Đảm bảo thông tin được truyền đạt thông suốt

Một phần của tài liệu Ứng dụng lý thuyết thẻ điểm cân bằng trong quản trị đại học tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 110 - 122)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.4. Đảm bảo thông tin được truyền đạt thông suốt

Nhằm đạt được hiệu quả trong quá trình áp ụng BSC, mọi nhân viên trong nhà trường cần được đảm bảo nhận được nguồn thông tin đầy đủ và kịp thời, tránh sự chênh lệch giữa công tác thực hiện giữa các đơn vị nói chung, các cá nhân nói riêng.

Bên cạnh sự tích cực truyền đạt thông tin từ các cấp lãnh đạo, mỗi cá nhân cũng cần phải tự ý thức được việc truy cập thông tin chung, đồng thời chia sẻ các thông tin của cá nhân liên quan đến công việc chung nhằm đảm bảo sự ăn khớp với đồng nghiệp.

101

KẾT LUẬN

Là một công cụ quản trị hiện đại, Thẻ điểm cân bằng Balanced Scorecard chuyển tầm nhìn và chiến lược của một tổ chức thành các mục tiêu, thước đo cụ thể theo bốn phương diện: tài chính, khách hàng, qui trình hoạt động nội bộ và đào tạo và phát triển. Trong một tổ chức, BSC vừa là hệ thống đo lường vừa là hệ thống quản lý chiến lược và là công cụ trao đổi thông tin. BSC nổi bật nhờ tính cân bằng giữa các thước đo tài chính và phi tài chính, giữa các thước đo kết quả và thước đo giúp định hướng hoạt động và mối quan hệ nhân quả trong các mục tiêu và thước đo ở cả 4 phương diện nói trên. Trong mỗi phương diện, BSC đều diễn giải chiến lược thành các mục tiêu giúp tổ chức vạch ra con đường đi cho từng giai đoạn. Ngoài ra nó còn cung cấp những thông tin cập nhật liên quan đến tình hình hoạt động hiện nay và tương lai khá chính xác. Do vậy, tính ứng dụng của nó trong việc đo lường thành quả hoạt động của nhà trường là điều có thể thực hiện được và có độ tin cậy cao. Nếu được áp dụng triệt để thì BSC không chỉ tạo ra những kết quả cụ thể mà còn tạo ra một sự cân đối lâu dài cho nhà trường bởi vì nó cân đối những mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, cân đối giữa các quyền lợi nội bộ và quyền lợi của sinh viên.

Với việc nghiên cứu nền tảng về việc áp dụng BSC làm công cụ hỗ trợ công tác quản trị và cụ thể là quản trị thực thi chiến lược trong trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, luận văn của tác giả đã có một số đóng góp sau đây:

Thứ nhất, Đề tài đã phân tích được các yếu tổ cần thiết cho việc xây dựng và áp dụng BSC cho trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Thứ hai, Đề tài chỉ ra các điểm phù hợp và chưa phù hợp trong công tác quản trị quá trình thực thi chiến lược tại trường.

Thứ ba, Đề tài đã hệ thống hóa lại các chỉ tiêu chiến lược của nhà trường trên 4 phương diện cụ thể của thẻ điểm cân bằng, qua đó có cái nhìn tổng quát và rõ nét hơn

102

nhằm định hướng cho quá trình thực hiện chiến lược phát triển.

Cuối cùng, Đề tài đã tạo ra tiền đề cho việc áp dụng BSC trong quản trị đại học nói chung, không chỉ riêng trường Đại học Kinh tế mà còn cho nhiều đơn vị khác trong ĐHQGHN và các trường ngoài hệ thống.

Tóm lại, mặc dù được thiết kế cho lĩnh vực kinh doanh, có thể khẳng định BSC cũng là mô hình hữu hiệu nhằm quản lý nhà trường đại học một cách có hiệu quả cao trong thời đại toàn cầu hóa. Tuy nhiên, nó không phải là mô hình có thể áp dụng chung cho tất cả mọi cơ sở giáo dục, vì vậy việc vận dụng nó phải tùy thuộc vào đặc điểm cơ sở vật chất, nguồn lực, tài chính, tôn chỉ và mục đích hoạt động của từng trường.

