Tình hình phát triển sản xuất lúa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển sản xuất lúa qr1 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 35 - 39)

2.2.3.1 Qúa trình phát triển sản xuất lúa ở Việt Nam

Sản xuất lương thực là một ngành sản xuất chính của nước ta, từ một nước thiếu lương thực trở thành một nước xuất khẩu gạo ñứng thứ 2 trên thế

giới (sau Thái Lan) và khối lượng, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng.

Hơn 20 năm đổi mới, sản xuất lúa gạo tăng trưởng liên tục và chất lượng ngày càng cao trên cả 3 phương diện năng suất, chất lượng và hiệu quả. Năm 1986, diện tích gieo trồng lúa chỉ có 5.688,6 nghìn ha, năng suất bình quân 28,1tạ/ha/vụ và sản lượng 16.874,8 nghìn ha, đến năm 2007 ba con số tương ứng

đã lên tới 7.329,2 nghìn ha; 48.9tạ/ha và 35.832,9 nghìn tấn. Tính chung 20 năm, sản lượng lúa tăng thêm 19 triệu tấn, gấp hơn 2 lần, bình quân tăng gần 1 triệu tấn/năm, (tăng 4,5%/năm).

Điều đáng chú ý là trong khi diện tích lúa giảm từ 7.666 nghìn ha năm 2000 xuống 7.201nghìn ha năm 2007, nhưng sản lượng lúa vẫn tăng từ

32.529 nghìn tấn năm 2000 lên 35.927 nghìn tấn năm 2007 (Niên giám thống kê, 2007). Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, xu hướng đô thị hoá, công nghiệp hoá đang diễn ra mạnh, dân số liên tục tăng làm cho diện tích đất nông nghiệp nói chung và diện tích đất trồng lúa nói riêng ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra ở đây là cần phải nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng lúa, nhằm đáp ứng được nhu cầu lương thực cho người dân và cho xuất khẩu (Nguyễn Hữu Tề, 2004).

Diện tích lúa cả nước năm 2009 đạt khoảng 7.440 nghìn ha, đây là mức cao nhất trong vòng 5 năm qua. Sau khi giảm đáng kể trong năm 2007, diện tích lúa cả nước đã tăng trở lại từ năm 2008 và tiếp tục duy trì xu hướng tăng trong năm 2009, nhờ giá gạo xuất khẩu tăng mạnh đã đẩy giá thu mua lúa gạo trong nước tăng cao và khuyến khích nông dân tăng diện tích. So với năm 2008, diện tích lúa cả nước năm 2009 đã tăng gần 40 ngàn ha (0,5%), trong

đó diện tích vụ đông xuân tăng 47,6 ngàn ha (1,6%), diện tích vụ mùa cũng tăng nhẹ 2,7 ngàn ha (0,1%), tuy nhiên diện tích vụ hè thu lại giảm hơn 10 ngàn ha so với cùng kỳ năm 2008.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27

tích vụđông xuân và vụ mùa ở diện khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Năng suất, diện tích lúa đông xuân so cùng kỳ 2008 đã tăng ở hầu hết các khu vực, trong đó tăng mạnh nhất là khu vực ĐBSCL và khu vực Đông Bắc Bộ với lượng tăng diện tích tương ứng là 25.000 ha ởĐBSCL và hơn 8.000 ha ởĐông Bắc. Tại khu vực Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH), Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên, diện tích lúa đông xuân cũng tăng khá. Trái lại, diện tích lúa mùa lại giảm ở hầu khắp các vùng trên cả nước, trong đó giảm mạnh nhất là khu vực Nam Trung Bộ giảm hơn 5.000ha, ĐBSH giảm hơn 3.000 ha, khu vực Đông Nam Bộ giảm gần 4.000 ha. Tuy nhiên, lượng giảm này đã được bù lại nhờ diện tích tăng mạnh ở khu vực

ĐBSCL và Tây Bắc, với lượng tăng tương ứng là 43.000 ha và 10.000 ha.

