, đan lát, làm mộc, đi săn, đánh bắt thủy sản ...). Sự đa dạng về ngành nghề đã góp phần tạo nên một diện mạo văn hóa vật chất đa dạng và độc đáo của làng.

4. Chính xu hướng đa dạng hóa các ngành nghề của làng đã góp phần quan trọng phá vỡ tính chất khép kín trì trệ của làng. Đó cũng là nhân tố tạo nên tính chất “mở” của văn hóa làng xã, tạo cơ sở cho dân làng Tràng Sơn tiếp thu các luồng tư tưởng văn hóa tốt đẹp từ bên ngoài. Nằm trong cái nôi văn hóa Đại Việt, cư dân làng Tràng Sơn đã tiếp thu, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và tạo nên những giá trị văn hóa tinh thần độc đáo mang đậm bản sắc của làng mình, tạo nên những nét văn hóa tinh thần riêng cho Tràng Sơn mà không phải làng nào cũng có.

Cũng từ những khó khăn của cuộc sống, trong nếp (truyền thống) tư duy “mở” để sinh tồn, mạnh dạn đón nhận cái mới trong xu thế mới của thời đại; (từ những năm cuối thế kỷ XX) làng Tràng Sơn là nơi đi đầu và có tỉ lệ người xuất khẩu lao động cao nhất của xã Sơn Thành, góp phần cơ bản nhất vào việc thúc đẩy phong trào xuất khẩu lao động mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao của xã Sơn Thành. Đây chính là nhân tố quan trọng nhất đưa Sơn Thành từ chỗ là một trong những xã nghèo nhất huyện vươn lên thoát nghèo, là xã đầu tiên đạt chuẩn “nông thôn mới” của tỉnh Nghệ An (2014).

5. Để góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị Lịch sử - văn hóa làng xã trong thời đại mới hiện nay, chúng tôi đề xuất một số bài học kinh nghiệm sau:

- Cần kết hợp gìn giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống với giao lưu tiếp xúc, hội nhập những luồng văn hóa mới tiến bộ, để văn hóa làng trở thành nền tảng tinh thần xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục của quê hương. Đặc biệt, cần tiếp tục nâng cao ý thức tự hào của đại bộ phận nhân dân về truyền thống lịch sử của làng.

- Qua nhiều biến động của lịch sử và sự tàn phá của thời gian; các công trình văn hóa của làng đã bị đốt phá, xuống cấp, công tác trùng tu, tôn tạo thiếu quy hoạch đồng bộ, không xứng đáng với tầm vóc và giá trị lịch sử của công trình (rõ nét nhất là công trình Nhà thờ Lê Doãn Nhã – Di tích Lịch sử, văn hóa cấp quốc gia). Các dòng họ, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý văn hóa các cấp cần có kế hoạch huy động các nguồn lực tài chính (từ con cháu trong dòng họ, trong làng xã, các nhà tài trợ, ngân sách chính quyền các cấp) để tôn tạo, xây dựng lại các nhà thờ họ, đền thờ... thông qua đó phát huy tốt hơn nữa công tác giáo dục truyền thống cho hậu thế. Đồng thời phục dựng lại các lễ hội truyền thống, các tục lệ sinh hoạt văn hóa tốt đẹp của làng đã bị thất truyền, mai một.

- Đề ra các chính sách phát huy các nghề truyền thống là thế mạnh của dân làng, tiếp tục mạnh dạn đón nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố hiện đại xâm nhập vào đời sống kinh tế của nhân dân, tìm kiếm các nghề nghiệp mới nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế cho nhân dân, góp phần thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1962), Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Sử học, Hà Nội.

2. Âm vang Điện Biên (2011), NXB Nghệ An.

3. Toan Ánh (1992), Nếp cũ, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Nhã Bản (chủ biên) (1999), Từ điển tiếng địa phương Nghệ

Tĩnh, NXB Văn hoá, Hà Nội.

5. Nguyễn Nhã Bản (chủ biên) (2001), Bản sắc văn hóa của người

Nghệ Tĩnh, NXB Nghệ An.

6. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Bùi Hạnh Cẩn, Nguyễn Loan, Lan Phương (1995), Những ông

Nghè, ông Cống triều Nguyễn, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

8. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

9. Nguyễn Đổng Chi (1995), Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh, NXB Nghệ An.

10. Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao (1995), Ca dao Nghệ Tĩnh, Sở Văn hoá - Thông tin Nghệ Tĩnh.

11. Đại Việt sử ký tiền biên (2012), NXB Hồng Bàng.

12. Danh nhân Nghệ An (1998), NXB Nghệ An.

13. Trần Kim Đôn (2004), Địa lý các huyện, thành phố, thị xã, tỉnh Nghệ An, NXB Nghệ An.

14. Gia phả họ Lê Văn, nguồn từ ông Lê Văn Phúc - Tộc trưởng họ Lê Văn, xóm 12, làng Tràng Sơn, xã Sơn Thành.

15. Gia phả họ Nguyễn Hữu, nguồn từ ông Nguyễn Hữu Tiến - Tộc trưởng họ Nguyễn Hữu, xóm 12, làng Tràng Sơn, xã Sơn Thành. 16. Gia phả họ Nguyễn Trí, nguồn từ ông Nguyễn Trí Tráng - Tộc

trưởng họ Nguyễn Trí, xóm 10, làng Tràng Sơn, xã Sơn Thành. 17. Gia phả họ Lê Trọng, nguồn từ ông Lê Bình - Tộc trưởng họ Lê

Trọng, xóm 2, xã Sơn Thành.

18. Ninh Viết Giao (chủ biên) (1998), Hương ước Nghệ An, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Nghệ, Hội Văn nghệ dân gian Nghệ An ấn hành.

20. Ninh Viết Giao (chủ biên), Gia phong xứ Nghệ, NXB Nghệ An. 21. Ninh Viết Giao (chủ biên) (1994), Kho tàng truyện dân gian xứ

Nghệ, tập 3, NXB Nghệ An.

22. Ninh Viết Giao (chủ biên) (1995), Kho tàng truyện kể dân gian xứ

Nghệ, tập 4, NXB Nghệ AN.

23. Ninh Viết Giao (2000), Tục thờ thần và thần tích Nghệ An, Sở Văn

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng tràng sơn (xã sơn thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX (Trang 103 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w