5. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
2.3.3.1. Mô tả phương pháp
Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua các phiếu điều tra trắc nghiệm nhằm điều tra với một số lượng lớn người được điều tra với thời gian nhanh, ngắn gọn, số lượng thông tin thu thập được rộng, tiếp cận vấn đề đa chiều. Qua đó, tìm ra các điểm tồn tại tạo cơ sở để tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân cụ thể dẫn đến vấn đề thực thi chiến lược chưa hiệu quả. Phương pháp này được thực hiện vào tháng 5 – tháng 6/2015.
2.3.3.2. Quy trình thực hiện
Tác giả thực hiện phương pháp này qua các bước cụ thể như sau: - Bước 1: Lập phiếu điều tra
Trên cơ sở nghiên cứu tại bàn và phương pháp chuyên gia, tác giả sẽ thiết kế Bảng hỏi điều tra về sự hiểu biết của cán bộ, giảng viên trong nhà trường về quá trình
50
triển khai thực thi chiến lược cũng như về các mục tiêu của nhà trường. Bước này tác giả thiết lập các câu hỏi liên quan tới vấn đề nghiên cứu, cụ thể ở đây là những câu hỏi liên quan tới quá trình triển khai và thực thi chiến lược tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Phiếu điều tra được tham khảo ý kiến giảng viên hướng dẫn và bảng câu hỏi tập trung vào những vấn đề sau:
- Thăm dò mức độ hiểu biết và phương pháp tiếp cận, công tác truyền thông nội bộ đối với chiến lược của nhà trường.
- Đánh giá sự quan tâm của các đối tượng khảo sát đối với chiến lược
- Đánh giá sự bao hàm ý nghĩa của BSC trong công tác KHNV trong hiện tại: khía cạnh khách hàng (người học, nghiên cứu, dịch vụ khác); khía cạnh quy trình nội bộ; khía cạnh học hỏi và phát triển; khía cạnh tài chính.
- Đánh giá thực trạng công tác triển khai thực thi chiến lược và các rào cản cần loại bỏ. Qua các câu hỏi này, tác giả có cái nhìn bao quát hơn về các yếu tố quyết định thành công của việc áp dụng BSC trong nhà trường.
- Đánh giá mức độ sẵn sàng tiếp nhận công cụ BSC.
Đối với những câu hỏi mang tính chất thăm dò, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ với các giá trị quy ước: -2 (Rất không đồng ý); -1 (Không đồng ý); 0 (Bình thường); 1 (Đồng ý); 2 (Rất đồng ý)
Bảng câu hỏi điều tra khảo sát được thiết kế theo mẫu 02: Bảng câu hỏi điều tra dành cho trưởng các bộ phận và chuyên viên phụ trách công tác kế hoạch (Phụ lục số 01).
- Bước 2: Chọn mẫu nghiên cứu
Mẫu điều tra tác giả chọn lựa là 50, bao gồm lãnh đạo và chuyên viên kế hoạch các phòng, ban, bộ phận, trung tâm, các khoa trong nhà trường. Đây là đội ngũ trực tiếp liên quan đến quá trình triển khai và thực thi chiến lược trong nhà trường. Họ cũng là thành phần chịu ảnh hưởng trực tiếp và đầu tiên trong quá trình triển khai áp dụng BSC.
51
- Bước 3: Phát phiếu điều tra
Tác giả phát phiếu điều tra qua 2 hình thức: Phát phiếu trực tiếp và phát phiếu qua email, hướng dẫn mọi người điền vào phiếu điều tra và hẹn ngày thu lại phiếu.
- Bước 4: Thu lại phiếu điều tra
Trong quá trình thu lại phiếu điều tra, do quy mô điều tra nhỏ nên tác giả sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng câu trả lời, qua đó có phương án khắc phục đối với các phiếu cần bổ sung.
- Bước 5: Tổng hợp và xử lý dữ liệu
Sau khi đã thu nhận các phiếu điều tra đã được điền đầy đủ, tác giả tiến hành tổng hợp và đánh giá các vấn đề đã được thể hiện trong phiếu điều tra. Qua quá trình phân tích các dữ liệu thu thập được, tác giả có thể đưa ra những kết luận về các vấn đề chính còn tồn tại để trả lời câu hỏi nghiên cứu, từ đó có cơ sở để đưa ra những giải pháp khắc phục.
