5. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Xây dựng bản đồ chiến lược
4.2.1.1. Tập hợp các mục tiêu chiến lược
Đối với trường Đại học Kinh tế, vấn đề chất lượng đầu ra của người học luôn luôn là yếu tố then chốt và là mục tiêu chính cần hướng đến trong chiến lược phát triển của nhà trường. Trong kết luận tại Hội nghị giao ban mở rộng các năm gần đây, đặc biệt là năm 2014 và 2015, Ban Giám hiệu nhà trường đều khẳng định chủ trương tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học, tạo sự khác biệt đối với các chương trình CLC, NVCL. Bên cạnh đó, các mục tiêu khác liên quan đến Tài chính – Quy trình nội bộ - Học hỏi phát triển cũng là các mục tiêu quan trọng góp phần hỗ trợ cho sự phát triển của nhà trường. Hiện nay, các mục tiêu trên 4 phương diện này đều chưa được tập hợp theo các phương diện chuẩn của BSC. Chính vì vậy, để thuận thiện cho việc ứng dụng BSC, các mục tiêu hoạt động của trường ĐHKT được tác giả đề xuất sắp xếp lại theo 4 phương diện như sau:
Phương diện Khách hàng
Giáo dục đại học là một lĩnh vực rất đặc thù, rất khác với thương mại và các lĩnh vực dịch vụ khác. Đại học là những trung tâm khoa học và văn hóa của một quốc gia, là nơi để khám phá khoa học, biểu dương văn hóa, và phản biện xã hội của quốc gia đó. Trong lĩnh vực này, vai trò của người thầy hay cô là thách thức và kích thích suy nghĩ của sinh viên, cung cấp những định hướng về nghiên cứu. Do đó, có thể nói thước đo về thành công là sự trưởng thành về tri thức của người học.
Bên cạnh đó, một lĩnh vực khác không kém phần quan trọng mà trường ĐHKT hướng tới là các sản phẩm nghiên cứu, bao gồm đề tài NCKH các cấp, các công trình
87
nghiên cứu kết hợp với doanh nghiệp và địa phương. Trong phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2014-2015, thầy Hiệu trưởng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác nghiên cứu trong nhà trường với nội dung duy trì số lượng công bố các bài nghiên cứu trong nước và quốc tế ở mức tối ưu; tăng cường các công bố khoa học trên các tạp chí thuộc cơ sở dữ liệu ISI, Scopus hoặc tương đương; đưa nghiên cứu vào thực tiễn và đến gần người học hơn thông qua việc đưa các sản phẩm vào giảng dạy. Chất lượng các sản phẩm nghiên cứu này sẽ góp phần khẳng định thương hiệu của nhà trường trong bối cảnh hiện nay.
Cùng với việc nâng cao chất lượng các sản phẩm đào tạo và các công trình nghiên cứu sẵn có, việc đưa ra các chương trình đào tạo chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường là rất cần thiết đối với nhà trường hiện nay trong bối cảnh các chương trình đào tạo truyền thống gặp nhiều cạnh tranh khốc liệt. Ngoài ra, các chương trình đào tạo ngắn hạn kết hợp với các doanh nghiệp, địa phương cũng là một hướng đi mới mà nhà trường cần hướng tới, nhấn mạnh sự khác biệt của nhà trường. Trong những năm gần đây, nhà trường luôn chú trọng tăng cường hoạt động hợp tác với các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp và quốc tế, gắn đào tạo với DN, gắn DN với quốc tế nhằm nâng cao năng lực cán bộ, chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và tăng nguồn thu (từ các hoạt động dịch vụ và tài trợ).
Phương diện Quy trình nội bộ
Để hoàn thành các mục tiêu về khách hàng, thì mục tiêu của quy trình nội bộ cũng cần có sự hoàn thiện trong quá trình nghiên cứu, đào tạo.
Xác định chất lượng sinh viên, học viên tốt nghiệp và hàm lượng khoa học trong các công trình nghiên cứu là lợi thế cạnh tranh, nhà trường cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ đao tạo với việc rút gọn và đơn giản hóa các thủ tục, các khâu trung gian hỗ trợ, đặc biệt là quy trình thanh quyết toán tài chính, hỗ trợ thực hiện các đề tài dự án.
