Tình hình tiêu thụ lúa ở các hộ điều tra qua 2 năm 2013-2014

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển sản xuất lúa qr1 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 87)

(tính bình quân 1 hộđiều tra) Chỉ tiêu 2013 2014 Khối lượng bán (tấn) C(%) ơ cấu Khbán (tối lượấn) ng C(%) ơ cấu 1. Loại khách hàng 1,1 100,00 1,06 100,00 - Doanh nghiệp chế biến 0,68 61,81 0,11 10,43 - Thương lái, người thu

gom 0,27 24,54 0,79 74,92 - Khác 0,15 13,63 0,16 14,65 2. Địa điểm bán 100 100,00 100,0 100,0 - Tại nhà 20 20 100,00 100,00 - Tại chợ 80 80 0,00 0 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014

Qua bảng 4.16 ta thấy tình hình tiêu thụ lúa qua 2 năm có sự biến động rõ ràng. Năm 2013 người nông dân sản xuất chủ yếu bán lúa cho doanh nghiệp chế

biến chiếm 61,18%, thương lái chỉ chiếm có 24,54%. Lúc đó người nông dân chủ

yếu bán tại chợ, lúc đó quá trình tiêu thụđược ít,giá thấp lại phải đi bán nhiều lần gây ra nhiều khó khăn. Nhưng đến năm 2014 do có chính sách mới, người nông dân sản xuất chủ yếu bán lúa cho thương lái/ người thu gom, chiếm 74,92%, còn lại doanh nghiệp chế biến và người tiêu dùng mua trực tiếp từ người sản xuất chiếm hơn 25,08%. Người nông dân chủ yếu bán tại nhà, doanh nghiệp, thương lái đến tại nhà người nông dân thu mua lúa QR1 đạt yêu cầu. Theo số liệu điều tra, người nông dân muốn bán cho thương lái, người thu gom hoặc doanh nghiệp hơn vì số lượng bán được nhiều, giá cả lại cao và bán tại nhà không phải ra chợ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79

Bảng 4.17 Xu hướng thay đổi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa QR1 tại các hộ

(ĐVT: %/hộ)

Đối tượng Liên kết trong sản xuất Liên kết trong tiêu thụ

Đại lý(Tư thương) 63,33 83,33

Doanh nghiệp 32,22 16,67

Các hộ tiêu dùng khác 4,44 0

Tổng số 100 100

Nguồn: Số liệu điều tra các hộ năm 2014

Theo bảng 4.17, tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa QR1 chủ yếu tập trung ở các thương lái, đại lý cung cấp phân bón, thuốc BVTV và thu mua sản phẩm. Liên kết với các doanh nghiệp trong tiêu thụ còn nhỏ lẻ

chỉ chiếm 16,67 %, còn lại liên kết với các hộ khác chiếm trên 4,44% chủ yếu là liên kết trong sản xuất lúa.

Bảng 4.18 Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm lúa QR1 tại các hộđiều tra Chỉ tiêu Khối lượng

(tấn)

Cơ cấu (%)

Tổng khối lượng lúa QR1 bình quân /hộ 1,39 100 1.Dùng trong sinh hoạt gia đình 0,30 21,52

2. Để bán ngay 1,06 76,28

+ Cho Doanh nghiệp 0,11

+ Cho đại lý ( Tư thương) 0,79

+ Bán cho người tiêu dùng 0,16

3. Khác 0,03 2,20

Nguồn: Số liệu điều tra các hộ năm 2014

Theo bảng 4.18 cho thấy sản phẩm lúa QR1 thu được của các hộ điều tra chủ yếu để bán ngay sau khi thu hoạch. Số lượng bán ngay chiếm 76,2% trong tổng số tương đương 1,06 tấn thóc. Dùng trong sinh hoạt để ăn chiếm 21,52%, còn lại cho biếu, trao đổi chiếm 2,2%. Như vậy sản xuất lúa QR1

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80

trước kia chủ yếu dùng để tiêu dùng trong hộ này là nguồn thu nhập chính cho các hộ nông dân.