Nhờ những điều kiện thuận lợi về thị trường và thời tiết, sản lượng lúa cả năm 2009 đã đạt xấp xỉ 38,9 triệu tấn, đây là mức kỷ lục trong vòng 20 năm qua. So với năm 1990, sản lượng lúa cả nước năm 2009 cao gấp hơn hai lần, tương đương với mức tăng 19,6 triệu tấn. So với năm 1999, sản lượng năm 2009 cũng tăng gần 7,5 triệu tấn, tương đương 23,8%, và tăng hơn 3 triệu tấn, tương đương 8,4% so với năm 2005, năm lập kỷ lục về khối lượng xuất khẩu gạo của giai đoạn 2008 trở về trước. Sản lượng lúa cả nước đã tăng liên tục trong vòng 20 năm qua với biên độ khá mạnh, đặc biệt là trong giai

đoạn 1990 - 1999. Trong những năm gần đây, sản lượng lúa không còn tăng mạnh, nhưng vẫn duy trì được xu thế tăng.

Theo báo cáo ngày 6 tháng 12 năm 2010, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

(USDA) đã điều chỉnh lại dự báo của mình về sản lượng gạo nước ta niên vụ 2009 từ 39,28 triệu tấn lên 39,50 triệu tấn. Nguyên nhân chính là do diện tích trồng vụ đông tại khu vực Đồng bằng sông Cửu long tăng nhanh hơn dự kiến (Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà, 1990).

Theo Bộ Nông nghiệp, Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới

được dự báo thu hoạch kỷ lục 42 triệu tấn lúa trong năm 2011 tăng khoảng 5% so với năm 2010 do diện tích trồng nhiều hơn và sản lượng cao hơn. Sản lượng lúa tăng sẽ giúp Việt Nam đạt tới khối lượng xuất khẩu kỷ lục năm nay ít nhất 7 triệu tấn gạo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28

trong khi đảm bảo nguồn cung cấp trong nước phong phú có thể làm giảm lạm phát. Theo số liệu của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năng suất lúa đông xuân cả nước đạt 63,47 tạ/ha, cao hơn 1,2 tạ/ha so với vụ đông xuân năm 2010, sản lượng đạt gần 19,5 triệu tấn, tăng 25,8 vạn tấn. Trong đó, sản lượng lúa Đông xuân của các địa phương phía Nam ước tính đạt 12,5 triệu tấn, phía Bắc đạt khoảng 7 triệu tấn. Đối với vụ hè thu, tính đến cuối tháng 8/2011 các địa phương trên cả nước đã thu hoạch ñược 1221 nghìn ha, bằng 102,3% cùng kỳ năm trước, chủ yếu là vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 93,5% diện tích thu hoạch. Theo báo cáo sơ bộ, năng suất lúa hè thu năm 2011 của vùng đồng bằng sông Cửu Long ước tính đạt 51 tạ/ha, tăng gần 3 tạ/ha so với vụ hè thu năm trước, sản lượng

ước tính đạt 8,4 triệu tấn, tăng 420 nghìn tấn. Sản lượng các vụ lúa đã thu hoạch trong năm nay trên cả nước đạt kết quá rất khả quan. Việc áp dụng khoa học kỹ

thuật và chọn lọc được các loại giống tốt, năng suất cao cùng sự “ủng hộ” của thời tiết năm và các kết quảđã đạt ñược báo hiệu triển vọng một năm bội thu lúa trên cả

nước.

Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu 7,35 triệu tấn gạo mang về khoảng 3,5 tỉ

Mỹ kim. Theo dự báo của Bộ NN&PTNT, với điều kiện và tình hình sản xút hiện nay, tổng sản lượng thóc năm 2012 sẽ đạt mức cao nhất từ trước tới nay: Khoảng 43,4 triệu tấn( tăng 2,6 % so với năm 2011).

Bộ NN&PTNT cho biết, tại thời điểm này các tỉnh miền Nam đã cơ bản thu hoạch được trên 1.931 triệu ha lúa hè thu, chiếm 96,3% diện tích xuống giống, trong đó các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL thu hoạch 1.621 triệu ha. Cũng tính đến thời điểm này, các tỉnh ĐBSCL đã xuống giống được 573.300 ha lúa thu đông, tăng gần 1% so với cùng kỳ năm trước (Văn Ngọc ,2012).

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính từ từ đầu năm đến ngày 30/6/2014, các doanh nghiệp đã xuất khẩu được 3,003 triệu tấn gạo với trị giá FOB là 1,296 tỷ USD. Hiện giá lúa khô tại kho khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã tăng nhẹ từ 100 - 200 đồng/kg so với thời điểm giữa tháng 6 với mức giá lúa khô loại thường dao động từ 5.400 - 5.500 đồng/kg và lúa hạt dài có giá

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29

từ 5.500 – 5.600 đồng/kg. Các doanh nghiệp trong nước cũng đã ký hợp đồng xuất khẩu được 4,7 triệu tấn gạo, giá gạo xuất khẩu cũng đã tăng nhẹ từ 10 - 15 USD/tấn (Thu Hường, 2014).

