Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá KPIs

Một phần của tài liệu Ứng dụng lý thuyết thẻ điểm cân bằng trong quản trị đại học tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 100 - 103)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2.Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá KPIs

Sau khi đã thiết lập xong bản đồ chiến lược, bước tiếp theo cho quá trình áp dụng BSC tại trường ĐHKT là xây dựng các tiêu chí đo lường cốt lõi cho từng mục tiêu. Các tiêu chí đo lường được xây dựng dựa trên các mục tiêu chiến lược kết hợp với việc nghiên cứu tình hình thực tế hiện tại của nhà trường.

91

Trên cơ sở các mục tiêu chiến lược, cùng với các dữ liệu đo lường trong quá khứ và dựa trên các tiêu chí SMART (S – Specific: Cụ thể; M – Measurable: Đo lường được; A – Achiveable: Có thể đạt được; R - Realistics: Thực tế; T – Timbound: Có thời hạn cụ thể) để tìm ra các chỉ số đo lường cốt lõi (KPIs) cho các mục tiêu chiến lược.

Sự đo lường căn cứ vào tính chất từng tiêu chí và việc đo lường sẽ được thực hiện vào cuối mỗi giai đoạn, kết quả đo lường sẽ được so sánh với mục đích của từng tiêu chí đo lường. Mỗi mục tiêu chiến lược sẽ được đo lường trên các tiêu chí khác nhau. Sau khi sàng lọc, tác giả lựa chọn được 30 chỉ số đo lường cốt lõi cho nhà trường, được thể hiện ở Bảng 4.2 sau đây, trong đó:

 Phương diện Khách hàng: Bao gồm 9 chỉ tiêu từ C1 đến C9

 Phương diện Quy trình nội bộ: Bao gồm 10 chỉ tiêu từ I1 đến I10

 Phương diện học hỏi phát triển: Bao gồm 6 chỉ tiêu từ L1 đến L6

 Phương diện Tài chính: Bao gồm 5 chỉ tiêu từ F1 đên F5

Khía cạnh Thƣớc đo

Khách hàng

Chất lƣợng CTĐT

C1. Số CTĐT CLC đáp ứng nhu cầu xã hội với mức học phí tương xứng

Chất lƣợng của sinh viên và cao

học viên

C2. Tỷ lệ % sinh viên và học viên có việc làm/thăng tiến sau khi tốt nghiệp

C3. Tỷ lệ % sinh viên và học viên tiếp tục học lên bậc cao hơn

C4. Tỷ lệ % sinh viên và học viên tốt nghiệp theo đúng thời hạn

Chất lƣợng nghiên cứu

C5. Số lượng bài báo khoa học/giảng viên

C6. Số lượng đề tài, dự án nghiên cứu được mở mới

C7. Số sách giáo trình/ chuyên khảo được biên soạn mới

Chất lƣợng các dịch vụ tƣ vấn

C8. Số công trình khoa học có địa chỉ chuyển giao kết quả nghiên cứu

92

Khía cạnh Thƣớc đo

C9. Số khóa đào tạo ngắn hạn/ chương trình tư vấn cho địa phương, doanh nghiệp được thực hiện

Quy trình nội bộ

Quy trình hỗ trợ học tập, nghiên

cứu

I1. Số lượng sinh viên được đi thực tập thực tế I2. Số chuyên gia được mời đến giảng dạy chuyên đề

I3. Diện tích sàn học tập, nghiên cứu/sinh viên

Chất lƣợng cán bộ giảng viên

I4. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ và chức danh GS, PGS

I5. Tỷ lệ giảng viên có thể giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh

Quy trình quản lý đào tạo, nghiên cứu

I6. Tỷ lệ sinh viên/giảng viên

I7. Số dự án mới được thu hút và thực hiện

I8. Số SV, GV tham gia các chương trình trao đổi với đối tác

Truyền thông nội bộ

I9. Tỷ lệ thông tin được cập nhật kịp thời trên website

I10. Số sự kiện truyền thông về các hoạt động của trường được tổ chức

Học hỏi phát triển

Hệ thống đảm bảo chất lƣợng

L1. Số CTĐT được kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế

L2. Tỷ lệ giảng viên tham gia tự đánh giá

Thực hiện kế hoạch

L3. Tỷ lệ nhiệm vụ kế hoạch được thực hiện và hoàn thành theo đúng tiến độ

L4. Tỷ lệ nhiệm vụ kế hoạch yêu cầu điều chỉnh (hủy, bổ sung)

Đào tạo cán bộ, giảng viên

L5. Số lượt GV/CBQL được cử đi đào tạo chuyên môn ở nước ngoài

L6. Số cuộc tập huấn chuyên môn, nghiệp cụ cho cán bộ, giảng viên được tổ chức

Tài chính

Chi cho hoạt động đào tạo,

nghiên cứu

F1. Kinh phí NCKH/giảng viên cơ hữu F2. Kinh phí đầu tư cho cơ sở học liệu

93

Khía cạnh Thƣớc đo

Nguồn thu

F3. Nguồn thu từ NSNN cấp

F4. Tỷ lệ nguồn thu sự nghiệp/tổng nguồn KP hoạt động thường xuyên (bao gồm NSNN cho GD-ĐT và nguồn thu sự nghiệp)

Nâng cao thu

nhập F5. Mức tăng thu nhập của người lao động Bảng 4.5. Các chỉ số đo lƣờng cốt lõi của trƣờng ĐHKT

Một phần của tài liệu Ứng dụng lý thuyết thẻ điểm cân bằng trong quản trị đại học tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 100 - 103)