Phân bổ ngân sách cho các chương trình hành động

Một phần của tài liệu Ứng dụng lý thuyết thẻ điểm cân bằng trong quản trị đại học tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 51)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.6. Phân bổ ngân sách cho các chương trình hành động

Để đảm bảo cho các mục tiêu chiến lược được thực hiện, doanh nghiệp phải tiến hành phân bổ ngân sách cho từng chương trình hành động. Các thẻ điểm cấp cao và các thẻ điểm phân tầng của các cấp đều có các KPAs, vì vậy mô hình Thẻ điểm cân bằng chung có chức năng phân bổ các tài nguyên và là cơ sở cho các bản đệ trình ngân sách. Theo đó, các chương trình hành động sẽ được phân bổ ngân sách theo thứ tự ưu tiên đã được sắp xếp dựa trên mức độ dự kiến kết quả nó mang lại trong quá trình hỗ trợ tổ chức đạt các mục tiêu chiến lược.

1.5.Tổng quan tình hình nghiên cứu về ứng dụng lý thuyết Thẻ điểm cân bằng trong quản trị chiến lƣợc tại các tổ chức

BSC bắt đầu du nhập vào Việt Nam trong khoảng những năm 2000 và nhanh chóng được biết đến và đề cập nhiều trong các hội thảo về triển khai ứng dụng các mô hình quản trị kinh doanh và một số bài báo giới thiệu về nó. Sau đó, một số công ty tư vấn nước ngoài và trong nước như Deloit, MCG… đã bắt đầu nhìn thấy tiềm năng của mô hình này và bắt đầu các hoạt động đầu tư triển khai các hoạt động đào tạo, tư vấn.

- Về mặt thực tiễn, một số công ty ở Việt Nam đã bắt đầu tiên phong trong việc áp dụng mô hình này như tập đoàn FPT, Công ty Kinh Đô, Tập đoàn Phú Thái, Gami… tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao, không như kỳ vọng đưa ra ban đầu.

- Về mặt nghiên cứu, theo tìm hiểu của tác giả thì còn khá hạn chế. Các kết quả nghiên cứu mới dừng lại ở mức nghiên cứu trong một phạm vi hẹp. Các nghiên cứu hầu hết chỉ dừng lại ở phạm vi một công ty, một vài luận văn, luận án và hầu hết là các bài báo khoa học. Trong đó có một số sản phẩm nghiên cứu sau:

Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Bùi Hải Vân (2009): Tháng 11 năm 2009,

tác giả Bùi Hải Vân chọn chủ đề nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định áp dụng mô hình BSC vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam” để thực hiện luận văn thạc sỹ kinh tế và đã bảo vệ thành công tại trường Đại học Bách khoa TP HCM. Tác giả đã tiến hành thu thập thông tin tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành

42

phố Hồ Chí Minh. Dựa trên một số lý thuyết làm nền tảng và kết quả nghiên cứu định tính, tác giả đã đưa ra các lập luận và mô hình nghiên cứu khá vững vàng. Với 163 phiếu trả lời, sử dụng phương pháp phân tích định lượng, tác giả đã chỉ ra 3 yếu tố chính tác động đến khả năng áp dụng mô hình BSC vào các doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm: (1) Nhận thức lợi ích về phía tổ chức; (2) Nhận thức lợi tính dễ sử dụng và (3) Thái độ chung có ảnh hưởng tích cực đến dự định áp dụng BSC.

Luận văn của tác giả Bùi Hải Vân đã được hội đồng đánh giá cao thông qua phương pháp nghiên cứu và kết quả đạt được. Quá trình nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS là một điểm sáng của nghiên cứu. Tuy nghiên cứu này cũng còn nhiều hạn chế về quy mô mẫu chỉ giới hạn trọng phạm vi các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP.Hồ Chí Minh nên có tính đại diện chưa cao và hạn chế về chiều sâu nhưng kết quả nghiên cứu của công trình này đã góp phần mở ra những hướng nghiên cứu mới cho các tác giả về sau.

