Kinh nghiệm phát triểndịch vụ thẻ của các ngân hàng trong nước

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh long an (Trang 40)

2.4.2.1 Kinh nghiệm tại Tại Ngân hàng Á Châu (ACB)

Là một ngân hàng thương mại cổ phần nhưng ACB có dịch vụ thẻ phát triển sớm và mạnh. ACB là thành viên của Visa International từ năm 1995 và Master từ năm 1995. ACB phát hành nhiều loại thẻ quốc tế tín dụng và ghi nợ như ACB - Visa, Visa election, ACB - Master card. ACB - Master Electronic. Thị phần phát hành thẻ quốc tế của ACB chiếm tới hơn 50 %. Các loại thẻ tín dụng nội địa liên kết với các công ty như ACB - Mai Linh, ACB - Sai Gòn Co.op, ACB - Phước Lộc Thọ. Thị phần phát hành thẻ của ACB vượt cả Vietcombank do ngân hàng này có các biện pháp phát triển thị trường rất linh hoạt. Khách hàng khi sử dụng thẻ liên kết nêu trên sẽ được giảm giá từ 1%-20 % khi mua hàng hóa dịch vụ tại các đơn vị liên kết trên thẻ có thương hiệu của họ.

ACB đã có hướng đi đúng đắn là phát triển thẻ tín dụng, ghi nợ quốc tế trước khi tập trung vào thị trường nội địa để thu hút đối tượng khách hàng thường xuyên đi nước ngoài, đối tượng du học sinh… Năm 2012, số lượng chủ thẻ của ACB giảm nhưng sang năm 2013 đã lại có sự phục hồi, Do ACB đã hướng vào đối tượng

khách hàng có nhu cầu chi tiêu và muốn sử dụng hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ chứ không phải là đối tượng khách hàng không có nhu cầu sử dụng tiền vay như du học sinh, người đi công tác nước ngoài… như trước đây. Một trong những nguyên nhân nữa là do trung tâm thẻ của ACB đã có bước phát triển mạnh bạo trong chiến lược phát triển chủ thẻ với hình thức tín nhiệm hữu hạn là khách hàng của ACB, các cán bộ trong khu vực đại học, bệnh viện… Kết quả là có ngày càng nhiều người Việt sử dụng thẻ quốc tế do ACB phát hành.

Bên cạnh đó, ACB cũng tập trung phát triển mạng lưới POS từ rất sớm để chiếm lĩnh những điểm đặt tốt như khách sạn sang trọng, nhà hàng, cửa hàng lớn với gần 6000 điểm chấp nhận thẻ. ACB mới bắt đầu phát triển hệ thống ATM và có xu hướng liên kết với hệ thống các ngân hàng khác để giảm chi phí đầu tư cho hệ thống ATM.

2.4.2.2 Kinh nghiệm tại Ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín

Sacombank là ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển dịch vụ thẻ thanh toán và là ngân hàng có dịch vụ thẻ phát triển nhất tại Việt Nam. Đến nay Sacombank là ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ quốc tế với nhiều thương hiệu nổi tiếng nhất như Visa, Master card. Sản phẩm thẻ của Sacombank rất đa dạng, gồm thẻ ghi nợ nội địa, thẻ Tín dụng Sacombank, thẻ thanh toán. Sacombank là ngân hàng dẫn đầu trong hoạt động thẻ một phần lớn do thành công trong việc phát triển các sản phẩm thẻ quốc tế.

Đến thời điểm cuối 2015, Sacombank có mạng lưới ĐVCNT khoảng gần 5000 POS. Hệ thống máy giao dịch tự động ATM phục vụ khách hàng chủ yếu là thẻ thanh toán và thẻ tín dụng. Ngoài ra, hệ thống thẻ cho phép giao dịch đối với các thẻ quốc tế và cung cấp một số dịch vụ khác cho chủ thẻ ghi nợ nội địa như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, vấn tin tài khoản…Thông qua việc phát triển mạng lưới ĐVCNT và hệ thống máy ATM, Sacombank đã xây dựng được hình ảnh ngân hàng uy tín và hiện đại.

