TT Công thức luân canh Diện tích
(ha) Tỷ lệ (%) Hệ số SD đất (lần) Tổng diện tích đất canh tác 18.112,5 100 1 Đất lúa 2 vụ 15.033,4 83 2,41
1.1 Đất 2 vụ lúa và cây trồng vụđông 6.194,5 34,2 - 1.2 Lúa xuân + lúa mùa + ngô vụđông 1.449,0 8 - 1.3 Lúa xuân + lúa mùa + đậu tương đông 1.340,3 7,4 - 1.4 Lúa xuân + lúa mùa + khoai tây đông 489,0 2,7 - 1.5 Lúa xuân + lúa mùa + khoai lang đông 851,3 4,7 - 1.6 Lúa xuân + lúa mùa + rau màu vụđông 2.046,7 11,3 - 1.7 Lúa xuân + lúa mùa kết hợp nuôi cá 307,9 1,7 - 1.8 Đất 2 vụ lúa /năm 8.549,1 47,2 -
2 Đất 1 vụ lúa 3.079,1 17 1,61
2.1 1 vụ lúa + 2 vụ rau 108,7 0,6 - 2.2 1 vụ lúa + 1 vụ rau màu vụ xuân 1.666,4 9,2 - 2.3 1 vụ lúa mùa còn vụ xuân bỏ hóa 1.304,1 7,2 -
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58
Hiện nay, trên đất 2 lúa chủ yếu vẫn được gieo cấy 2 vụ lúa/năm (chiếm 47,2%), hệ số sử dụng đất năm đạt 2,41 lần/năm. Một thành tựu trong hệ thống canh tác trên đất lúa 2 vụđể trồng cây vụđông là áp dụng kỹ thuật gieo sạđậu tương trên nền đất tối thiểu, không ảnh hưởng đến thời vụ lúa xuân, tăng thu nhập trên đơn vị canh tác. Hiện trạng bố trí cây trồng của huyện năm 2014 được thể hiện ở bảng 4.2.
4.2 Thực trạng phát triển sản xuất lúa QR1 tại huyện Yên Khánh
4.2.1 Tóm tắt quá trình phát triển sản xuất lúa QR1 tại huyện Yên Khánh
Giống lúa QR1 là giống lúa thuần chất lượng cao nhập nội do Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam và dự án 15 phối hợp với công ty TNHH vật tư nông nghiệp Hồng Quang tổ chức khảo nghiệm, chọn lọc từ vụ xuân năm 2007. Giống QR1 gieo cấy sớm hơn so với sản xuất đại trà 15 - 20 ngày nhưng vẫn sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, trổ bông ngắn khoảng 5 ngày, số bông hữu hiệu cao (từ 9,8 - 10,5 bông/khóm), số hạt chắc trên bông đạt từ 113 - 122 hạt/bông, hạt gạo dài, tỷ lệ
lép từ 6 - 8%, tỷ lệ tấm thấp, năng suất dự kiến đạt 60 - 63 tạ/ha, chất lượng gạo thơm ngon. QR1 có chiều cao trung bình, cứng cây, dạng hình gọn, góc lá hẹp, lá
đòng đứng, màu sắc lá xanh đến cuối vụ có tác động làm tăng độ mẩy của hạt, tăng năng suất, thời gian sinh trưởng từ 120 - 125 ngày. QR1 là giống lúa cảm ôn, gieo cấy được cả 2 vụ trong năm, có tính thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh tốt, tỷ lệ
phân bón chỉ bằng 2/3 giống lúa khác, trong khi năng suất lại cao hơn giống khác 30 - 40 kg/sào, gạo trắng trong, thời gian sinh trưởng phù hợp cơ cấu trà xuân muộn và trà mùa sớm.