103

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đào Duy Anh, Hán – Việt từ điển giản yếu, Hà Nội: NXB Văn Hóa - Thông Tin 2. Phạm Hùng Cường và Bùi Văn Minh, 2014. Thực trạng áp dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học trường Đại học An Giang, Quyển 3 (2), 85-92.

3. Lê Thế Giới, Nguyễn Thanh Liêm, Trần Hữu Hải, 2007. Quản trị chiến lược, Hà Nội: NXB Thống Kê.

4. Đặng Thị Hương, 2010. Áp dụng thẻ điểm cân bằng tại các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, 26 (2010) 94-104.

5. Ngô Quý Nhâm, 2011. Thẻ điểm cân bằng và kinh nghiệm triển khai thẻ điểm cân bằng trong các doanh nghiệp Việt Nam.

6. Nhiều tác giả, 2010. Kỷ yếu thội thảo “Nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam”.

7. Nguyễn Đông Phong và Nguyễn Hữu Nhựt, 2013. Quản trị đại học và mô hình cho trường đại học khối kinh tế ở VN. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Số 8 (18) - Tháng 01- 02/2013.

8. Nguyễn Hữu Quý, 2010. Quản lý trường Đại học theo mô hình Balanced Scorecard.

Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 2(37).2010.

9. Quỹ Giáo dục Việt Nam VEF, 2014. Báo cáo cập nhật giáo dục Ðại học 7/2014.

10. Robert S.Kaplan & David P.Norton, 1992. Thẻ điểm cân bằng: Biến chiến lược thành hành động. Lê Đình Chi, Trịnh Thanh Thủy, 2011. Hà Nội: NXB Trẻ.

11. Robert S. Kaplan và Dadvid P. Nortn, 2011. Bản đồ chiến lược. Hà Nội: Nhà xuất bản trẻ.

12. Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Chiến lược phát triển trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, ban hành kèm theo QĐ số 2091/QĐ-ĐHKT ngày 25 tháng 11 năm 2009 của Hiệu trưởng trường ĐHKT.

104

13. Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Chiến lược phát triển trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (điều chỉnh), ban hành kèm theo QĐ số 2672/QĐ-ĐHKT ngày 20 tháng 12 năm 2011 của Hiệu trưởng trường ĐHKT.

14. Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Chiến lược phát triển trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (điều chỉnh), ban hành kèm theo QĐ số 2901/QĐ-ĐHKT ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Hiệu trưởng trường ĐHKT.

15. Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Hệ thống đánh giá năng lực thực hiện – KPIs áp dụng tại trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM, ban hành kèm theo quyết định số 279/ĐHSPKT_QTCL ngày 11/02/2014.

16. Bùi Hải Vân, 2009. Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định áp dụng mô hình thẻ điểm cân bằng BSC vào các doanh nghiệp vừa vả nhỏ Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

17. Trần Quốc Việt, 2012. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ

điểm cân bằng trong quản trị chiến lược tại các doanh nghiệp Việt Nam. Luận án tiến sỹ Kinh doanh & Quản lý. Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Tiếng Anh

18. Chandler, A., 1962. Strategy and Structure. Cambrige, Massacchusettes. MIT Press.

19. Henry Mintzberg, 1987. The Strategy Concept 1: Five Ps for Strategy, California Management Review.

20. Johnson, G., Scholes, K, 1999. Exploring Corporate Strategy, 5th Ed. Prentice Hall Europe.

21. Mai Xuan Thuy, 2012. Issues In the Balanced Scorecard Implementation: A Vietnamese Case Study, Journal of Economics and Development Vol. 44, No.1, April 2012, pp. 31 – 56.

22. Margarita IŠORAITĖ, 2008. The balanced scorecard method: from theory to practice. IntelektinË ekonomika intellectual economics 2008, No. 1(3), p. 18–28.

105

23. M.Punniyamoorthy & R. Murali, 2008. Balanced score for the balanced scorecard: a benchmarking tool. Benchmarking, An International Journal Vol. 15 No. 4, 2008 pp. 420-443.

24. Kaplan, R.S and Norton, D.P, 1996. The BSC: Translating Strategy into Action,

Harvard Business School Press, Boston, Ma 6.

25. Karl R. Knapp, 2001. The Balanced Scorecard: Historical Development and Context, As Developedby Robert Kaplan & David Norton.