4.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất lúa QR1 huyện Yên Khánh Yên Khánh

4.4.1 nh hưởng trình độ ca người sn xut đến phát trin sn xut lúa QR1

Tư tưởng tiểu nông và hạn chế về nhận thức trong hội nhập, về kiến thức sản xuất lúa hàng hóa cũng như các yêu cầu chất lượng của sản phẩm, người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn thiếu sót trong quá trình sản xuất lúa QR1. Việc áp dụng KHKT cũng còn nhiều hạn chế do trình độ người dân hạn chế. Qua quá trình điều tra, các hộđi tập huấn chủ yếu là các hộ vừa và lớn. Có đến 26% hộ chưa tập huấn, vì chủ quan vào kiến thức và kinh nghiệm của mình. Sự phát triển ngành trồng trọt nói chung, phát triển sản xuất luát QR1 nói riêng theo hướng công nghiệp, đòi hỏi người nông dân phải nắm bắt các yếu tố kĩ thuật, cách phòng chống sâu bệnh. Trình

độ lao động là tác nhân trực tiếp ảnh hưởng quá trình sản xuất lúa nếu không ngừng

đào tạo và tập huấn.

Đồ thị 4.1 Số lao động đã qua tâp huấn về trồng trọt

Hiện nay trên địa bàn xã, các hội, hợp tác xã các hộ sản xuất đã có những bước phối hợp với nhau thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, học hỏi kinh nghiệm, đào tạo kinh nghiệm về phát triển sản xuất lúa. Tuy nhiên các lớp bồi dưỡng, trao đổi kinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81

nghiệm còn ít và chưa được diễn ra thường xuyên. Chính vì vậy mà trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm của các chủ hộ còn chưa đáp ứng dược yêu cầu.

4.4.2 nh hưởng ca công tác khuyến nông đến phát trin sn xut lúa QR1

Sản xuất nông nghiệp nói chung, lúa QR1 nói riêng có sự đóng góp rất quan trọng của công tác khuyến nông, đ ặc biệt là khuyến nông cơ sở. Bằng nhiều hình thức khuyến nông khác nhau, đến nay sản xuất lúa QR1 đã và đang nhận được sự chú ý lớn từ phía người sản xuất lúa. Theo số liệu điều tra, thu thập từ Trạm khuyến nông huyện Yên Khánh những năm đầu đưa lúa QR1 vào sản xuất đã gặp rất nhiều khó khăn, vì đưa giống lúa QR1 vào sản xuất là đưa một tiến bộ khoa học mới có phương thức canh tác, trình độ thâm canh tương đối cao bên cạnh phương thức canh tác truyền thống. Nhưng với chính sách ưu tiên phát triển lúa QR1 nhằm tăng năng suất, sản lượng lúa bình quân, đặc biệt là đưa lúa QR1 tiến đến những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn khó khăn. Hàng năm Trạm khuyến nông huyện tổ chức hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, từng bước nâng cao trình độ thâm canh, kinh nghiệm sản xuất lúa QR1 cho người nông dân và đã đạt được kết quả nhất định, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển lúa QR1 trên địa bàn.

Hiện nay công tác khuyến nông đã có nhiều hình thức và đa dạng hơn, không còn phụ thuộc vào cơ quan khuyến nông chuyên môn của huyện mà các

đơn vị cung ứng giống, phân bón, dịch vụ đã phối kết hợp vói cơ quan chuyên môn để giới thiệt, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống lúa QR1 đạt năng suất cao.

Như vậy công tác khuyến nông có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển lúa QR1 trên địa bàn huyện, do vậy để thúc đẩy phát triển sản xuất lúa QR1 cần làm tốt hơn nữa công tác khuyến nông, đặc biệt là khâu giới thiệu hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc.

4.4.3 nh hưởng khâu sơ chế, bo qun sau thu hoch đến phát trin sn xut

lúa QR1

Đây khâu quan trọng trong sản xuất nông sản hàng hoá, nó liên quan mật thiết tới quá trình tiêu thụ sản phẩm, là một trong những yếu tố ảnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82

hưởng lớn tới việc mở rộng quy mô sản xuất. Sự gia tăng về sản lượng lúa QR1 trong thời gian qua đã bộc lộ những bất cập trong tổ chức sơ chế và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Ưu thế của lúa QR1 là cho năng suất cao nhưng cũng có mặt hạn chế lớn là sản phẩm khó bảo quản.

Đối với lúa QR1 thì khâu sơ chế và bảo quản thuận lợi hơn vì người dân vẫn áp dụng phương pháp cổ truyền là nhờ ánh nắng mặt trời, khi khô thì

đem bảo quản trong nhà đựng trong dương và bao bì.