52
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG BSC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN 3.1.Giới thiệu chung về trƣờng ĐHKT-ĐHQGHN
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 290/QĐ-TTg ngày 6/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Kinh tế Chính trị thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1974.
Những mốc lịch sử quan trọng:
Tháng 11/1974: Khoa Kinh tế Chính trị thuộc Trường Đại học Tổng hợp HN. Tháng 9/1995: Khoa Kinh tế trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN.
Tháng 7/1999: Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQGHN.
Tháng 3/2007: Trường Đại học Kinh tế trực thuộc ĐHQGHN
Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, Trường Đại học Kinh tế không ngừng nâng cao chất lượng về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một trường Đại học định hướng nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế đã được xã hội biết đến như là một trường Đại học trẻ, năng động, có tầm nhìn và quyết tâm phát triển theo hướng chất lượng và đẳng cấp quốc tế. Vị thế, uy tín của Nhà trường đang dần được củng cố và nâng cao.
3.1.2. Những thành tựu đã đạt được
Các hoạt động của trường, đặc biệt là đào tạo và nghiên cứu khoa học, đã bước đầu đạt được một số thành tựu cơ bản, tạo nền tảng để trường tiếp tục phát triển đột phá theo hướng chất lượng và hiệu quả:
Về đào tạo, đã tiến hành đánh giá, phân tích, rà soát chuẩn hóa các chương trình đào tạo đã có, mở thêm một số mã ngành mới, chú trọng Chương trình chất lượng cao,
53
Chương trình đẳng cấp quốc tế (16+23), sau đại học, phát triển đào tạo liên kết với nước ngoài chất lượng đào tạo từng bước được nâng lên. Năm 2009, Trường đã được Ban Tổ chức Trung ương và ĐHQGHN tin cậy, giao nhiệm vụ phối hợp với Đại học Uppsala (Thụy Điển) đào tạo Thạc sĩ Quản lý công của Chương trình tạo nguồn lãnh đạo cho Đảng và Nhà nước (Đề án 165).
Về nghiên cứu khoa học, Trường ĐHKT đã và đang khẳng định được vị trí trong nước cũng như trên thế giới. Hoạt động NCKH của Trường ĐHKT có một số đặc thù như: nghiên cứu gắn liền với đào tạo và mang tính mở; kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, giữa các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
Hoạt động nghiên cứu của Trường ĐHKT phát triển theo định hướng “nghiên cứu phục vụ trực tiếp công tác quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường; nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến thực tiễn và chính sách phát triển kinh tế - xã hội và doanh nghiệp; nghiên cứu những vấn đề liên ngành mới cũng như những vấn đề cấp bách, nảy sinh trong quá trình vận hành và phát triển của nền kinh tế nói chung và của Trường ĐHKT - ĐHQGHN nói riêng”.
Trường đã có những đề tài và chương trình nghiên cứu khoa học lớn (3 đề tài cấp nhà nước, 3 chương trình nghiên cứu lớn) và số lượng và chất lượng đề tài các cấp tăng nhanh. Và đặc biệt, năm 2009 Trường ĐHKT được Hội đồng Lý luận Trung ương "đặt hàng" Báo cáo Kinh tế Việt Nam thường niên, và tháng 8/2010 lãnh đạo Trường ĐHKT đã chuyển giao kết quả nghiên cứu này cho Hội đồng Lý luận Trung ương. Trường ĐHKT đã tổ chức hoặc tham gia tổ chức thành công một số hội thảo quốc gia và quốc tế. Với sự tham gia của các học giả nổi tiếng thế giới như GS. Tom Cannon - nhà hoạch định chiến lược phát triển hàng đầu thế giới; GS. TS. Susan Schwab - Nguyên Đại sứ thương mại Hoa Kỳ... Trường ĐHKT đang dần trở thành điểm đến của tri thức thế giới.
