Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển sản xuất lúa qr1 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 43)

Có thể khẳng định đơn vịđi đầu trong công tác nghiên cứu về giống lúa trên thế giới là Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI). Đã có hàng ngàn giống lúa cải tiến được tạo ra từ đây. Các nhà khoa học của IRRI đã rất quan tâm

đến việc cải thiện chất lượng đối với các giống lúa cải tiến. Tuy nhiên tiến trình cải thiện chất lượng của giống thường diễn ra rất chậm vì hầu hết các giống lúa cải tiến đều mang gen chống chịu sâu mà những giống này đều có hàm lượng amylose cao và nhiệt độ hoá hồ thấp.

IR64 là giống lúa được cải tiến đầu tiên của IRRI có chất lượng gạo khá, hạt thon dài, trong, hàm lượng amylose và nhiệt độ hoá hồ trung bình. Nhờ những ưu điểm đó mà IR64 nhanh chóng mở rộng được diện tích gieo trồng ở các nước châu Á và được coi như một giống tiêu biểu cho giống lúa hạt thon dài, chất lượng trung bình. Sau IR64 tại IRRI đã hàng loạt giống lúa với chất lượng tốt, tiềm năng năng suất cao rời ra đời như: IR29732; IR42; IR62030.

Bên cạnh đó, ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước IRRI đã thực hiện các chương trình cải tiền các giống lúa chất lượng cao nổi tiếng trên thế giới nhằm nâng cao năng suất và khả năng chống chịu nhưng vẫn duy trì được các đặc tính chất lượng của giống. Các giống lúa chất lượng như Basmati 370 và các giống cải tiến từ đó như Sarbmati; Punjab Basmati 1; Pusa Basmati 1 cùng các dòng Indica cải tiến khác đã được sử dụng làm vật liệu khởi đầu trong chương trình chọn tạo giống lúa thơm cao tại IRRI (Nguyễn Văn Hiển, 1992).

Ngoài IRRI, các quốc gia trên toàn thế giới cũng có những chương trình nghiên cứu chọn tạo giống lúa chất lượng cao của riêng mình. Mỹ là một quốc gia có nền nông nghiệp rất phát triển. Các nhà khoa học nông nghiệp Mỹ rất quan tâm đến việc chọn tạo giống lúa chất lượng cao đặc biệt là các giống lúa cải tạo từ các giống lúa chất lượng nổi tiếng trên thế giới như Basmati, Jasmine. Giống lúa đầu tiên được tạo ra bằng con đường này là Della. Một số giống lúa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

chất lượng được công nhận là giống quốc gia và đang được trồng phổ biến ở

Mỹ hiện nay gồm có: Dellmont; Dellrose và A-201.

Nằm trong tốp đứng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới, chính phủ Thái Lan rất coi trọng công tác chọn tạo giống lúa chất lượng cao. Mặc dù đang duy trì một tỷ lệ diện tích gieo trồng các giống lúa chất lượng cổ truyền nhất

định nhưng các nhà chọn tạo giống của Thái Lan vẫn đang nỗ lực nghiên cứu nhằm cải tiến và tạo ra nhiều giống lúa chất lượng cao mới đáp ứng nhu cầu sản xuất khẩu của đất nước. Hiện nay hai giống lúa thơm cao cải tiến đang

được trồng phổ biến ở Thái Lan là Khao Dawk Mali 105 và RD-15 (Đào Châu Thu, 1999).

Ở Trung Quốc ngày nay, ngoài mục tiêu chọn giống lúa siêu cao sản đểđảm bảo an ninh lương thực, mục tiêu chọn giống lúa có năng suất, chất lượng cao và các giống lúa lai vừa có năng suất cao, vừa có chất lượng tốt cũng đang được triển khai mạnh mẽ. Cải tiến dạng hạt và giảm hàm lượng amylose của các giống lúa loại Indica và Japonica là mục tiêu chính của chương trình chọn tạo giống lúa chất lượng cao Trung Quốc. Một số giống lúa chất lượng cao đang được gieo trồng phổ

biến ở Trung Quốc hiện nay như Zhongyoxuaao3; Xhong Xiang1; Chang si - han; Sheng tai; Fang ba xhan….Các giống này hầu nhưđều có dạng hạt thon dài, chất lượng xay xát tốt, gạo trắng trong, hàm lượng amylose từ thấp đến trung bình,

độ bền thể gel mềm (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 1997).