2.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - chi nhánh Long An nhánh Long An

2.4.3.1 Tiềm năng thị trường phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng:

Tiếp tục sự hợp tác với VNPOST, ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đẩy mạnh phát triển nguồn khách hàng qua kênh phòng giao dịch bưu điện rộng

khắp trên cả nước với các sản phẩm dành cho đối tượng hưu trí, nhận lương hưu tại các PGDBĐ. Vào năm 2014, đánh dấu cho sự phát triển qua kênh PGDBĐ này là việc ra đời sản phẩm ”cho vay hưu trí” với doanh số giải ngân là hơn 100 tỷ, gần 1000 bộ hồ sơ (phân tích trên địa bàn Long An), đã cho tác giả thấy tư duy chiến lược của ngân hàng là sẽ phát triển thêm những dịch vụ đi kèm qua kênh PGDBĐ trong đó có thẻ trả lương hưu.

Đúng thế, vào năm 2015, thỏa thuận liên ngành giữa ngân hàng và BHXH được ký kết là phần nào hướng đến việc chi lương hưu qua tài khoản mở tại ngân hàng và phát hành thẻ đi kèm, giảm áp lực chi tiền mặt tại PGDBĐ.

Đây là miếng thị phần đầy tiềm năng mà các ngân hàng chưa có cơ hội để tiếp cận.

2.4.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - chi nhánh Long An nhánh Long An

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số ngân hàng trong nước và ngoài nước về phát triển dịch vụ thẻ, qua phân tích thị trường tiềm năng về dịch vụ thẻ của ngân hàng, có thể rút ra một số bài học trong việc phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - chi nhánh Long An:

Thứ nhất, cần nắm bắt được nhu cầu về thẻ của khách hàng, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu để kích thích những nhu cầu khách hàng bằng cách đưa ra nhiều tiện ích dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm và không ngừng cải tiến để ngày càng phù hợp thị hiếu người sử dụng.

Thứ hai, cần tăng cường công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ thẻ đến khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau, để người dân giảm dần thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán, từng bước làm quen với dịch vụ thẻ.

Thứ ba, đầu tư phát triển công nghệ và phát triển mạng lưới phân phối cũng như ĐVCNT. Bởi vì, khách hàng sử dụng thẻ chủ yếu tại các ĐVCNT và thanh toán trực tuyến, do đó cần sự thuận tiện trong thanh toán, sự chính xác, tốc độ xử lý nhanh và bảo mật cao trong mỗi giao dịch. Nếu đáp ứng tốt, khách hàng sẽ ngày càng an tâm và sử dụng thẻ thường xuyên hơn, đồng thời giới thiệu với người khác cùng sử dụng.

Thứ tư, phát triển dịch vụ thẻ phải gắn liền với việc mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng, mở rộng các kênh hỗ trợ khách hàng để phục vụ tốt nhu cầu

khách hàng.

Thứ năm, cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngân hàng phát hành, tổ chức phát hành, với các đại lý phát hành, đại lý thanh toán, cũng như giữa các ngân hàng với nhau.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương này, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến sự phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại. Qua nghiên cứu rút ra: Những lý luận cơ bản về dịch vụ thẻ và phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng của các ngân hàng thương mại. Mô hình nghiên cứu trước đây liên quan đến “việc chấp nhận/tiếp tục sử dụng thẻ ngân hàng”, làm cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại LienVietPostBankLong An với 6 nhân tố: Tin cậy, Đáp ứng, Năng lực phục vụ, Đồng cảm, Phương tiện hữu hình và Giá cả. Một số kinh nghiệm về phát triển dịch vụ thẻ của các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước làm bài học kinh nghiệm đối với LienVietPostBank Long An. Đây là cơ sở để đi sâu phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại LienVietPostBank Long An được trình bày chương 3.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH LONG AN

3.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt chi nhánh Long An nhánh Long An

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Địa chỉ đăng ký kinh doanh: số 32 Nguyễn Công Trứ, phường 1, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng TMCP Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank.

LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh. Đây là phương châm hoạt động mang tính lâu dài của LienVietPostBank. Song song với việc phát triển có hiệu quả các hoạt động kinh doanh, LienVietPostBank cam kết tích cực đóng góp cho cộng đồng và xã hội thông qua các hoạt động xã hội trực tiếp, các hoạt động tài trợ, các phong trào từ thiện, từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội của mỗi thành viên trong “Đại Gia đình” LienVietPostBank. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào quyết định 1099/NHNN ngày 05/01/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh Long An được chính thức thành lập và đi vào hoạt động ngày 12/2/2012 với trụ sở hiện nay đặt tại số 123-125-127 Hùng Vương, Phường 02, TP.Tân An. Tên tiếng Anh: Lienviet Post Joint Stock Commercial Bank -Long An Branch. Tên viết tắt thường gọi là LienVietPostBank Long An. Sự ra đời

của LienVietPostBank Long An đã đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng vốn cho doanh nghiệp và cá nhân, giúp cho việc thanh toán được thuận tiện hơn đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa bàn tỉnh.

LienVietPostBank Long An luôn giữ vững vị thế là nhà cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu, trong các hoạt động kinh doanh truyền thống như huy động vốn, tín dụng, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử...

3.1.2 Cơ cấu tổ chức

Với phương châm hoạt động hiệu quả, LienVietPostBank Long Anđã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến - chức năng, nhằm đảm bảo mọi hoạt động trong Chi nhánh được thực hiện nhanh chóng, kịp thời. Bộ máy linh hoạt, gọn nhẹ, tiết kiệm được chi phí hoạt động để nâng cao hiệu quả kinh doanh.Hiện nay chi nhánh có một đội ngũ có trình độ cao, năng động và nhiệt tình gồm 52 người được phân bổ vào các phòng ban(Phụ lục).

3.1.3Tình hình hoạt động kinh doanh

3.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Mặc dù mới đi vào hoạt động trên địa bàn Long An trong những năm gần đây, nhưng bằng sự quyết tâm của tập thể lãnh đạo cán bộ nhân viên. LienVietPostBank Long Anđã giữ thị phần tương đối về doanh số huy động vốn trong khối Ngân hàng cổ phần. Năm 2015 được coi là năm thành công của LienVietPostBank Long An trong lĩnh vực huy động vốn.

Bảng 3.1. Tình hình huy động vốn giai đoạn từ 2013-2015

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 Tổng vốn huy động 844 930 1.051 10,2 13,0 1. Ngắn hạn 539 598 659 10,9 10,2 2. Trung dài hạn 305 332 392 8,9 18,1

Bảng 3.1, cho thấy được tốc độ tăng trưởng vốn huy động ở LienVietPostBank Long An gần như là đồng đều, trong vòng 3 năm, đều tăng trưởng hơn 10%, đều đó có thể thấy được nguồn tiền của Ngân hàng dường như được đảm bảo tốt cho hoạy động cấp tín dụng tại LienVietPostBank. Với tình hình thị trường đang ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ bởi nhiều Ngân hàng đối thủ mà LienVietPostBank có thể tăng trưởng huy động đều như vậy là một điều đáng mừng. Một điểm đáng lưu ý là dường như khách hàng đang thay đổi thói quen gửi tiền tiết kiệm. Huy động trung và dài hạn càng lúc càng tăng lên hơn nhiều so với huy động ngắn hạn. Năm 2014, lãi suất đang có sự biến động theo chiều hướng giảm xuống nên phần lớn khách hàng đều được tư vấn gửi dài hạn để được hưởng lãi suất cao. Rõ ràng đây là một điều có lợi về phía Ngân hàng khi ổn định được nguồn vốn để tham gia vào hoạt động cấp tín dụng. Trong giai đoạn hiện nay, khi Ngân hàng Nhà nước quy định không được sử dụng quá 40% vốn ngắn hạn vào cho vay trung dài hạn thì việc tập trung huy động các nguồn vốn trung dài hạn là hết sức cần thiết.