88
Phương diện Học hỏi phát triển
Để đạt được mục tiêu về khách hàng và mục tiêu về quy trình nội bộ thì việc đào tạo và phát triển phải được đầu tư về cả chất lượng lẫn số lượng. Mục tiêu mà nhà trường hướng đến là phát triển một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, am hiểu nghiệp vụ, có kỹ năng, tác phong chuyên nghiệp và phẩm chất đạo đức tốt. Tuy nhiên, công tác đào tạo không phải là hoạt động mang tính ngắn hạn và đem lại những hiệu quả ngay tức thời. Để đạt được mục tiêu đó, nhà trường phải xây dựng kế hoạch đào tạo lâu dài, thường xuyên cho cả cấp lãnh đạo lẫn nhân viên, cả đội ngũ giảng viên lẫn đội ngũ cán bộ hành chính theo từng giai đoạn, không chỉ đào tạo về kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải đào tạo cả về đạo đức nghề nghiệp.
Ngoài ra, môi trường làm việc cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng tác động đến tinh thần và nỗ lực làm việc của cán bộ giảng viên nhà trường. Do vậy, xây dựng môi trường trường làm việc văn minh, kỷ luật và đáp ứng những điều kiện làm việc, nghiên cứu và giảng dạy tốt nhất cũng là một mục tiêu quan trọng được đặt ra.
Phương diện Tài chính
Là đơn vị đặc thù, các chỉ số tài chính mà nhà trường hướng đến cũng không giống như các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các mục tiêu thuộc phương diện này của nhà trường cũng là một trong những chỉ số quan trọng, thể hiện phần nào hiệu quả hoạt động và nghiên cứu cùa nhà trường.
Một trong những yêu cầu về tài chính cho giai đoạn tiếp theo mà trường đặt ra trong báo cáo tài chính năm học 2014 - 2015 đó chính là tập trung hạn chế tối đa ảnh hưởng của các rủi ro của các yếu tố liên quan đến nguồn thu, sự thay đổi của cơ chế - chính sách và một số rủi ro nội tại.
Ngoài ra, vấn đề ổn định hoạt động tài chính đảm bảo cân đối ngân sách cho hoạt động, thực hiện đúng dự kiến thu chi ngân sách cũng là một mục tiêu quan trọng.
89
Một điều không thể không nhắc đến trong các chỉ số tài chính hàng đầu nhà trường cần quan tâm chính là việc đảm bảo thu nhập của cán bộ viên chức. Thu nhập là yếu tố đóng góp một phần không nhỏ trong việc tạo nên tinh thần làm việc và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lao động. Do đó, việc quan tâm nâng cao thu nhập cho người lao động là điều vô cùng cần thiết. Tiêu chí này luôn luôn là nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra trong KHNV mỗi năm giai đoạn 2011-2015.
4.2.1.2. Xây dựng bản đồ chiến lược
Các mục tiêu chiến lược của trường Đại học Kinh tế được tập hợp trong bảng 4.1 sau, bao gồm các chỉ tiêu cho 4 phương diện:
Khía cạnh Mục tiêu
Khách hàng
Nâng cao chất lượng CTĐT
Nâng cao chất lượng của sinh viên và cao học viên Nâng cao chất lượng nghiên cứu
Tăng cường chất lượng các dịch vụ tư vấn
Quy trình nội bộ
Hoàn thiện quy trình hỗ trợ học tập, nghiên cứu Nâng cao chất lượng cán bộ giảng viên
Hoàn thiện quy trình quản lý đào tạo, nghiên cứu Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông
Học hỏi phát triển
Phát huy vai trò của hệ thống đảm bảo chất lượng Đánh giá thực hiện kế hoạch
Tập trung đào tạo cán bộ, giảng viên
Tài chính
Chi cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu Ổn định nguồn thu
Nâng cao thu nhập
Bảng 4.4. Các mục tiêu theo 4 khía cạnh BSC tại trƣờng ĐHKT
90
vào cấu trúc BSC và tạo nên bản đồ chiến lược của nhà trường theo hình 4.1 như sau:
Hình 4.1. Bản đồ chiến lƣợc đề xuất cho trƣờng ĐHKT