2.2.3.2 Tình hình phát triển sản xuất lúa ở Ninh Bình

Ninh Bình là tỉnh thuần nông nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng. Từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năm 2005 đến nay, do phát triển nhiều khu, cụm công nghiệp đã khiến diện tích

đất nông nghiệp của tỉnh Ninh Bình dần bị thu hẹp. Vì vậy, việc bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao đời sống nông dân được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm bằng nhiều giải pháp cụ thể, nhất là nghiên cứu, sản xuất và đưa nhiều giống lúa mới có giá trị kinh tế cao vào đồng ruộng. Những giống lúa trước đó chỉ cho năng suất 45-50 tạ/ha mỗi vụ, khiến nông dân chỉđủ ăn. Hễ năm nào lũ

lụt, thiên địch gây hại nhiều thì thiếu đói. Vậy là hàng loạt giống lúa lai được đưa vào đồng ruộng Ninh Bình. Đó là các giống lúa Phú Ưu 1, Phú Ưu 978, CNR 5104, Đại Dương 1, Thục Hưng 6, v.v. Các loại giống lúa này có ưu điểm là thời gian sinh trưởng ngắn, có sức chống chịu sâu bệnh và cho năng suất ổn định 56- 60 tạ/ha mỗi vụ. Chỉ sau thời gian ngắn, nhiều huyện trong tỉnh mở rộng diện tích gieo trồng, trong đó khá thành công là các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Nho Quan, Kim Sơn, v.v. Sự xuất hiện các giống lúa năng suất cao đã nâng tổng sản lượng lương thực hằng năm của Ninh Bình từ 60 nghìn tấn lên hơn 75 nghìn tấn, không chỉổn định lương thực mà còn dư thừa dùng vào việc giao lưu hàng hóa và chăn nuôi (UBND tỉnh Ninh Bình, năm 2012).

Vụ chiêm xuân năm 2012 - 2013, được UBND tỉnh đồng ý, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình phối hợp với Viện Di truyền nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Công ty TNHH Hồng Quang xây dựng vùng sản xuất giống lúa chất lượng cao QR1 tại huyện Yên Khánh, với diện tích hơn 103 ha. Đây là giống lúa hoàn toàn mới có hạt nhỏ, dài và mầu trắng trong. Khi nấu, cơm vừa dẻo lại thơm, ngon hơn hẳn các giống lúa trước đó. Vụ chiêm xuân 2012-2013, lần đầu tỉnh Ninh Bình đưa giống lúa chất lượng cao gieo trồng trên đồng ruộng huyện Yên Khánh ở hai xã Khánh Cường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30

và Khánh Trung. Ngoài ra, Công ty cổ phần giống cây trồng vật nuôi của tỉnh sản xuất trên diện tích 70 ha bao gồm các giống lúa mới là Bắc Thơm số 7, LT2, HT6, TL6.

Đưa giống lúa chất lượng cao trồng đại trà trên đồng ruộng ởđịa phương là nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn của nông dân, đồng thời tăng thu nhập bởi giá thóc, gạo của lúa chất lượng cao bằng 1,5 đến hai lần so với giống lúa cao sản khác. Tuy nhiên, để giống lúa mới phát triển tốt trên đồng ruộng Ninh Bình, tỉnh

đề ra cơ chế hỗ trợ về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cung ứng giống cho nông dân. Cụ thể, tỉnh đã phê duyệt tổng mức đầu tư gần 20 tỷ đồng cho việc nâng cấp các công trình thủy lợi, cải tạo, tôn cao bằng gạch hệ thống kênh N1, N2, đồng thời xây mới một số tuyến kênh N2-1, N2-2, N2-3, N2-4 để thoát úng trong mùa mưa bão và cấp nước vào mùa khô. Mặt khác, tỉnh còn đầu tư xây dựng nhà sấy lúa cho nông dân với công suất tám tấn thóc/ca máy. Bên cạnh đó, tỉnh Ninh Bình hỗ trợ nông dân bằng cách cung ứng thóc giống với tổng giá trị

khoảng 600 triệu đồng (trung bình ở mức hai triệu đồng/ha đối với giống lúa thuần và năm triệu đồng/ha lúa lai) (Đỗ Tấn, 2014).

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển sản xuất lúa qr1 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 35 - 39)