26. Paul. R Niven, 2006. Balanced scorecard step-by-step, John Wiley & Sons, Inc., Hoboken, New Jersey.

27. Quinn, J., B. 1980. Strategies for Change: Logical Incrementalism. Homewood, Illinois, Irwin

28. Robert S.Kaplan & David P.Norton, 1992. The Balanced scorecard – Measures that Drive Perfoermance, Havard Business Review, January-February 1992.

29. Robert S. Kaplan and David P. Norton, “Using the Balanced Scorecard as a Strategic Management System”, Harvard Business Review, January-February 1996. 30. Robert S. Kaplan, 2000. The Strategy-Focused Organization: How Balanced Scorecard Companies Thrive in the New Business Environment, Harvard Business School Press, September 1.

Website

31. Diệu Hoa, 2014. Thẻ điểm cân bằng đã vực dậy philips như thế nào?

http://blog.cloudjetsolutions.com/the-diem-can-bang-da-vuc-day-philips-nhu-the-nao.

[Ngày truy cập: 25 tháng 8 năm 2014].

32. Anh Việt, 2014. Vũ khí mới của CEO FPT. http://tinnhanhchungkhoan.vn/doanh-

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT VỀ CHỦ TRƢƠNG VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƢỢC TRONG ĐƠN VỊ

Kính gửi các quý thầy cô,

Tôi là Phạm Hồng Tâm, học viên cao học khóa 22 ngành Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Hiện nay, vấn đề quản trị đại học theo mô hình nào với những tiêu chí cụ thể nào để có thể theo kịp xu thế phát triển của các trường Đại học trong khu vực và trên thế giới đang là vấn đề trăn trở của không ít các nhà quản lý giáo dục Đại học Việt Nam. Nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu “Ứng dụng thẻ điểm cân bằng trong quản trị đại học tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN”, tôi xin trưng cầu ý kiến của các thầy cô về một số vấn đề có liên quan đến việc sử dụng mô hình này trong vấn đề quản trị các tổ chức giáo dục đại học. Đề tài trên được thực hiện với mục đích nghiên cứu, không nhằm mục đích kinh doanh. Kính mong Thầy/ cô dành chút thời gian trả lời những câu hỏi sau đây. Tât cả câu trả lời của các thầy cô không đánh giá đúng hay sai, tất cả các ý kiến sẽ là thông tin hữu ích cho nghiên cứu.

Mô hình thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard – viết tắt là BSC) là một công cụ quản trị chiến lược, nhằm chuyển tầm nhìn và chiến lược của các tổ chức thành những mục tiêu cụ thể. Thông qua công cụ này, một hệ thống đo lường với những thước đo và tiêu chí cụ thể sẽ được thiết lập dựa trên đả bảo sự cân bằng của 4 khía cạnh: Tài chính; Khách hàng; Quy trình nội bộ; Học hỏi phát triển.

Tôi xin cam kêt những thông tin do thầy /cô cung câp sẽ được bảo mật, mọi thông tin cá nhân sẽ không xuất hiện trong báo cáo kết quả nghiên cứu. Trong trường hợp các thầy/cô quan tâm đến kết quả nghiên cứu, xin vui lòng để lại thông tin liên lạc trong phiếu khảo sát, tôi sẽ gửi kết quả nghiên cứu đến quý thầy cô ngay sau khi hoàn thành nghiên cứu.

Phần I: Thầy/ cô vui lòng cho biết vị trí công việc hiện tại của mình

 Bộ phận hành chính

 Bộ phận giảng dạy

 Kiêm nhiệm cả 2 nhiệm vụ

Phần II (bắt buộc)

Câu 1: Các thầy cô có nhận biết chủ trương và kế hoạch của nhà trường ở mức độ nào?

 Hoàn toàn không biết

 Có biết nhưng ở mức độ trung bình

 Hiểu và nhận thức rõ

Câu 2: Đánh giá của thầy/cô về sự quan tâm của nhà trường đến những tiêu chí sau: Tiêu chí Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thƣờng Đồng ý Rất đồng ý Chất lượng đầu ra của sinh viên và học viên Chất lượng các công trình nghiên cứu Chất lượng các hoạt động dịch vụ khác (đào tạo ngắn hạn, tư vấn…) Cơ sở vật chất, công cụ dụng cụ phục vụ học tập