Từ vụ xuân 2012, Công ty TNHH vật tư Nông nghiệp Hồng Quang (Ninh Bình) được giao chủ trì triển khai dự án xây dựng vùng sản xuất lúa giống chất lượng cao QR1 quy mô 200 ha (từ năm 2012 - 2015) tại xã Khánh Cường và Khánh Trung, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) do UBND huyện Yên Khánh làm chủđầu tư. Trong dự án này tỉnh Ninh Bình và huyện Yên Khánh đã có cơ chế, chính sách về
cơ sở hạ tầng (trạm bơm, kênh, cống điều tiết….), giống gốc, vật tư nông nghiệp với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59
sản xuất theo kế hoạch hàng vụ, hàng năm. Mục tiêu của dự án là hình thành mô hình sản xuất giống lúa thuần chất lượng cao, chủđộng cung cấp nguồn lúa giống sản xuất hàng hóa cho nông dân. Tiếp đó, huyện sẽ cung cấp nguồn lúa giống thuần chất lượng cao, ổn định cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện và tỉnh Ninh Bình, đảm bảo chủđộng cung cấp nguồn lúa giống phục vụ kịp thời cho nhu cầu sản xuất với giá thành phù hợp. Mục tiêu cao hơn là chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh công tác khuyến nông và chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho nhân dân, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp phát triển KT - XH của địa phương. Đây cũng là cơ sở
thực tiễn xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát huy lợi thế, thế mạnh của địa phương.
Sau khi các cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo UBND xã Khánh Cường và xã Khánh Trung tổ chức thực hiện sản xuất lúa giống chất lượng cao trong năm 2012 với quy mô 100 ha/vụ, năm 2013 với quy mô 200 ha/vụ. Công ty TNHH vật tư nông nghiệp Hồng Quang tổ chức thực hiện sản xuất lúa giống theo phương án: Tổ chức sản xuất lúa giống thông qua Hợp đồng kinh tế (Công ty TNHH vật tư Nông nghiệp Hồng Quang ký kết hợp
đồng với các HTX nông nghiệp do được các hộ xã viên có ruộng trong vùng dự
án ủy quyền). HTX Nông nghiệp có trách nhiệm vận động, thống nhất 100% các hộ xã viên tham gia vùng dự án ủy quyền cho HTX Nông nghiệp ký kết hợp
đồng với Công ty; thực hiện tốt các nội dung nêu trong phương án và hợp đồng kinh tế.
Quy trình canh tác giống lúa QR1: + Xử lý ngâm ủ hạt giống:
Cách 1: Dùng nước sạch ngâm giống trong thời gian 50 - 60 giờ, quá trình ngâm thay nước 3 - 4 lần, sau đó đãi sạch và ủ mộng, đảm bảo đủ ẩm và thoáng mát.
Cách 2: Dùng Supe lân (Lâm thao) pha với nước lã theo nồng độ 0,3% (Cứ 0,3 kg Supe lân hòa tan vào 10 lít nước lã) sau đó gạn lấy nước trong, ngâm giống trong 10 giờ, sau đãi sạch nước lân và ngâm tiếp trong nước lã 24 giờ (thay nước 1 - 2 lần) sau đó đãi sạch và ủ mát, ẩm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60
Cách 3: Dùng thuốc kích thích nảy mầm Luphain (Gói bột 10 gam) hoặc Diệp lục tố (ống nhựa 5 ml) pha với 10 lít nước, dùng ngâm cho 10 - 15 kg hạt giống, ngâm trong 10 giờ, sau đó đãi sạch nước thuốc và ngâm thêm trong nước lã 24 giờ
sau đó đãi sạch và ủ như 2 cách trên. + Khâu thời vụ:
Cần bố trí gieo mạ theo đúng lịch đề ra.
- Trà lúa mùa sớm: Gieo mạ xong trước ngày 10/6, cấy xong 20/6 - Trà lúa mùa trung: Gieo mạ xong trước ngày 25/6, cấy xong trước 25/7 - Trà lúa mùa muộn: cấy xong trước ngày 20/7
+ Phương thức gieo mạ:
- Chân đất thấp trũng, bố trí gieo mạ dược thưa, thâm canh mạđể mạđẻ ngạch trê, tăng chiều cao, cấy chân ruộng trũng.
- Chân đất vàn, vàn cao: Gieo mạ nền, mạ dầy xúc cấy khi mạđạt 3,5 - 4 lá. - Lựa chọn vùng lúa chín sớm, gặt sát gốc rạ, làm đất nhuyễn và gieo mạ dược hoặc trên nền đất trồng lạc, khoai lang xuân, đất vườn gieo mạ nền. Tuyệt đối không gieo mạ trên sân trạt, sân gạch mạ dễ bị chết do khô nóng.