4.4.4 nh hưởng ca biến động giá bán sn phm và th trường tiêu th đến

phát trin sn xut lúa QR1

Trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm là vấn đề cốt yếu nhằm thu về

giá trị của cả quá trình sản xuất. Thị trường tiêu thụ sản phẩm tuy không tác động trực tiếp đến HQKT nhưng nó lại tác động đến giá trị sản phẩm. Do đó, tùy thuộc vào sức tiêu thụ của thị trường mà giá sản phẩm sẽđược đẩy lên cao hay hạ xuống thấp. Do đặc điểm riêng của sản xuất lúa QR1 lên thị trường tiêu thụ sản phẩm này cũng có sự khác biệt so với các thị trường khác. Trong những năm qua, lúa QR1 ở

nước ta phát triển khá mạnh, sản lượng thu được cũng rất lớn, tuy nhiên, trên thực tế

thị trường tiêu thụ loại gạo này lại không được mở rộng nhiều. Một phần nguyên nhân là do chất lượng gạo lúa QR1 chưa tốt và thị hiếu người tiêu dùng lúa QR1 chưa cao, khâu quảng bá, tiếp thị kém. Vì thị trường tiêu thụ loại gạo này chỉ bó hẹp

ở phạm vi tiêu dùng nội bộ, một phần ra thị trường lân cận và cho chăn nuôi nên sức tiêu thụ còn kém. Trong thời gian vừa qua, do tác động của nền kinh tế thị trường lúa gạo có nhiều biến động phức tạp, giá lúa gạo tăng lên chóng mặt, mức giá lúa gạo chênh lệch giữa vụĐX và vụ Mùa trong cùng năm dao động khoảng 300 - 500

đồng/kg, có thời điểm chếnh lên đến 1.500 đồng/kg và ngay trong một vụ cũng có sự biến động rất mạnh.

Qua kết quảđiều tra thực tế, thị trường lúa gạo QR1 chỉ bó hẹp trong các xã, huyện, tỉnh, chưa phát triển rộng ra thị trường liên vùng, miền nên gạo QR1 ở huyện không có nơi tiêu thụ cốđịnh và sản lượng trao đổi trên thị trường rất hạn chế.

Vì không có đại lý thu gom gạo QR1 nên đội ngũ thu gom ở các xã chủ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83 đến kết quả và hiệu quả của sản xuất lúa QR1. Cũng có thể do thị trường không mở rộng được và kém sôi động nên diện tích lúa QR1 của huyện trong những năm vừa qua chưa thể mở rộng được.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm là nơi để bán sản phẩm, do đó thị trường tiêu thụ sẽ tác động đến sản xuất và giá bán sản phẩm. Chính vì vậy, nếu thị

trường tiêu thụ lúa QR1 càng rộng thì nó sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất lúa QR1 để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hiện nay, chất lượng lúa QR1 là vấn đề được người sản xuất và tiêu dùng quan tâm, nhất là khi nhu cầu sinh hoạt của người tiêu dùng chuyển từ xu hướng ăn no sang ăn ngon và sản xuất gạo để xuất khẩu. Nhưng giống lúa lai sản xuất ở huyện hiện nay có hàm lượng protein ở mức trung bình cao, nhưng hàm lượng Amyloza và nhiệt độ

hóa hồ tương đối thấp nên cơm lúa QR1 hơi dính và nhạt (chưa ngon so với các giống lúa khác địa phương).

Có thể nói thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả sản xuất nói chung và đẩy mạnh phát triên sản xuất lúa QR1 nói riêng của hộ nông dân. Phải có thị trường tiêu thụ ổn định thì người dân mới yên tâm đầu tư cho sản xuất. Để mở rộng thị trường tiêu thụ lúa QR1 nhất thiết phải nâng cao được chất lượng gạo QR1 lên cao hơn nữa, khi chất lượng gạo QR1 được nâng cao thì giá bán lúa QR1 sẽ tăng lên, qua đó làm cho HQKT sản xuất lúa QR1 đạt cao hơn và thúc đẩy hơn nữa phát triển sản xuất lúa QR1 trên

địa bàn nói riêng, các địa phương khác nói chung.

