huyện Yên Khánh
(tính bình quân 1 ha)
Loại
Lượng phân bón (tính cho 1 ha) Lân
(tấn) Đạm (kg) NPK (kg) Kali (kg) Vi sinh (kg)
Lúa QR1 8,0 82,3 75,5 68,2 277,8
Lúa thuần 7,7 85,7 77,5 69,0 314,8
Lúa lai 7,6 95,6 78,0 60,6 0,0
Nguồn: điều tra nông hộ năm 2014 *) Cách sử dụng phân bón cho lúa QR1 của nông dân trên địa bàn huyện
Theo khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Bình, cách bón cho lúa QR1 như sau:
+ Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng, lân, phân vi sinh, 30% đạm và 30% kali trước khi bừa cấy.
+ Bón thúc đẻ nhánh (khi lúa bén rễ hồi xanh): 50% đạm, 20% kali. + Bón thúc đòng (trước khi trỗ 20 -25 ngày): 20% đạm, 50% kali (nếu lúa đã xanh tốt thì không nên bón thêm đạm đợt này).
Để đánh giá cách bón phân cho lúa QR1 của nông dân huyện Yên Khánh, chúng tôi đã tiến hành điều tra và thu được kết quả ở bảng sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68
Về sử dụng phân chuồng, có 84,5% nông dân dùng để bón lót, 15,5% số nông dân không bón. Về sử dụng phân đạm có 25,2% nông dân bón lót đạm, 39,3% bón thúc đạm lần 1 sau cầy 5 – 7 ngày, còn lại 60,7% số hộ bón vào thời điểm khác, bón thúc lần hai 20 – 25 ngày trước trỗ có 15,7% số hộ, còn lại số hộ
không bón thúc đạm vào lần 2. Về sử dụng phân lân, có 92,0% nông dân sử
dụng super lân để bón lót, còn lại 8% nông dân dùng NPK bón ngay sau khi cấy. Về sử dụng phân kali có 20% số hộ bón lót, 80% số hộ không bón lót. 9,2% số nông dân bón thúc đợt 1 sau cấy 5 – 7 ngày, 90,8% nông dân không bón thúc kali đợt 1. Thúc đợt 2 trước trỗ 20 – 25 ngày có 55,5% nông dân bón, còn lại các hộ không bón hoặc bón vào thời điểm khác. Về bón phân vi sinh có 19% hộ nông dân bón lót cho lúa, còn lại là không bón.