+ Làm đất:
- Bằng mọi biện pháp giữ nước trong ruộng lúa, không tháo khô ruộng để gặt lúa đông xuân đảm bảo chủđộng nước để làm đất.
- Thu hoạch lúa đông xuân với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, gặt lúa nhanh gọn cắt sát gốc rạ. Huy động máy kéo nhỏ, trâu bò khẩn trương làm đất, tăng thêm đường, thêm lượt, làm đất kỹ nhuyễn, phẳng đảm bảo ruộng chờ mạ.
+ Bón phân:
- Cần xác định vụ mùa cũng là vụ lúa thâm canh do đó tập trung đầu tư phân bón, đủ lượng, kịp thời và cân đối NPK.
- Định mức phân bón cho mỗi sào: Phân chuồng : 300 - 400 kg
Supe lân : 25 kg (hoặc 25 kg NPK)
U rê : 10 kg
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61
- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và 50% phân đạm, bón lót sâu (bón trước khi bừa cấy); Bón thúc sau khi cấy 10 - 12 ngày: 50% phân đạm và 60% kali kết hợp làm cỏ; Bón đón đòng lượng kali còn lại.
+ Mật độ cấy:
- Cấy 120 - 130 dảnh/m2.
- Vùng đất tốt chủđộng nước nên cấy thưa, đảm bảo 40 - 45 khóm/m2, vùng
đất xấu cấy dày hơn, trung bình 60 - 65 khóm/m2. Chân đất thấp trũng hay bị ngập lúa đẻ nhánh khó cần tăng thêm số dảnh trên mỗi khóm.
+ Kỹ thuật khác: Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, tưới nước, tiêu úng, phòng trừ sâu bệnh… Cần quan tâm thường xuyên và xử lý kịp thời theo hướng dẫn của ngành chuyên môn.
4.2.2 Thực trạng phát triển sản xuất lúa QR1 tại huyện Yên Khánh trong 3
năm gần đây
4.2.2.1 Biến động quy mô diện tích lúa QR1
Yên Khánh là một trong những huyện trọng điểm của tỉnh về phát triển sản xuất lúa QR1. Diện tích của các HTX được thể hiện qua bảng:
Bảng 4.3 Biến động diện tích lúa QR1 của khu vực điều tra từ năm 2012-2014 T T Hợp tác xã 2012 2013 2014 Tổng DT lúa DT QR1 Cơ cấu (%) Tổng DT lúa DT QR1 Cơ cấu (%) Tổng DT lúa DT QR1 Cơ cấu (%) 1 Nam Cường 74,8 40 53,48 76,6 60 78,33 120,2 100 83,2 2 Đông Cường 138 60 43,48 140,2 120 85,59 156,9 150 95,6 3 Kiến Thái 235,4 100 42,48 237,6 220 92,59 320 300 93,75
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62
Cộng 448,2 200 44,62 454,4 400 88,03 627,1 550 90,85
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Khánh
Qua bảng thống kê có thế nhận thấy tổng diện tích gieo cấy 3 hợp tác xã Nam Cường, Đông Cường và Kiến Thái tăng lên rõ rệt. Năm 2012 tỷ trọng bình quân chỉ chiếm 44,62% tổng diện tích gieo cấy. Nhưng đến năm 2014 thì tỷ trọng bình quân là 90,85% tổng diện tích gieo cấy. Có sự thay đổi vượt bậc như vậy là do năm 2012 dự án thí điểm cấy lúa QR1 tại huyện Yên Khánh mới đi vào thực hiện nên kết quả còn chưa cao. Năm 2014 dự án được nhân rộng để đạt được mục tiêu trồng lúa QR1.