4.4.5 nh hưởng ca cơ chế, chính sách đến phát trin sn xut lúa QR1

Cơ chế chính sách có tác động rất lớn đến việc mở rộng, hay thu hẹp quy mô sản xuất của mọi ngành nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Phát triển lúa QR1, cũng nằm trong sự tác động đó, trong giai đoạn đầu việc đưa lúa lai vào sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn, đó là: quy trình kỹ thuật mới, giống chỉ sản xuất 1 lần trong khi đó người dân đang quen với tập quán sản xuất cũ... Xác

định được vấn đề khó khăn của nông dân, huyện đã tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên và phát huy nguồn lực của địa phương, từđó triển khai thực thi tốt các chính sách của nhà nước về tín dụng, khuyến nông, thị trường... đồng thời quyết định nhiều cơ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84

chế chính sách để khuyến khích phát triển lúa QR1 và từng bước phát triển sản xuất. Hiện nay tỉnh và huyện đang thực hiện các chính sách hỗ trợ sau: hỗ trợ giá giống, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng mô hình, tổ chức thăm quan học tập thực tế... và các chính sách đã có tác động tích cực đến việc mở rộng diện tích, năng suất và sản lượng lúa QR1 tăng nhanh.

Tóm lại, chính sách trên địa bàn huyện đã có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển sản xuất lúa QR1. Chính sách đã tác động tích cực đến sự hưởng ứng của người dân đối với sản xuất lúa QR1, nhất là giai đoạn đầu của quá trình thực hiện chương trình lúa QR1, qua đó làm chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu giống lúa và góp phần làm tăng năng suất, sản lượng lương thực qua đó ảnh hưởng đến nhiều phương diện, nhất là lĩnh vực kinh tế - xã hội.

+ Về phương diện kinh tế: ảnh hưởng của chính sách thông qua việc hỗ trợ

giá giống, vật tư... làm giảm giá thành sản xuất lúa QR1, nâng cao hiệu quả kinh tế

cho người sản xuất. Người sản xuất không chịu ảnh hưởng nhiều của sự thay đổi giá đầu vào sử dụng trong sản xuất lúa

+ Về mặt xã hội: do trình độ dân trí thấp nên rất cần chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhất là trong giai đoạn đầu thay đổi tập quán canh tác của người dân bằng việc chuyển từ giống lúa cho năng suất thấp sang giống lúa QR1. Nó giúp người dân mạnh dạn thay đổi tập quán canh tác, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, mạnh dạn đầu tư cho sản xuất đồng thời tránh được nhiều rủi ro.

4.4.6 nh hưởng ca cơ s h tng đến phát trin sn xut lúa QR1

Tuy đã được chính quyền đầu tư quan tâm tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và kênh mương nước tưới cho sản xuất lúa nói riêng và nông nghiệp nói chung, nhưng hệ thống kênh mương xuống cấp nhiều nơi vẫn chưa được tu bổ kịp thời, hệ thống đường nội đồng cũng bị hỏng hóc nhiều. Hệ thống chợ còn thiếu và quy mô nhỏ lẻ. Chưa có chợđầu mối tiêu thụ sản phẩm nên chưa đáp ứng được hết nhu cầu giao thương.

4.4.7 Nhng thành công và tn ti trong vic phát trin sn xut lúa QR1

4.4.7.1 Những thành công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85

bản đạt được mục tiêu đề ra. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác tăng và ổn định hơn so với sản xuất lúa thương phẩm trước đây, tạo được lượng nông sản hàng hóa khá lớn, có chất lượng.

- Người nông dân yên tâm sản xuất do được bao tiêu sản phẩm với giá bán cao, mang lại lợi ích thiết thực cho người nông dân.

- Đã chủđộng được một phần khá lớn nguồn giống lúa chất lượng cao cho huyện, cho tỉnh và một số tỉnh lân cận.

- Khắc phục được một phần sự phụ thuộc vào các loại giống nhập ngoại nhưở các vụ sản xuất trước.

- Bước đầu tạo ra mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

- Dự án sản xuất giống lúa thuần chất lượng cao QR1 tại huyện Yên Khánh cũng tạo được mô hình liên kết thực sự có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp giữa Nhà nước (UBND tỉnh, UBND huyện) - Nhà Khoa học (Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam) - Nhà nông - Nhà Doanh nghiệp (Công ty TNHH vật tư Nông nghiệp Hồng Quang), đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên, trước

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển sản xuất lúa qr1 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)