Nhà trường hiện có mối quan hệ hợp tác với hơn 30 trường đại học, các viện nghiên cứu thuộc 12 nước và vùng lãnh thổ, trong đó đặc biệt phải kể đến đối tác là các
54
trường đại học uy tín: Trường Kinh doanh Haas - Đại học California, Berkeley(Hoa Kỳ), Đại học Benedictine (Hoa Kỳ), Đại học Princeton (Hoa Kỳ); Đại học Uppsala (Thụy Điển); Đại học Massey (New Zealand); Đại học Paris 12Val de Marne (Pháp); Đại học Waseda (Nhật Bản), v.v. Bên cạnh đó, Trường đã xây dựng được hệ thống các đối tác chiến lược trong nước gồm các tập đoàn, hiệp hội doanh nghiệp, các ngân hàng và các tập đoàn kinh tế lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Bảo Sơn, Tập đoàn Gami, Tập đoàn Doji, Ngân hàng Liên Việt, Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội…
Với những thành tích đạt được qua chặng đường gần 40 năm xây dựng và phát triển Trường ĐHKT - đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1997), Huân chương Lao động hạng Hai (năm 2004) và nhiều bằng khen, giấy khen, phần thưởng khác của Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN.
3.2.Đánh giá thực trạng ứng dụng BSC trong quá trình triển khai thực hiện chiến lƣợc tại trƣờng ĐHKT-ĐHQGHN
3.2.1. Quy trình triển khai và thực hiện chiến lược tại trường ĐHKT-ĐHQGHN
Từ những năm đầu thành lập, trường ĐHKT - ĐHQGHN đã nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược trong quá trình hoạt động và phát triển của mình. Năm 2007, ngay sau khi trở thành trường ĐHKT, Trường đã xây dựng và ban hành Kế hoạch chiến lược phát triển trường ĐHKT đến năm 2012, tầm nhìn đến 2022. Năm 2009, Trường đã tiến hành điều chỉnh và ban hành Chiến lược phát triển trường ĐHKT đến 2020, tầm nhìn đến 2030, trong đó chỉ rõ các mục tiêu chiến lược và giải pháp thực hiện các mục tiêu chiến lược. Chiến lược phát triển đến năm 2020 đến nay đã trải qua 2 lần điều chỉnh (năm 2011 và năm 2015) nhằm phù hợp với điều kiện hiện tại và yêu cầu của xã hội đang thay đổi từng ngày trên cơ sở vẫn giữ nguyên định hướng trở thành trường Đại học nghiên cứu.
55
hoạch phát triển trường ĐHKT giai đoạn 2011 – 2015. Kế hoạch 5 năm đã tập trung phân tích, đánh giá những thành quả đã đạt được, đặc biệt đi sâu phân tích để xác định một số chỉ tiêu cần đạt được và các giải pháp đột phá (về tổ chức bộ máy và nhân lực, về tài chính…). Hiện tại, trường ĐHKT đang tiếp tục xây dựng Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020 dựa trên tổng kết những thành quả và tồn tại của Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011-2015 cùng với việc đánh giá khả năng hiện tại.
Để thực hiện các kế hoạch trung hạn, dài hạn, trường ĐHKT thực hiện xây dựng kế hoạch nhiệm vụ theo năm học. Ngoài cơ sở là các kế hoạch trung và dài hạn, kế hoạch nhiệm vụ năm học còn được xây dựng trên cơ sở đánh giá việc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm trước đó. Để hướng dẫn công tác kế hoạch nhiệm vụ hàng năm, Trường đã xây dựng và ban hành Quy trình ISO về xây dựng và thực hiện kế hoạch nhiệm vụ.
Từ năm 2009, để nâng cao tính thống nhất và tính mục tiêu trong việc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học, Trường tổ chức xây dựng kế hoạch nhiệm vụ chi tiết cho từng năm học, giao kế hoạch nhiệm vụ năm học đến từng đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch nhiệm vụ. Trường tổ chức giao ban định kỳ đầu tháng và giữa tháng nhằm rà soát việc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ tại từng đơn vị và của cả Trường. Công tác sơ kết thực hiện kế hoạch nhiệm vụ được tổ chức sau khi kết thúc học kỳ I nhằm xem xét tổng thể tình hình thực hiện, có những điều chỉnh nhất định đối với những nhiệm vụ còn lại nhằm đảm bảo kết thúc năm học, những nhiệm vụ đã đề ra được hoàn thành có chất lượng và hiệu quả. Công tác tổng kết tình hình thực hiện KHNV được thực hiện vào cuối mỗi năm học với việc đánh giá việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của từng đơn vị và của toàn Trường, làm cơ sở xây dựng kế hoạch nhiệm vụ cho năm học tiếp theo.
