Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển sản xuất lúa qr1 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 55)

3.2.1 Phương pháp thu thp s liu

3.2.1.1 Phương pháp thu thập thứ cấp

Trên cơ sở các tài liệu đã có trong những năm trở lại đây gồm:

- Tài liệu vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội từ các phòng ban của UBND huyện Yên Khánh có liên quan, Phòng Thống kê huyện Yên Khánh và tài liệu hiện trạng sử dụng đất từ Phòng Tài nguyên Môi trường huyện qua các năm.

- Các số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng của giống lúa hàng năm hiện đang lưu giữ tại Sở nông nghiệp, Chi cục Bảo vệ thực vật và Trung tâm khuyến nông tỉnh Ninh Bình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47

cầu lao động, tài chính.

- Các loại bản đồ hiện trạng sử dụng đất, thổ nhưỡng, thuỷ lợi...

3.2.1.2 Phương pháp thu thập sơ cấp

* Điều tra nông thôn có sự tham gia của nông dân (PRA)

Điều tra, đánh giá, điều kiện tự nhiên, kinh tế, hiện trạng sử dụng đất, hệ thống canh tác. Xây dựng những câu hỏi chuyên đề, trên cơ sởđó phỏng vấn nông dân, cán bộ chuyên môn thông qua đó xác định được hạn chế và đề xuất giải pháp.

Điều tra mẫu: Tiến hành điều tra,chọn ngẫu nhiên theo quy mô đã phân trước là khảo sát tại 3 hợp tác xã: hợp tác xã Nam Cường, Đông Cường và Kiến Thái thuộc 2 xã Khánh Cường và Khánh Trung.

Do tổng thể mẫu ở huyện Yên Khánh tương đối đồng đều về đất đai, tập quán, dân trí...Vì thế cỡ mẫu sẽ thấp hơn so với những huyện khác trên địa bàn. Tuy nhiên vẫn thể hiện được tính đại diện của địa bàn nghiên cứu.

Số hộ điều tra dựa trên quy mô của từng xã và phụ thuộc vào diện tích trồng của mỗi hộ. Vì thế 3 Hợp tác xã mỗi HTX chọn 24 hộ sản xuất lúa QR1.

Về nội dung phỏng vấn, điều tra gồm: điều kiện sản xuất kinh doanh (đất đai, lao động, vốn…); tình hình sản xuất (cơ cấu giống gieo trồng, năng suất, sản lượng…); tình hình đầu tư, chi phí (giống, phân bón, thuốc BVTV…) và tình hình tiêu thụ nông sản (lượng tiêu dùng, chăn nuôi, bán…). Thu thập thông tin và ghi vào phiếu điều tra, đồng thời phỏng vấn về các vấn đề có liên quan trong quá trình sản xuất lúa.

3.2.2 Phương pháp x lý s liu

Toàn bộ số liệu điều tra sẽđược quản lý và xử lý bằng phần mềm Excel. Từ số liệu đã công bố, tổng hợp, đối chiếu để chọn ra thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài. Chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê kinh tế và phân tổ, mô tả và thống kê so sánh.

3.2.3 Phương pháp phân tích s liu

- Phương pháp thng kê kinh tế

Đây là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội, nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của số lớn các hiện tượng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48

kinh tế xã hội dựa trên quan điểm số lơn, để tìm ra bản chất, quy luật vận động của hiện tượng từ đó rút ra các kết luận có tính chất khoa học và có thể dự báo trong tương lai (Phan Công Nghiệp, 2002).

Mục tiêu: Nhằm đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất như: Năng suất cây trồng, chi phí hỗn hợp, sản lượng, thu nhập trên công lao động.

- Phương pháp chuyên gia, chuyên kho

Mục tiêu: Phân tích các biến động của các hiện tượng trong quá trình sản xuất, tiêu thụ lúa QR1 qua các năm nhằm thấy được sự biến động về lượng và chất của lúa, thấy được tác động của các yếu tố sản xuất, tiêu thụ, tìm ra nguyên nhân.

- Phương pháp hch toán và tính giá thành

Dùng phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm để tính toán xác định kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân trồng lúa QR1.