Cùng với việc nghiên cứu thành công bản đồ gennom của cây lúa, nhiều giống lúa mới có chất lượng cao nhờ biến đổi gen được tạo thành. Một trong những giống lúa biến đổi gen điển hình là giống TP309 được biến đổi từ

một giống lúa điạ phương của Đài Loan bằng hai quy trình khác nhau với phương pháp chuyển gen nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens năm 2003. Giống lúa này còn được gọi là gạo vàng với hàm lượng Beta caroten lên tới 1,6 microgram/1gram gạo, gấp 200 lần so với gạo bình thường. Đây là một khám phá lớn của ngành nghiên cứu lúa gạo trên thế giới vào đầu thế kỷ 21 nhằm làm giảm bớt bệnh mù ở trẻ em do thiếu vitamin A. Giống lúa này đang được tiếp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36

tục nghiên cứu để có thể mở rộng ra sản xuất tuy nhiên giá thành của nó khá cao nên phần đông dân nghèo khó có thể sử dụng chúng hàng ngày (Phạm Vân Đình và Đỗ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 3.1.1 V trí địa lý * Vị trí địa lý

Yên Khánh là một huyện đồng bằng châu thổ Sông Hồng nằm ở phía Nam của tỉnh Ninh Bình với địa thế chạy dọc theo quốc lộ 10 nội thành phố Ninh Bình với huyện Kim Sơn; phía Bắc giáp thành phố Ninh Bình, phía Đông giáp tỉnh Nam

Định ngăn cách bởi sông Đáy với con đê dài 37 km, phía Tây giáp huyện Yên Mô ngăn cách bởi sông Vạc chạy dài bao bọc quanh huyện với con đê dài 70 km, phía Nam giáp huyện Kim Sơn. Có thể nói với vị trí thuận tiện cảđường thủy và đường bộ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu với các vùng phụ cận trong và ngoài tỉnh. Hệ thống Sông Đáy và Sông Vạc tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển, đặc biệt là sản xuất lúa. Huyện Yên Khánh có 17 xã và một thị trấn(UBND huyện Yên Khánh, 2012)

* Địa hình

Địa hình tương đối bằng phẳng, mang tính chất đặc trưng của đồng bằng châu thổ Sông Hồng, và phân thành 2 vùng nông nghiệp. Khu vực 9 xã phía Nam giáp Kim Sơn là vùng đất thịt, khu vực các xã phía Bắc là vùng đất cát và đất cát pha. Đất giàu chất dinh dưỡng tạo thuận lợi cho các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

* Khí hậu thủy văn

Yên Khánh là một tiểu vùng của đồng bằng Bắc Bộ nên khí hậu ở đây mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu điển hình của Việt Nam. Mùa hè nóng và mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, mùa đông lạnh từ tháng 11 cho đến tháng 3 năm sau. Trong mùa đông đầu mùa thường hanh khô, cuối mùa thì ẩm ướt do mưa phùn kéo dài. Chính sự phân hóa theo mùa đã hình thành các vụ sản xuất trong huyện thành vụđông xuân và vụ mùa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

* Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 23,50C đến 24,50C, đặc biệt trong thời gian gần đây có những ngày mùa hè nhiệt độ cao nhất lên tới 390C, mùa đông nhiệt độ có thể những thời điểm xuống thấp đến 80C. Sự biến đổi nhiệt độ trong các mùa và sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm ởđây không lớn.

* Độẩm:

Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là từ 83-85%. Đặc biệt có những tháng cuối đông độẩm có thể lên tới 91%, không khí trở nên ẩm ướt.

+ Độ ẩm trung bình cả năm 83%, dao động qua các tháng từ 78 - 91%. + Thời kỳ khô nhất từ tháng 10 dến tháng 1 độẩm 75 - 80%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trong mùa mưa độẩm khoảng 85 - 90%.

