7. Kết cấu của luận văn:
3.2.3. Chiến lược phát triển du lịch Thái Nguyên đến 2020
a- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch
Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xác định con người là nhân tố quyết định cho sự nghiệp phát triển du lịch: nhiệm vụ hàng đầu là phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương III khóa VIII của Đảng cần tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, đội ngũ lãnh đạo trực tiếp điều hành quản lý kinh doanh, công nhân, nhân viên kỹ thuật du lịch…. phù hợp với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Các bộ phận cơ bản về quản lý nhà nước, quản lý điều hành kinh doanh phải có cán bộ giỏi; các vị trí quan trọng ở đơn vị kinh doanh có lực lượng cán bộ nghiệp vụ, công nhân, tiếp viên, nhân viên kỹ thuật, hướng dẫn viên được đào tạo cơ bản am hiểu và thực hành nhiệm vụ giỏi, có trình độ giao tiếp ngoại ngữ…. Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.
Lực lượng cán bộ nhân viên trên được phát triển từ các nguồn: Tự đào tạo, đào tạo tại các trường nghiệp vụ, quản lý nhà nước về du lịch, tuyển chọn học sinh đã tốt nghiệp các nhà trường…
b- Chiến lược sản phẩm về du lịch
Nhằm tạo ra sức hút và giữ chân du khách, chiến lược sản phẩm về du lịch phải được chú trọng.
87
* Tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng mang bản sắc dân tộc đặc biệt là các truyền thông văn hoá lịch sử, nghệ thuật, những phong tục tập quán của địa phương để tạo ưu thế cạnh tranh, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.
* Tạo ra sản phẩm du lịch chuyên đề cho những vùng du lịch trọng điểm có lợi thế. Du lịch nghỉ dưỡng sức khoẻ, du lịch hang động, thể thao, câu cá, sông nước, du lịch cho người ham thích thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống, sinh vật cảnh lễ hội, sinh hoạt văn hoá truyền thống dân gian của địa phương v.v.
* Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đối với những trung tâm du lịch lớn phải kết hợp với tâm lý, thị hiếu của khách du lịch quốc tế và trong nước để mỗi tuor du lịch, tạo thêm khả năng tiêu thụ các sản phẩm du lịch của tỉnh Thái Nguyên.
* Sản phẩm Du lịch đặc thù của Thái Nguyên + Du lịch sinh thái gắn với Văn hoá lịch sử + Nghỉ dưỡng - dịch vụ vui chơi giải trí. + Du lịch Lễ hội ( Sinh hoạt Tâm linh)
+ Du lịch Thể thao leo núi, Thể thao mặt nước
c- Chiến lược nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch
Tăng cường chất lượng dịch vụ trên mọi góc độ: thái độ phục vụ, chất lượng và giá cả các sản phẩm: Ăn uống, dịch vụ du lịch, tiện nghi phục vụ và khả năng sẵn sàng phục vụ. Muốn như vậy phải tổ chức giáo dục du lịch, nâng cao trình độ dân trí về du lịch có quy định nghiêm ngặt về dịch vụ ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao công nghệ phục vụ cho các cơ sở du lịch.
d- Chiến lược về giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch môi trường
Du lịch gắn với văn hoá, di tích lịch sử, môi trường do vậy để phát triển du lịch bền vững, các vùng có tài nguyên du lịch không những phải có kế hoạch bảo vệ tôn tạo, không để xuống cấp, mà còn phát triển phong phú (khu rừng nguyên sinh, khu di tích Cách mạng đã được xếp hạng, các hang động thiên tạo, các di sản văn hoá lịch sử phải được bảo vệ nghiêm ngặt).
88
e- Chiến lược về đầu tư du lịch:
Xác định đầu tư cho du lịch là đầu tư cho sự phát triển kinh tế hiện tại và tương lai, nên có chính sách ưu đãi cho phát triển du lịch kể cả đầu tư từ trong và ngoài nước. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia theo quy hoạch, xây dựng các dự án đầu tư cụ thể, có kế hoạch ưu tiên đầu tư trọng điểm thích hợp về quy mô và các loại hình trên các vùng điểm, địa bàn, và trung tâm du lịch, đồng thời phải gắn liền với tạo sản phẩm du lịch, có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư: Về đất, thuế trong những năm đầu đưa vào sử dụng.
f- Chiến lược về thị trường khách du lịch
- Tiềm năng- thế mạnh du lịch Thái Nguyên.
Nghiên cứu phân tích đánh giá thị trường Thái Nguyên trong tương lai ngày một thuận lợi là: Gần thủ đô và các tỉnh Vùng Bắc Bộ có Du lịch phát triển, có hệ thống đường giao thông thuận lợi nên các tuyến, điểm du lịch của Thái Nguyên: khu du lịch Hồ Núi Cốc, Khu ATK Định Hoá, Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, Hang Phượng hoàng... sẽ là những khu, điểm du lịch hấp dẫn của du khách vùng Bắc Bộ, như: Hà Nội, Hải Phong, Bắc Ninh, Hải Dương...
Khu chế xuất Sóc Sơn và một số khu công nghiệp lớn của Hà Nội là một nguồn khách lớn của thị trường du lịch Thái Nguyên. Đồng thời tích cực quảng cáo du lịch Thái Nguyên với các miền trong cả nước, tiến tới thị trường khách du lịch nước ngoài. Cần tạo lập các yếu tố thị trường giao lưu liên tỉnh và Quốc tế, phối hợp gắn kết thị trường để phục vụ khách, qua việc giới thiệu lợi thế tính hấp dẫn của vùng điểm du lịch và giới thiệu bán sản phẩm du lịch Thái Nguyên.
- Về thị trường khách du lịch quốc tế:
Trên cơ sở xác định tiềm năng sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương để xây dựng thị trường- đối tượng khách phù hợp. Có kế hoạch quảng bá, khai thác nguồn khách. Với lợi thế vị trí địa lý Thái Nguyên là tỉnh trung tâm giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc và gần Sân bay Quốc tế nội bài. Hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ vận chuyển phục vụ du khách thuận lợi. Do vậy đây là điều kiện thuận lợi cho công tác quảng bá xúc tiến thị trường khách Trung Quốc, khu vực ASEAN, Châu á và các nước trên thế
89
giới như, Nhật, Pháp, Mỹ, các nước Đông Âu, Bắc Âu...để phát huy thế mạnh du lịch lịch sử, Du lịch nghiên cứu nền Văn Hoá dân tộc Việt, Du lịch sinh thái... của Thái Nguyên