- Phương pháp phân tích SWOT

Để phân tích, đánh giá thông tin sử dụng phương pháp SWOT, là phương pháp được sử dụng cho phân tích khám phá các cơ hội mới, quản lý và giảm thiểu những tiêu cực; S (strength), W (weak), O (opportunity) và T (threats); là phương pháp phân tích xác định điểm mạnh, điểm yếu và xem xét các cơ hội và đe dọa trước mắt trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng của vùng. Phân tích tình hình sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu, từđó tìm ra những ưu

điểm và hạn chế trong quá trình sản xuất. Qua đó đề xuất một số giải pháp và hướng phát triển. Để thực hiện phải trả lời các câu hỏi:

Bảng 3.3 Bảng phân tích SWOT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

S (Strength): Mt mnh

+ Lợi thế mà khu vực đó đang có? + Cái gì đang làm tốt?

+ Các nguồn lực cần thiết ta có?

+ Vùng khác xem xét nguồn lực của ta thế nào?

W (Weak): Mt yếu

+ Cái gì chúng ta nên cải thiện? + Cái gì chúng ta kém?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49

O (Opportunity): Cơ hi.

+ Vùng đang có cơ hội nào?

+ Chúng ta hiểu biết thế nào về xu hướng quan tâm? T (threats): Thách thc + Những thách thức nào đối với vùng? + Chúng ta cần cạnh tranh thế nào? - Phương pháp so sánh

Phương pháp này đòi hỏi bao gồm cả so sánh tuyệt đối và so sánh tương

đối để nghiên cứu động thái phát triển của sự vật hiện tượng theo thời gian và không gian.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50

3.2.4 H thng ch tiêu phân tích

3.2.4.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu phát triển sản xuất lúa QR1 theo chiều rộng

- Tổng số hộ, lao động sản xuất lúa QR1 qua các năm

- Diện tích, năng suất, sản lượng lúa QR1 bình quân/hộ trong huyện - Tổng diện tích lúa QR1 toàn huyện

- Tốc độ phát triển diện tích, năng suất, sản lượng lúa QR1 qua các năm; - Tổng vốn đầu tư cho sản xuất lúa

3.2.4.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu phát triển sản xuất lúa QR1 theo chiều sâu

- Cơ cấu giống mới trong toàn huyện qua các năm - Mức độ áp dụng công nghệ, KHKT mới;

+ Số vụ bình quân/năm; +Tiền giống đầu tư/vụ;

+Giá trị phân bón trên 1 ha gieo trồng +Thời gian sản xuất bình quân/vụ - Đầu tư cơ sở hạ tầng - Hiệu quả kinh tế * Nhóm chỉ tiêu về kết quả - Năng suất lúa : N = Q S Trong đó : N : năng suất lúa Q: sản lượng lúa S: diện tích lúa

- Giá trị sản xuất (GO): Là giá trị bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm trên một đơn vị diện tích trong một vụ (một năm) sản xuất ; tính cho 1 hộ hoặc 1 diện tích gieo trồng n GO = ∑ Qi x Pi i=1 Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm loại i Pi: Đơn giá sản phẩm loại i

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51

- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất như: Giống, phân bón, làm

đất, bảo vệ thực vật, … n

IC = ∑ Cj i=1

Trong đó: Cj: Khoản chi phí thứ j trong một vụ sản xuất (một năm sản xuất)

- Giá trị tăng thêm (VA): Là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất một đơn vị diện tích lúa trong một vụ (một năm).

VA = GO – IC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất một đơn vị sản xuất cây lúa QR1 trong một vụ hay một năm.

MI=VA-(A+T)-LĐ (thuê nếu có)

Trong đó: A là giá trị khấu hao tài sản cố định và các chi phí phân bổ. T: Là thuế nông nghiệp LĐ: Lao động thuê ngoài

*Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả:

Năng suất (tấn/ha): Phản ánh trung bình 1 năm 1 đơn vị diện tích đất sản xuất

được bao nhiêu (tấn) thóc.