* Ánh sáng và lượng mưa

Nhìn chung số giờ nắng trung bình cả năm là từ 1100 - 1600h, những ngày hè số giờ nắng rất cao phù hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Về

mùa đông số giờ nắng trong ngày tương đối thấp, mây mù bao phủ, trời âm ủ kéo dài nên các loại sâu bệnh phát triển đặc biệt là các tháng 1,2.

Lượng mưa trung bình trong các năm là từ 1500 đến 1800 mm nhưng lại phân bố không đồng đều qua các tháng trong năm. Lượng mưa tập trung nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm. Riêng tháng 7, 8 thường có bão và áp thấp nhiệt đới, có lượng mưa lớn chiếm 55 - 70% lượng mưa cả năm.

Nhìn chung điều kiện khí hậu thời tiết của Yên Khánh là thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi, thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Do đó huyện Yên Khánh được ưu tiên là huyện đầu tiên của tỉnh được trồng thí điểm giống lúa chất lượng cao QR1 nhằm từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong vùng. Tuy nhiên điều kiện khí hậu của vùng cũng có những diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng bất lợi cho quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39

* Tình hình sử dụng đất đai

Tiềm năng đất đai của huyện phong phú và đa dạng, được thể hiện ở bảng 3.1 Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Yên Khánh năm 2014 TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 21.567,1 100 I Diện tích đất nông nghiệp 14.707,1 68,19 1 Đất trồng cây hàng năm 7.878,9 36,53 a Đất trồng lúa 7.861,5 36,45 b Đất trồng cây hàng năm khác 17,4 0,08 2 Đất trồng cây lâu năm 977,8 4,53 3 Đất lâm nghiệp 5.699 0,03 4 Đất nông nghiệp khác 151,4 0,70

II Diện tích đất phi nông nghiệp 6.367,1 29,52

1 Đất ở 1.748,4 8,11

2 Đất chuyên dùng 2.920,6 13,54

3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 26,1 0,12

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 136,3 0,63 5 Đất sông, mặt nước chuyên dùng 1.487,4 6,89 6 Đất phi nông nghiệp khác 48,4 0,22

III Đất chưa sử dụng 492,9 2,29

Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Khánh, 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

nông nghiệp là 14.707,1 ha, chiếm khoảng 68,19% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 6.367,1 ha, chiếm khoảng 29,52%.

Hiện nay, huyện Yên Khánh vẫn còn một phần diện tích đất chưa sử dụng, tuy chiếm tỷ lệ không lớn là 2,29% tổng diện tích đất tự nhiên tương đương với 492,9 ha. Việc khai hoang, cải tạo diện tích đất này sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hay sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp diễn ra còn chậm, chưa đạt

được hiệu quả cao. Trong đất nông nghiệp chủ yếu là đất trồng cây hàng năm chiếm 7.878,9 ha, bằng 53,7%, đất lâm nghiệp là 5.699 ha, chiếm khoảng 38,75% .

Nhận xét chung về vị trí địa lý, địa hình, địa chất, khí hậu, thuỷ văn huyện Yên Khánh

Huyện Yên Khánh có địa hình tương đối bằng phẳng, không có núi non, mạng lưới sông ngòi phân bố tương đối đều cùng với đặc trưng thổ nhưỡng là đất phù sa, thuận lợi cho việc thâm canh cây lúa nước, cây ăn quả và các loại rau màu thực phẩm khác.

Yên Khánh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gần biển nên mát mẻ, thuận lợi cho phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung. Khí hậu và số giờ nắng trong năm tương đối thích hợp cho việc canh tác 3 vụ trong năm tạo cho huyện có lợi thế về phát triển nông nghiệp thâm canh, năng suất cao. Tuy nhiên, thời tiết vẫn chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa hạ

nắng nóng, có ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Mùa đông, ảnh hưởng khá lớn của gió mùa Đông Bắc gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất.