Bài báo: “Áp dụng thẻ điểm cân bằng tại các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam”

của tác giả Đặng Thị Hương đăng trên tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Quản trị kinh doanh 26 (2010) 94-104. Trong nghiên cứu, tác giả Đặng Thị Hương đã đưa ra 5 điểm thuận lợi cho việc triển khai BSC trong các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam, bao gồm: (1) Sự chủ động trong đổi mới, tiếp cận các công cụ quản trị hiện đại; (2) Nhận thức về vai trò của chiến lược và thực thi chiến lược; (3) Thực hiện cách thức quản lý theo mục tiêu (MBO); (4) Lực lượng lao động cần cù, thông minh và (5) Sự phát triển của khoa học và công nghệ thông tin.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đưa ra 5 điểm khó khăn bao gồm: (1) Thiếu nhận thức và cam kết từ phía lãnh đạo; (2) Khó khăn trong việc áp dụng quy trình thực hiện theo thẻ điểm cân bằng; (3) Trình độ học vấn và năng lực quản lý điều hành của các nhà lãnh đạo còn hạn chế; (4) Văn hóa của doanh nghiệp chưa chú trọng và (5) Khó khăn vê tài chính. Tác giả đưa ra những nhận định trên, nhưng chưa đề cập đến những

43

cơ sở và lập luận mang tính khoa học. Bài báo cũng đã giới thiệu tổng quan về mô hình BSC giúp cho người đọc hiểu hơn về mô hình này.

Tuy nhiên, bài báo chưa có sự đề cập đến những điểm khác biệt trong quá trình áp dụng BSC trong lĩnh vực dịch vụ nói chung.

Bài báo “Quản lý trường Đại học theo mô hình Balance Scorecard” của tác giả Nguyễn Hữu Quý đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 2(37).2010. Theo tìm hiểu của cá nhân, đây là một trong số rất ít những công trình nghiên cứu về việc ứng dụng mô hình BSC trong quản trị trường đại học tại Việt Nam. Trong bài viết của mình, tác giả nhấn mạnh sự quan trọng của việc ứng dụng BSC vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo dựa trên phân tích sự phù hợp trên từng phương diện của Thẻ điểm cân bằng: Sinh viên (khách hàng), Tài chính, Quy trình nội bộ và Học hỏi phát triển. Căn cứ vào 4 bình diện cơ bản của BSC, tác giả đã phác thảo tính tương quan của nó trong lĩnh vực giáo dục. Tác giả cũng đã khẳng định, tuy được thiết kế cho lĩnh vực kinh doanh, nhưng BSC cũng là mô hình hữu hiệu nhằm quản lý nhà trường đại học một cách có hiệu quả cao trong thời đại toàn cầu hóa.

Điểm còn thiếu của nghiên cứu này chính là chưa đưa ra được những gợi ý cho các nhà quản trị trường đại học nhũng gợi ý về đường lối, chủ trương, các giải pháp và bước đi cụ thể cho việc áp dụng BSC. Tuy vậy, đây cũng là cơ sở vững chắc và là điểm tựa cho việc áp dụng thành công BSC vào lĩnh vực hoàn toàn mới so với dự kiến ban đầu của những nhà sáng lập ra nó.

Bài đăng kỷ yếu hội thảo khoa học “Ứng dụng mô hình BSC trong quản trị

trường đại học” của TS. Nguyễn Thị Kim Anh đăng trên kỷ yếu hội thảo khoa học

"Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng VN"năm 2010. Trong bài viết, TS Nguyễn Thị Kim Anh đã chỉ ra sự cần thiết cũng như tính ứng dụng cao của BSC trong quản trị đại học. Tác giả cũng đã nêu ra các bước thực hiện áp dụng BSC. Tuy nhiên, trong phạm vi một bài kỷ yếu hội thảo, nghiên cứu cũng chưa thực sự

44

nêu ra một cách rõ ràng sự khác biệt cần lưu ý khi áp dụng BSC vào lĩnh vực giáo dục so với áp dụng tại các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nghiên cứu này đã mở ra một hướng đi mới cho quản trị đại học tại Việt Nam.

Bài báo: “Issues In the Balanced Scorecard Implementation: A Vietnamese

Case Study” (Tạm dịch: Những vấn đề trong triển khai áp dụng thẻ điểm cân bằng –

Một trình huống của Việt Nam) – đăng triên Tạp chí Kinh tế phát triển số 14 – tháng 4/2012 bản Tiếng Anh của tác giả Mai Xuân Thủy. Nghiên cứu tập trung mô tả quá trình triển khai áp dụng BSC tại công ty kiểm toán quốc tế có chi nhánh tại Việt Nam. Trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng mô hình Kasurinen6 và phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích và chỉ ra những rào cản trong trong quá trình triển khai áp dụng BSC.

