Phương diện Học hỏi và phát triển

Một phần của tài liệu Ứng dụng lý thuyết thẻ điểm cân bằng trong quản trị đại học tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 40 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Phương diện Học hỏi và phát triển

Đây là bước cụ thể hóa bằng hành động để thực hiện các mục tiêu. Những kế hoạch sẽ trở thành hiện thực khi có các chương trình hành động cụ thể có thể đo được, theo dõi được tiến trình, nếu không thì ý tưởng cũng chỉ là ý tưởng. Vì vậy, lãnh đạo các trường luôn tự đặt cho mình câu hỏi: cần phải làm gì để biến những mục tiêu, ý tưởng thành hành động cụ thể. Điều quan trọng không phải là thiết kế nhiều hành động, mà là biết lựa chọn phương thức phù hợp nhất, có thể đo được, điều chỉnh được để tăng chất lượng đào tạo phát triển trường.

Để có thể thực hiện nhiệm vụ đào tạo đảm bảo chất lượng tốt và hiệu quả cao cần phải tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho sự phát triển lành mạnh của mỗi cá nhân. Môi trường làm việc ở đây không chỉ là điều kiện tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy mà còn bao gồm việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường, là mối quan hệ giữa các đơn vị và các cá nhân trong trường, là sự gắn bó của toàn thể cán bộ công nhân viên nhà trường sao cho có thể tập hợp, huy động được sức mạnh của toàn thể giảng viên, cán bộ viên chức thành một khối thống nhất, mạnh mẽ sao cho mỗi cá nhân có thể phát huy cao nhất năng lực của mình. Nếu chúng ta có giảng đường và phòng học to, đẹp, có trang thiết bị hiện đại mà chúng ta không phát

31

huy được hết sức mạnh của tập thể và từng cá nhân thì cũng khó mà nâng cao được chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo.

Nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề quyết định sự sống còn và phát triển của Nhà trường. Để làm tốt được việc này cần có sự nỗ lực cố gắng, đóng góp không chỉ của đội ngũ giảng viên mà còn của toàn thể cán bộ viên chức của nhà trường. Hai đội ngũ này là hai bộ phận có mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời và đều có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả đào tạo. Chính vì vậy, cần phải tạo ra trong nhà trường một môi trường làm việc tốt để gắn kết và phát huy sức mạnh của tất cả các bộ phận, các lực lượng và các cá nhân trong trường. Nhiệm vụ này không phải là của riêng các đồng chí lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo phòng, khoa, trung tâm mà còn là của mỗi cá nhân trong Nhà trường. Cùng công tác trong Nhà trường, mỗi người cần tôn trọng, đoàn kết và thương yêu nhau; người giỏi, mạnh hơn giúp người yếu hơn; người đi trước giúp người đi sau, tất cả cùng chung sức vì lợi ích chung của Nhà trường. Nhà trường phát triển, nhiệm vụ đào tạo của trường được thực hiện tốt và hiệu quả thì kết quả đương nhiên là đời sống và lợi ích của cán bộ, giáo viên, công nhân viên sẽ được nâng cao.

Một phần của tài liệu Ứng dụng lý thuyết thẻ điểm cân bằng trong quản trị đại học tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)