Tổng sản lượng thóc trong 1 năm (vụ) (Q) Năng suất bình quân (W) =

Tổng diện tích đất gieo trồng lúa QR1(S) Giá trị sản xuất (GO) bình quân trên 1 đơn vị diện tích (triệu đồng/ ha). Giá trị gia tăng (VA) bình quân trên 1đơn vị diện tích (triệu đồng/ ha

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng phát triển sản xuất lúa tại huyện Yên Khánh

4.1.1 Din tích, năng sut, sn lượng lúa huyn Yên Khánh giai đon 2012

- 2014

Tình hình sản xuất lúa của huyện Yên Khánh giai đoạn 2012 – 2014 được tổng hợp ở bảng 4.1.

Bảng 4.1 Tình hình sản xuất lúa huyện Yên Khánh (2012 - 2014) TT Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 TT Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển BQ (%) I Lúa xuân 1 Diện tích ha 7.087,7 7.250,1 7.315,4 101,59 2 Năng suất tạ/ha 67,81 67,46 67,65 99,88 3 Sản lượng tấn 48.061,69 48.909,17 49.488,68 101,47 II Lúa mùa 1 Diện tích ha 7.394,04 7.783,2 7.858,9 103,10 2 Năng suất tạ/ha 57,28 58,31 57,53 100,22 3 Sản lượng tấn 42.353,1 45.383,8 45.212,3 103,32

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Yên Khánh, 2014

- Về diện tích: Năm 2014, diện tích gieo cấy lúa vụ xuân là 7.315,4 ha, tăng 227,97 ha so với năm 2012, tốc độ phát triển bình quân là 101,59%, tăng 1,59%; Lúa vụ mùa năm 2014 là 7.858,9 ha, tăng 464,86 ha so với năm 2012, tốc độ phát triển bình quân là 103,1%, tăng 3,1%.

- Về năng suất: yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa đó chính là năng suất. Cây lúa trên địa bàn huyện được gieo trồng ở hai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53

vụ: vụ xuân và vụ mùa, vụ mùa có diện tích gieo cấy lớn hơn vụ xuân. Tuy nhiên sản xuất lúa gạo đều chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên cho nên lúa xuân thường cho năng suất cao hơn lúa mùa. Những xã như Khánh An, Khánh Cường ở trung tâm, chủđộng về nước nên năng suất trung bình đạt rất cao từ 70 - 72 tạ/ha. Năm 2012 năng suất lúa xuân là 67,81 tạ/ha, lúa mùa chỉ đạt 57,28 tạ/ha, lúa xuân cao hơn lúa mùa là 10,53 tạ/ ha; đến năm 2013 lúa xuân đạt 67,46 tạ/ha, lúa mùa đạt 58,31 tạ/ha mức chênh lệch chỉ còn 9,15 tạ/ha. Qua bảng số

liệu cho thấy năng suất lúa xuân tương đối ổn định, bình quân trong 3 năm có sự

giảm nhẹ 0,12%. Nhưng ngược với lúa xuân lúa mùa có sự biến động về năng suất: năm 2013 do điều kiện thời tiết thuận lợi cho sản xuất lúa vụ mùa, cho nên năng xuất lúa mùa là 58,31 tạ/ha, tăng 1,8% tức là 1,03 tạ/ha so với năm 2012. Nhưng đến năm 2014 điều kiện thời tiết bất lợi đã làm cho năng suất lúa mùa giảm còn 57,53 tạ/ha, giảm so với năm 2013 là 1,36% bằng 0,87 tạ/ha. Bình quân trong 3 năm năng suất lúa mùa tăng 0,22%. Qua đây cho thấy năng suất sản xuất lúa chịu tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên. Trên địa bàn huyện giống lúa

được sử dụng phổ biến là giống lúa lai Nhịưu 838 và Phú ưu cho năng suất cao và ổn định. Hiện nay huyện đang có chủ trương sản xuất lúa có chất lượng cao như QR1, bắc thơm, N97… trong đó chủ yếu là QR1. Các giống lúa có chất lượng cao cho năng suất thấp hơn nhiều so với các giống cũ điều này cũng ảnh hưởng đến năng suất lúa bình quân của toàn huyện

Trong vụ mùa những năm gần đây, do điều kiện tự nhiên thuận lợi, sử

dụng nhiều giống mới nên năng suất vẫn tiếp tục tăng, từ 57,28 tạ/ha năm 2012 lên 57,53 tạ/ha năm 2014 với tốc độ tăng trung bình là 0,44%/năm, các xã có năng suất tương đối đồng đều.