Kết luận của tác giả đưa ra 3 nhóm rào cản chính cho việc áp dụng BSC bao gồm:

(1) Thiếu nhận thức đầy đủ về hệ thống, thiếu sự ủng hộ cũng như sự khác nhau về quan điểm giữa các nhà quản lý cấp cao trong công ty khiến cho việc triển khai BSC trở nên phức tạp; (2) Thiếu kiến thức hay sự đào tạo theo kiểu ép buộc, khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế thực hiện làm chậm trễ việc triển khai BSC và (3) Rào cản về truyền thông, sự ảnh hưởng của các mối quan hệ cá nhân trong việc phân công công việc ảnh hưởng đến quá trình triển khai BSC bị thất bại.

Bài báo được giới chuyên môn đánh giá là một công trình nghiên cứu có chiều sâu và có ý nghĩa thực tiễn lớn. Hạn chế của nó cũng như của các công trình đã nêu chính là ở phạm vi nghiên cứu hẹp, không có tính đại diện cao. Tuy nhiên, kết quả mà công trình này mang lại cũng đã mở ra những khả năng và gợi mở cho các nghiên cứu sau này trên phạm vi rộng hơn, dự báo sẽ có những công trình nghiên cứu có chất lượng không chỉ về mặt lý luận mà còn cả về mặt thực tiễn.

6

45

Luận án tiến sỹ Kinh doanh & Quản lý của tác giả Trần Quốc Việt (2012):

Tháng năm 2012, Nghiên cứu sinh Trần Quốc Việt bảo vệ thành công luận án tiến sỹ với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng

trong quản trị chiến lược tại các doanh nghiệp Việt Nam” tại trường Đại học Kinh tế

Quốc Dân. Trong luận án, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính qua phỏng vấn sâu và nghiên cứu định lượng qua việc thu thập phiếu điều tra khảo sát. Trên cơ sở khảo sát 206 doanh nghiệp Việt Nam về các yếu tố tác động đến mức độ chấp nhận của thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC) trong quản trị chiến lược, luận án đã phát hiện đã phát hiện thang đo mới cho biến phụ thuộc “mức độ chấp nhận BSC trong quản trị chiến lược”: được đo bởi ba khoản mục theo 3 cấp độ sử dụng BSC trong doanh nghiệp: (1) ứng dụng các ý tưởng của BSC; (2) ứng dụng rộng rãi các chức năng của BSC, và (3) ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả sử dụng BSC. Thang đo này phù hợp hơn với điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam so với thang đo của các nghiên cứu trước đây.

Ngoài ra, nghiên cứu đã khẳng định được sáu yếu tố tác động đến mức độ chấp nhận BSC trong quản trị chiến lược tại các doanh nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế chuyển đổi tại Việt Nam, cụ thể: (1) mức độ tham gia của lãnh đạo cấp cao; (2) mức độ tập trung hóa; (3) quyền lực của bộ phận tài chính; (4) sự chuẩn hóa; (5) truyền thông nội bộ và (6) sự năng động của sản thị trường - sản phẩm. Mức độ tác động của mỗi yếu tố là khác nhau và đã được xác định cụ thể. Trong đó, có 2 yếu tố có tác động tiêu cực (ngược chiều) là tập trung hóa và hệ thống hóa, 4 yếu tố còn lại tác động tích cực (thuận chiều). Kết quả này đã mở ra hướng nghiên cứu về BSC tại các nước mới bắt đầu ứng dụng.

Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất một số gợi ý để ứng dụng hiệu quả mô hình này tại Việt Nam, cụ thể: (1) Doanh nghiệp cần xem xét, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng trước khi quyết định triển khai áp dụng mô hình BSC; (2) Cần tập trung cải

46

thiện các yếu tố tác động đến quá trình ứng dụng thành công mô hình BSC; (3) Xem xét loại hình, quy mô phù hợp cho việc triển khai mô hình BSC.

