Văn học nghệ thuật 1 Văn xuôi dân gian.

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng tràng sơn (xã sơn thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX (Trang 99 - 100)

3.5.1. Văn xuôi dân gian.

Tràng Sơn từ xưa được coi là đất học, số trẻ em và nho sinh theo nghiệp đèn sách khá nhiều, dân làng cũng được chịu nhiều ảnh hưởng của phong trào hiếu học. Trong cuộc sống lao động, sinh hoạt thường ngày; cư dân Tràng Sơn đã sáng tạo ra một kho tàng văn học dân gian phong phú gồm nhiều thể loại.

Truyện cổ tích, truyện trạng. Truyện cổ tích được các thế hệ dân

làng lưu truyền qua hình thức truyền miệng, những buổi trưa hè, những buổi tối trăng thanh gió mát, trên chiếc võng đưa kẽo kẹt, trên những chiếc chõng tre mát mẻ; các ông bà thường rủ rỉ kể cho con trẻ những câu chuyện cổ tích lý thú, bao giờ cũng bắt đầu bằng câu “Ngày xửa ngày xưa...”. Trong vô số

những câu chuyện cổ tích của đất nước, vùng miền; có những câu chuyện chỉ lưu truyền trong dân làng Tràng Sơn, gắn với các địa danh của làng, gắn với phong tục của làng. Tiêu biểu là truyện “Sự tích chuột, chó, mèo”, “Tục thờ thần sấm”....

Người Tràng Sơn hay nói trạng, bây giờ cũng thế, những lúc đông người tụ họp người ta lại thi nhau nói chuyện trạng. Chuyện trạng giúp cho con người có những tiếng cười sảng khoái trong cuộc sống đầy khó khăn thử thách, chuyện trạng mang niềm vui đến với mọi người, không đụng chạm đến ai cả. Ngoài chuyện có sẵn trong dân gian, người Tràng Sơn đã cho ra đời những mẫu chuyện vui được lưu truyền trong các thế hệ cư dân của làng (Truyện “Nếp lộn tẻ”, “Đố bạn”, “Bật ba bật”...). Chi tiết các truyện này có trong phần Phụ lục

Giai thoại dân gian. Mảnh đất Tràng Sơn sớm xuất hiện nhiều nhân

vật nổi tiếng, những giai thoại về những con người này cũng khá nhiều. Giai thoại dân gian gắn với vùng đất, các dòng họ và con người Tràng Sơn (Giai thoại về các nhân vật nổi tiếng Quan Hồ mạnh tướng, về Lê Kính, Lê Hiệu, Lê Doãn Nhã, Nguyễn Xuân Áng và cả các giai thoại về những người dân bình thường như ông Lê Trọng Quynh...). (Xem phụ lục)

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng tràng sơn (xã sơn thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX (Trang 99 - 100)