3.1.2 Điu kin Kinh tế - xã hi

3.1.2.1 Dân số và lao động

Dân số và lao động hay thường gọi là nguồn nhân lực con người là một trong những yếu tố rất quan trọng của mọi hoạt động, nó có tác động trực tiếp tới quá trình vận động của xã hội. Nguồn lực này cũng là nhân tố tạo ra của cải vật chất cho xã hội nhưng cũng là nhân tố tiêu thụ mọi sản phẩm sản xuất ra. Tuy nhiên chúng ta cần phải kết hợp hài hòa giữa hai vấn đề này nếu không sẽ dẫn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

theo nhiều hậu quả xấu như diện tích đất ở, đất sản xuất giảm, vấn đề giải quyết công ăn việc làm, phát triển kinh tế, điều kiện về mọi mặt giáo dục và y tế không

được đảm bảo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo phòng thống kê huyện Yên Khánh ta thấy huyện có tỷ lệ lao động dồi dào, chiếm 56,8% tổng dân số, phần lớn là lao động nông nghiệp. Trong đó, dân số và lao động tập trung chủ yếu vào thị trấn Yên Ninh và xã Khánh Phú, thị trấn Yên Ninh có số lao động chiếm 65,37% tổng dân số của xã, xã Khánh Phú có số lao động chiếm 67,53% tổng dân số của xã, xã Khánh An có số lao

động chiếm 61,08% tổng dân số của xã. Nguyên nhân là do xã Khánh Phú và xã Khánh An có khu công nghiệp Khánh Phú tập trung nhiều công ty trong và ngoài nước do đó nhu cầu về lao động là rất lớn. Thị trấn Yên Ninh là trung tâm hành chính của huyện Yên Khánh do đó dân cư và lao động tập trung đông đúc. Bên cạnh đó, một số xã nằm trên đường quốc lộ cũng có mật độ dân số và lao

động cao hơn. Do huyện Yên Khánh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp nên phần lớn lao động là lao động nông nghiệp, những lúc mùa vụ nhàn rỗi lao động trong huyện phải đi làm thuê ở nơi khác.

3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng

Để có nền kinh tế phát triển bền vững thì phải có cơ sở hạ tầng vững chắc. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, hệ thống đường giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống thông tin liên lạc… Nhóm cơ sở hạ tầng gián tiếp phục vụ cho sản xuất như các cơ sở y tế, giáo dục, dịch vụ, thư viện…

Thy li

Là một huyện thuần nông, nằm ở phía đông của sông Đáy, xung quanh

đều có sông bao bọc nên khâu thủy lợi luôn được huyện rất quan tâm đầu tư, coi đó là khâu mấu chốt trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần

đây, mạng lưới kênh mương tưới tiêu được phát triển rất mạnh. Đến năm 2007, toàn huyện có 82 trạm bơm với tổng công suất 386.000 m3/h và 270 km kênh mương tười và 230 km kênh tiêu, trong đó có 98 km được kiên cố

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42

vừa qua đã góp phần giúp ngành nông nghiêp thâm canh tăng vụ, thau rửa phèn tăng độ phì của đất, hạn hán thu hẹp, mở rộng được diện tích cây vụ đông lên 30 - 35% tổng diện tích đất canh tác, tăng hệ số sử dụng đất. Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi của huyện vẫn còn nhiều tồn tại đó là: tỷ lệ chủ động tưới tiêu còn thấp, chủ động tưới khoảng 4.500 ha (51% diện tích đất canh tác); tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương thấp (19,6%), chủ yếu vẫn là kênh

đất được xây dựng lâu năm, mặc dù được tu bổ nhưng vẫn liên tục xuống cấp gây khó khăn cho việc điều tiết nước phục vụ sản xuất.

H thng đin nước:

Hiện nay, tất cả các xã, thị trấn trong huyện đều sử dụng mạng lưới điện lưới quốc gia. Toàn huyện có 451 km đường dây điện (trong đó, đường 35 KV có 83 km, 10 KV có 18 km, 04 KV có 350 km) và 75 trạm biến áp, 83 máy biến áp với dung lượng 21.080 KV.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển sản xuất lúa qr1 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 43)