Luận án của tác giả Trần Quốc Việt đã góp phần củng cố khung lý thuyết cho vấn đề áp dụng rộng rãi mô hình BSC cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Nghiên cứu này đã khắc phục hạn chế của nhiều nghiên cứu trước đây về mô hình BSC tại Việt Nam như về quy mô nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. Kết quả của đề tài đã mở ra hướng nghiên cứu mới về hiệu quả áp dụng nói chung hay ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của mô hình BSC tại Việt nam. Ngoài ra, luận án cũng đã mở ra hướng nghiên cứu áp dụng mô hình BSC trong các điều kiện đặc thù của các nền kinh tế của các quốc gia khác trên thế giới.

47

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ NGHIÊN CỨU 2.1. Mô tả nghiên cứu

Đây là nghiên cứu áp dụng Thẻ điểm cân bằng trong quá trình triển khai và thực thi chiến lược cho Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Trên cơ sở lý thuyết về Thẻ điểm cân bằng, tác giả thu thập các số liệu về hoạt động của trường Đại học kinh tế, kết hợp phương pháp điều tra mạng lưới lãnh đạo và chuyên viên chuyên trách thực hiện KHNV để đưa ra đánh giá, phân tích, đo lường, từ đó thiết lập bản đồ chiến lược và lựa chọn các chỉ số đo lường cốt lõi phù hợp.

Từ bản đồ chiến lược, tác giả tiếp tục xác định những chương trình hành động cụ thể cần được thực hiện, ngân sách và sự phân bổ nguồn lực để đạt được những mục tiêu đã đề ra của nhà trường.

Sau khi đã thiết lập được Thẻ điểm cân bằng, tác giả áp dụng thí điểm để đánh giá hoạt động triển khai và thực thi chiến lược của nhà trường năm học 2014-2015 với số liệu tính đến tháng 6/2015, thông qua đó đưa ra những đề xuất và kiến nghị để áp dụng hiệu quả mô hình.

2.2. Thiết kế nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu

Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính: phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu.

Để thu thập dữ liệu, tác giả thực hiện thông qua 2 phương pháp: Nghiên cứu tài liệu tại bàn; Phương pháp bảng hỏi (điều tra trắc nghiệm). Quá trình này được thực hiện qua nghiên cứu tài liệu kết hợp với thu thập dữ liệu thứ cấp tại đơn vị đang thực hiện đề tài nghiên cứu (ở đây là Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN).

Số liệu thu thập được tác giả xử lý qua quá trình phân tích dữ liệu, qua đó tác giả mong muốn có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về tình hình thực tế tại đơn vị cũng như những điểm sáng có thể khai thác khi bắt đầu triển khai áp dụng BSC.

48

Thông qua các phương pháp này, tác giả mong muốn xây dựng cơ sở lý luận vững chắc về thẻ điểm cân bằng và ứng dụng thẻ điểm cân bằng trong quá trình thực hiện chiến lược, thông qua đó ứng dụng những cơ sở lý luận này làm rõ thực trạng công tác thực thi chiến lược tại đơn vị nghiên cứu, trên cơ sở đó xây dựng mô hình, các thang đo đồng thời đưa ra các kiến nghị, giải pháp dành cho đơn vị nghiên cứu.

2.2.2. Quy trình nghiên cứu

2.3. Nội dung và quá trình triển khai các phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu tài liệu tại bàn.

49

Để thực hiện phương pháp nghiên cứu này, tác giả tìm kiếm và tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đã được công bố sau đó chọn lọc lấy các nghiên cứu có nội dung phù hợp và gần với nội dung mà tác giả muốn nghiên cứu. Từ những nghiên cứu đã được chọn lọc này, tác giả sẽ nghiên cứu và phân tích cách tiếp cận và giải quyết vấn đề, tìm ra khoảng trống về mặt lý luận và thực tiễn để tiến hành nghiên cứu sâu qua đó góp phần làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Việc nghiên cứu tài liệu tại bàn sẽ giúp tác giả kế thừa được cách tiếp cận giải quyết vấn đề của các tác giả trước đồng thời giúp tác giả xây dựng được mô hình nghiên cứu sơ bộ phù hợp với đề tài nghiên cứu của tác giả.

2.3.1.2. Quy trình thực hiện

Trong đề tài này, dữ liệu thứ cấp cần được thu thập và phân tích là dữ liệu về hoạt động triển khai và thực thi chiến lược tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành đánh giá công tác triển khai và thực

Một phần của tài liệu Ứng dụng lý thuyết thẻ điểm cân bằng trong quản trị đại học tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)