Tiêu chí Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thƣờng Đồng ý Rất đồng ý Chất lượng cán bộ, giảng viên Chất lượng quá trình học tập (Tỷ lệ GV-SV; các giải thưởng quốc gia và quốc tế của SV…) Hệ thống thông tin thông suốt trong toàn trường

Hệ thống đảm bảo chất lượng (kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, đơn vị đào tạo…)

Tiến độ thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch

Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ, giảng viên

Kinh phí phục vụ học tập, nghiên cứu cho sinh viên

Thu nhập cho cán bộ, giảng viên

Câu 3: Đánh giá của các thầy cô về sự cản trở của các yếu tố sau đến quá trình thực thi chiến lược tại trường

Yếu tố cản trở Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thƣờng Đồng ý Rất đồng ý Sự ủng hộ của lãnh đạo Hệ thống lưu trữ thông tin phục vụ công việc Kinh phí hỗ trợ triển khai các hoạt động liên quan Sự am hiểu giữa các bên liên quan

Thái độ phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường

Câu 4: Các thầy/cô có được tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng các chủ trương và mục tiêu của nhà trường hay không?

 Không tham gia

 Có tham gia ở mức độ trung bình

 Tham gia nhiệt tình và tích cực

Câu 5: Các thầy/cô nhận được thông tin về các chủ trương và kế hoạch dài hạn/ ngắn hạn của nhà trường thông qua các kênh (có thể chọn nhiều phương án):

 Hệ thống email/ eoffice

 Thông qua sự phổ biến của lãnh đạo đơn vị

 Tự tìm hiểu

Câu 6: Các thầy/cô có nắm được tiến độ thực hiện các mục tiêu của nhà trường hay không?

 Không nắm được

 Nắm được những chỉ tiêu liên quan đến công việc của mình

 Nắm rõ về tất cả các mục tiêu

Câu 7: Các thầy/cô nhận được thông tin về tiến độ thực hiện các mục tiêu của nhà trường thông qua:

 Hệ thống email/ eoffice

 Thông qua sự phổ biến của lãnh đạo đơn vị

 Thông qua đồng nghiệp

 Tự tìm hiểu

Câu 8: Các thầy/cô thường gặp phải những khó khăn, rào cản gì trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường:

 Không hiểu rõ về chiến lược, ý nghĩa của chiến lược và các chỉ tiêu kế hoạch

 Các mục tiêu chiến lược của nhà trường chưa gắn liền với động lực làm việc

 Chưa có sự quản lý chặt chẽ trong việc thực thi các mục tiêu chiến lược

 Chưa có sự liên hệ và hỗ trợ giữa tài chính với các mục tiêu chiến lược

Câu 9: Theo các thầy cô, quá trình triển khai và thực thi chiến lược tại nhà trường đang có khâu nào chưa phù hợp?

 Công tác xây dựng

 Công tác triển khai thực hiện

 Công tác theo dõi

 Công tác đánh giá

 Ý kiến khác:………

Câu 10: Các thầy cô vui lòng xếp hạng mức độ quan trọng của các yếu tố mà nhà trường cần chú trọng trong quá trình áp dụng mô hình hỗ trợ quá trình triển khai và thực thi chiến lược (1-thấp nhất, 6-cao nhất)

 Sự rõ ràng trong các mục tiêu chiến lược

 Sự chính xác trong việc đo lường giá trị thực hiện

 Sự tham gia, phối hợp của tất cả các bên liên quan

 Việc xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn nhằm đạt được các mục tiêu

 Việc đánh giá kết quả đạt được định kỳ

 Hệ thống khen thưởng làm động lực thúc đẩy nhân viên đạt được các kết quả đề ra

Câu 11: Các thầy cô đã từng biết đến mô hình thẻ điểm cân bằng (BSC) trước đây chưa?

 Chưa từng biết đến

 Có biết đến nhưng không quan tâm

 Đã từng tìm hiểu về mô hình này

 Hiểu biết rất rõ về mô hình

Câu 12: Các thầy cô có thái độ như thế nào về việc nhà trường dự kiến áp dụng một mô hình cụ thể trong quá trình triển khai và thực hiện các mục tiêu chiến lược?

 Bình thường

 Ủng hộ

Phần III: Đề xuất của các thầy cô (nếu có)

... ... ... ... ... The end

Một phần của tài liệu Ứng dụng lý thuyết thẻ điểm cân bằng trong quản trị đại học tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 110 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)