56
3.2.2. Đánh giá thực trạng áp dụng BSC tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
3.2.2.1. Các điểm phù hợp
Các mục tiêu cân bằng trên 4 phương diện của BSC
Nhìn chung, so sánh giữa các mục tiêu chiến lược của trường Đại học Kinh tế, ta có thể thấy Ban Giám hiệu nhà trường tuy chưa phân định rạch ròi nhưng đã có sự cân bằng trong việc xác định mục tiêu cũng như chỉ tiêu chiến lược hài hòa trên cả 4 phương diện: Khách hàng – Quy trình nội bộ - Học hỏi phát triển – Tài chính, trong đó các mục tiêu, chỉ tiêu đã được điều chỉnh cho phù hợp với môi trường giáo dục đại học. Hầu hết các ý kiến đánh giá rằng nhà trường đã có sự quan tâm đến các chỉ tiêu thuộc tất cả các phương diện của BSC, trong đó đặc biệt chú trọng đến mục tiêu liên quan đến phương diện khách hàng, bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng sinh viên, học viên và chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học. Điều này hoàn toàn phù hợp với tiêu chí của một trường đại học.
Các mục tiêu và chỉ tiêu của nhà trường được tuyên truyền và phổ biến rộng rãi trong toàn hệ thống.
Tác giả thực hiện điều tra mạng lưới nhân sự thực hiện công tác kế hoạch nhiệm vụ về mức độ nhận biết chủ trương và kế hoạch của nhà trường. Sau khi sang lọc các câu trả lời hợp lệ, kết quả điều tra cho thấy, 100% người được hỏi nói rằng họ nắm được các chỉ tiêu, mục tiêu của nhà trường, trong đó ó 36% tự đánh giá bản thân hiểu biết và nhận thức ở mức độ vừa phải; 64% tự đánh giá bản thân có sự hiểu biết rất rõ ràng về các mục tiêu chiến lược của nhà trường (Hình 3.1).
Trong số phiếu có câu trả lời hiểu biết ở mức độ trung bình, 7 người cho biết họ không nắm được hết các mục tiêu chiến lược của nhà trường, tuy nhiên các mục tiêu chiến lược liên quan đến công việc của đơn vị thì đã nắm rõ và tích cực tham gia trong quá trình triển khai.
57
Hình 3.1. Kết quả điều tra về mức độ nhận biết chủ trƣơng và mục tiêu chiến lƣợc của trƣờng ĐHKT
Hệ thống thông tin của nhà trường cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ
Cán bộ, giảng viên nhà trường, đặc biệt là đội ngũ chuyên viên kế hoạch – những người trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện chiến lược có thể tiếp cận thông tin cần thiết qua nhiều kênh. 33/33 ý kiến đánh giá của cán bộ nhà trường cho rằng họ có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin liên quan đến chủ trương chiến lược của nhà trường, trong đó có 24/33 phiếu trả lời rằng họ tiếp cận thông qua nhiều kênh khác nhau, 3/33 phiếu trả lời chỉ tiếp cận qua hệ thống email/ eoffice và 6/33 phiếu trả lời chỉ tiếp cận thông qua sự truyền đạt của cấp trên, không có phiếu trả lời tìm hiểu thông qua đồng nghiệp hoặc tự tìm hiểu qua các kênh khác (Hình 3.2).
Hoàn toàn
không biết Có biết ở mức độ trung bình Hiểu và nhận thức rõ 0
8
58
Hình 3.2. Kết quả điều tra khả năng truyền đạt của hệ thống thông tin
Kết quả điều tra này chứng tỏ sự năng động và tích cực trong quá trình thực hiện công việc của bản thân cũng như trong quá trình triển khai chiến lược của nhà trường nói chung.
Sự đồng thuận và ủng hộ cao của cán bộ giảng viên
Khảo sát về mức độ đồng thuận của cán bộ nhân viên trong nhà trường về vấn đề áp dụng BSC, có 82% ý kiến (6/33 phiếu) nói rằng sẽ ủng hộ và tham gia tích cực, 18% ý kiến (27/33 phiếu) cho rằng họ sẽ tham gia ở mức độ đóng góp ý kiến và thực hiện các nhiệm vụ được giao (Hình 3.3).
Hệ thống email/
eoffice, 9% Thông qua sự phổ biến của lãnh đạo đơn vị, 18% Thông qua đồng nghiệp, 0% Nhiều kênh, 73%
59