Có được những thành quả trên là do LienVietPostBank Long An đã áp dụng đồng bộ và có hiệu quả nhiều biện pháp như chính sách đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, triển khai mạnh các chương trình khuyến mại, tổ chức tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt, phát hành và thanh toán thẻ, thu hút thêm nhiều khách hàng mới, áp dụng nhiều hình thức gửi tiết kiệm đa dạng, linh hoạt và đặc biệt là công tác chăm sóc khách hàng chu đáo.

3.1.3.2 Hoạt động cấp tín dụng

Hiện nay, nghiệp vụ tín dụng vẫn là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các NHTM Việt Nam nói chung và của LienVietPostBank Long An nói riêng. Nhận thức được điều này, chi nhánh rất chú trọng đến khâu tín dụng, coi đó là hoạt động trọng tâm của Ngân hàng. Ngân hàng luôn thực hiện cho vay với 3 mục tiêu cơ bản : Hiệu quả, an toàn vốn đầu tư và phát triển. Mức độ sinh lời và an toàn ở khâu cho vay sẽ tác động đến hoạt động tăng trưởng nguồn vốn huy động, mức độ huy động và cơ cấu nguồn vốn.

Nhờ làm tốt công tác huy động vốn, LienVietPostBank đã tích cực, nhanh chóng đa dạng hóa các mặt nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ Ngân hàng trong đó có công tác tín dụng.

Hình 3.1. Dư nợ tín dụng tại LienVietPostBank Long An 2013-2015

Nguồn: Phòng Tổng hợp - LienVietPostBank Long An

Nhìn tổng thể, dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trên vẫn còn thấp so với các Ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn. Nguyên nhân của thực trạng này là do biểu lãi suất của Hội sở đưa ra luôn ở mức cao so với các Ngân hàng bạn và tình hình kinh tế trên địa bàn có mức tăng trưởng thấp, các đối tượng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh hiệu quả không nhiều vì vậy công tác tín dụng gặp nhiều khó khăn so với các chi nhánh khác.

Trong cơ cấu dư nợ cho vay tại LienVietPostBank Long An, tỷ trọng nợ quá hạn chiếm một phần rất nhỏ, thể hiện ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tình hình phân loại nợ tại LienVietPostBank Long An giai đoạn 2013-2015 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2013 2014 2015 2014/ 2013 2015/ 2014 - Nhóm 1 414 500 596 20,8 19,2 - Nhóm 2 8,8 9,0 8,2 2,3 -8,9 - Nhóm 3, 4, 5 0,8 1,0 0,7 25,0 -30,0 Tổng dư nợ 424 510 605 20,4 18,6

Nguồn: Phòng Tổng hợp - LienVietPostBank Long An

- 200 400 600 800 2013 2014 2015 423 510 605 Dư nợ tín dụng (tỷ đồng)

Có thể thấy dù mới hoạt động hoạt động nhưng hoạt động cho vay tại chi nhánh Long An vẫn đảm bảo được độ an toàn, tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm chiếm một phần không lớn. Mặc dù các năm gần đây có nợ nhóm 3, nhưng LienVietPostBank Long An đang cố gắng thu hồi khoản nợ quá hạn không mong muốn đó. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp hộ kinh doanh trên địa bàn đi đến phá sản, tuy nhiên tỷ lệ nợ tại LienVietPostBank Long An cho thấy chất lượng tín dụng tại LienVietPostBank Long An khá là tốt.

Tính đến nay, LienVietPostBank Long An có tổng cộng 963 khách hàng tín dụng là doanh nghiệp và còn lại là cá nhân đang giao dịch. Trong đó, khách hàng doanh nghiệp có 103 đơn vị, chiếm 10,7%, còn lại là khách hàng cá nhân.

3.2 Thực trạng phát triển dịch vụ thẻtại ngân hàng TMCPbưu điện Liên Việt - chi nhánh Long An chi nhánh Long An

3.2.1 Các sản phẩm dịch vụ thẻ và thủ tục phát hành thẻ

3.2.1.1Các sản phẩm dịch vụ thẻ a. Thẻ ghi nợ nội địa

Khách hàng mục tiêu: Là khách hàng cá nhân người Việt Nam hoặc người

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh long an (Trang 40)