- Về sản lượng: Sản lượng lúa vụ xuân năm 2014 là 49.488,68 tấn, tăng 579,51 tấn so với năm 2012 với tốc độ tăng bình quân là 1,47%; Sản lượng lúa vụ mùa là 45.212,3 tấn, tăng 2859,2 so với năm 2012 với tốc độ tăng bình quân trong 3 năm là 3,32%. Lý do tăng sản lượng chủ yếu là do tăng diện tích gieo cấy lúa trong 3 năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54

Tóm lại, sản xuất lúa gạo hiện nay của nhân dân trong huyện có sự chuyển biến theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế chứ không còn chú trọng trong việc tăng về diện tích. điều này khẳng định nhận thức về sản xuất của nông dân nơi đây được nâng cao rất nhiều, điều này góp phần tích cực vào công cuộc phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung.

4.1.2 K thut phát trin sn xut lúa ca huyn Yên Khánh

Về phương thức gieo cấy và mật độ: Do điều kiện đồng ruộng phẳng, việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điều tiết nước dễ dàng, thuận tiện cho việc gieo cấy cả vụ xuân lẫn vụ mùa. Đến nay, 90 - 95% diện tích lúa của huyện Yên Khánh được tưới nước chủđộng.

Thời vụ gieo mạ: được bố trí từ đầu hệ thống thủy lợi sau đến cuối hệ

thống.

- Vụ xuân: do điều kiện khí hậu ởđây có nền nhiệt cao nên thời vụ gieo lúa xuân thường bắt đầu từ cuối tháng 12. Trà sớm gieo mạ từ ngày 25 đến 30/12, trà chính vụ

gieo mạ từ 5 đến 8/1, trà xuân muộn gieo từ ngày 11 đến 15/1.

- Vụ lúa mùa: Thời vụ gieo cấy tùy thuộc và điều kiện cụ thể của các giống sử dụng (giống ngắn ngày, giống dài ngày) và chân đất (đất chủđộng nước, đất làm cây vụđông) …., song phải đảm bảo lúa trổ vào thời kỳ an toàn (từ 20 - 30/8). Cụ

thể như sau: Trên diện tích dự kiến sản xuất vụđông, thời vụ gieo mạ tập trung từ

ngày 1 - 10/6; diện tích còn lại thời vụ gieo mạ từ 15 - 30/6.

Lúa sau khi cấy được 25 đến 30 ngày, người dân tiến hành dặm tỉa mất khoảng và làm cỏ, tiến hành làm cỏ 2 - 3 lần/vụ và bón phân thúc lúa đẻ nhánh.

Trong những năm gần đây đã có nhiều hộ gia đình áp dụng những tiến bộ

kỹ thuật vào sản xuất như chương trình “Giảm chi phí, tăng hiệu quả” gọi là chương trình “3 giảm 3 tăng” trong sản xuất lúa nước nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Áp dụng kỹ thuật bón lót sâu, bón phân sớm theo nhu cầu sinh lý của cây lúa, trong đó có bón đạm, kali sớm; giảm lượng đạm bón từ 20 - 25% so với các hộ

hiện đang bón. Áp dụng kỹ thuật quản lý đồng ruộng như không phun thuốc trừ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55

và hiệu quả thuốc BVTV, giảm 1/2 số lần phun của các hộ hiện nay. Kỹ thuật rút nước xen kẽ phù hợp với yêu cầu nước của cây lúa theo giai đoạn sinh trưởng phát triển đang được phổ biến và người dân áp dụng trên diện rộng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56

4.1.3. Tình hình tiêu th lúa huyn Yên Khánh giai đon 2012 - 2014

Tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng đối với bất cứ ngành sản xuất nào, ngành sản xuất lúa cũng không phải là ngoại lệ. Đặc biệt, đối với sản phẩm nông nghiệp do

điều kiện không bảo quản được trong thời gian dài do đó vấn đề tiêu thụ sản phẩm có một vai trò to lớn. Phần lớn các hộ nông dân trên địa bàn huyện có diện tích sản xuất ít cho nên lúa gạo sản xuất chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và chăn nuôi của gia đình, phần còn lại mới để bán. Việc tiêu thụ sản phẩm do các nông hộ chịu trách

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển sản xuất lúa qr1 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 55)