Định hướng phát triển sản xuất lúa QR1

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển sản xuất lúa qr1 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 101 - 102)

4.5.1.1 Cơ sởđểđịnh hướng phát triển sản xuất lúa QR1

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nông nghiệp đến năm 2020 của huyện Yên Khánh là khai thác mọi tiềm năng và thế mạnh của địa phương phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành một số

mô hình sản xuất công nghệ cao gắn với thị trường tiêu thụ. Hình thành các vùng sản xuất lúa tập trung phù hợp với lợi thế của từng địa phương, tạo ra hàng hóa nông sản thực phẩm và có hiệu quả kinh tế cao .

Căn cứ vào kỹ thuật thâm canh: Giống lúa QR1 gieo cấy sớm hơn so với sản xuất đại trà 15-20 ngày nhưng vẫn sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, trổ

bông ngắn ngày khoảng 5 ngày, số bông hữu hiệu cao (từ 9,8 - 10,5 bông/khóm), số

hạt chắc trên bông đạt từ 113 - 122 hạt/bông, hạt gạo dài, tỷ lệ lép từ 6 - 8%, tỷ lệ

tấm thấp, năng suất dự kiến đạt 60 - 63 tạ/ha, chất lượng gạo thơm ngon. QR1 có chiều cao trung bình, cứng cây, dạng hình gọn, góc lá hẹp, lá đòng đứng, màu sắc lá xanh đến cuối vụ có tác động làm tăng độ mẩy của hạt, tăng năng suất, thời gian sinh trưởng từ 120 - 125 ngày. QR1 là giống lúa cảm ôn, gieo cấy được cả 2 vụ

trong năm, có tính thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh tốt, tỷ lệ phân bón chỉ bằng 2/3 giống lúa khác, trong khi năng suất lại cao hơn giống khác 30 - 40 kg/sào, gạo trắng trong, thời gian sinh trưởng phù hợp cơ cấu trà xuân muộn và trà mùa sớm.

Căn cứ vào hiệu quả sản xuất của lúa QR1 được thể hiện ở bảng 4.15 về so sánh hiệu quả sản xuất lúa QR1 với một số lúa khác trên địa bàn huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93

4.5.1.1 Kế hoạch phát triển sản xuất lúa QR1 đến năm 2020

Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội, kỹ thuật thâm canh, hiệu quả

sản xuất lúa QR1 đểđưa ra kế hoạch phát triển sản xuất lúa QR1 thể hiện qua bảng:

Bảng 4.21 Kế hoạch phát triển sản xuất lúa và lúa QR1 đến năm 2020 trên

địa bàn huyện Yên Khánh TT Giống lúa 2014 2020 DT (ha) % DT (ha) % 1 Lúa lai 4.395,3 29,01 1754,3 12,92 a Nhịưu 838 990,4 6,54 90,4 0,66 b Phú ưu 841,3 5,55 100,3 0,73 c Lai khác 2.563,6 16,92 1563,6 11,5 2 Khang dân 3.185,4 21,02 1585,4 11,67 3 Chất lượng cao 3.842,7 25,36 8052,4 59,31 a QR1 550 3,63 6000 44,19 b N7 982,4 6,48 982,4 7,23 c Bắc thơm 1.070 7,06 1070 7,88 d Chất lượng cao khác 1.390,3 9,18 1000,3 7,36 4 Nếp 1.443,9 9,53 900,4 6,63 5 Lúa khác 2.283,7 15,07 1283,7 9,45 Cộng 15151 100 13576,2 100

Nguồn:Phòng Nông nghiệp huyện Yên Khánh

Trên cơ sởđánh giá thực trạng phát triển lúa QR1 trên địa bàn huyện, cùng tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn, chúng tôi nhận thấy việc xác định và phân vùng địa bàn để phát triển lúa QR1 theo hướng tập trung là rất cần thiết, qua

đó sẽ hình thành các vùng chuyên canh, thâm canh đáp ứng yêu cầu kinh tế, chính trị xã hội trên địa bàn. Theo đó kế hoạch phát triển sản xuất lúa QR1 đến năm 2020 tổng diện tích lúa QR1 lên đến 6000 ha chiếm khoảng gần 50% tổng số diện tích trồng lúa trên toàn huyện.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển sản xuất lúa qr1 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)