Trong sản xuất lúa ruộng những năm của thập kỷ 90 cơ cấu giống được người dân sử dụng chủ yếu là giống lúa tạp giao, lúa thuần Trung Quốc. Trong một vài năm trở lại đây chất lượng lúa gạo đã được người dân quan tâm. Tình hình sử dụng các giống lúa chủ yếu của huyện được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4 Sự phát triển một số giống lúa chất lượng cao của huyện giai đoạn 2012-2014 TT Giống lúa 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển BQ (%) DT
(ha) % (ha) DT % DT (ha) %
Chất lượng cao 2.497,7 100 3.195,8 100 3.842,7 100 124,04
1 QR1 200 8,01 400 12,51 550 14,31 165,83
2 N7 836,7 33,5 973,4 30,45 982,4 25,56 108,36 3 Bắc thơm 827,6 33,13 1062,4 33,24 1.070 27,84 113,71 4 Chất lượng cao khác 633,4 25,35 960 30,03 1.390,3 36,18 148,15
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Khánh
Những năm vừa qua người nông dân đã sử dụng các giống lúa lai mới có năng suất cao, chất lượng đưa vào cơ cấu mùa vụ sản xuất. Các cơ quan chức năng của địa phương đã kiểm nghiệm giống của các công ty dịch vụ và đã được
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 đưa vào sản xuất với diện tích lớn như các giống lúa lai: Nhị ưu 838, Phú ưu, Thục Hưng...cũng có chất lượng khá tốt, năng suất cao. Tuy nhiên vì đây là lúa lai, khâu quản lý giống cần được quan tâm sâu sát, thường xuyên hơn nữa, để
giảm ảnh hưởng đến người sản xuất. Như vụ xuân năm 2012, nhiều diện tích gieo cấy giống Nhị ưu 838 không đúng, cây sinh trưởng kém, năng suất giảm, chất lượng lúa kém, không bán được sản phẩm, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Do đó, trong những năm vừa qua, diện tích lúa lai có xu hướng giảm, năm 2014 diện tích lúa lai là 4395,3 ha, giảm 1596,5 ha so với năm 2012 với tốc độ
giảm bình quân là 14,35%.
Trong diện tích lúa của huyện Yên Khánh đang có sự thay đổi lớn trong cơ
cấu các giống lúa. Năm 2012 diện tích giống lúa chất lượng cao của huyện chỉđạt 2497,7 ha nhưng đến năm 2014 đạt 3842,7 ha tốc độ tăng bình quân là 24,04%. Trong đó cơ cấu chuyển dịch giống lúa QR1 tăng mạnh nhất với con số khởi đầu vào năm 2012 chỉ đạt 200ha, nhưng đến năm 2014 đạt lên đến 550ha tốc độ tăng nhanh đạt lên đến 65,83%. Một số giống khác như N7, Bắc Thơm có chiều hướng tăng nhưng chậm. Tốc độ tăng bình quân chỉ từ 8-10% Điều đó chứng tỏ giống QR1
đang có đà phát triển tốt, tạo những bước đệm đầu tiên.
4.2.2.2 Năng suất và sản lượng lúa QR1 trong những năm gần đây
Năng suất và sản lượng lúa QR1 của khu vực điều tra được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.5 Biến động năng suất lúa QR1 của khu vực điều tra
(Đvt: tạ/ha) TT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Vụ xuân mùa Vụ BQ năm (%) Vụ xuân mùa Vụ BQ năm (%) Vụ Xuân Mùa Vụ BQ năm (%) I HTX Nam Cường Năng suất 59,7 56,9 58,3 66,7 66,4 66,55 69,3 68,6 68,95
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 II HTX CườĐng ông Năng suất 62,5 58,3 60,4 68,1 66,5 67,3 67,2 69,3 68,25 III HTX KiThái ến Năng suất 63,1 59,7 61,4 70,5 67,6 69,05 72,5 71,3 71,9 IV NBQ chung ăng suất 61,8 58,3 60,05 68,4 66,8 67,6 69,6 69,73 69,66
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Khánh
Năng suất lúa QR1 qua các năm ở cả 2 vụđều đạt khá. Năng suất bình quân chung từ năm 2012 – 2014 dao động giữa các vụ từ 58,3 đến 69,73 tạ/ha. Trong đó năm 2014 ở Vụ xuân HTX Kiến Thái đạt 72,5 tạ/ha đây là con số đáng mừng, với năng suất lúa QR1 như trên thì không thua kém năng suấ tcủa các lúa lai đang được gieo cấy trên địa bàn. Qua bảng 4.5 có thể thấy được đối với sự tăng lên về diện tích gieo cấy là năng suất lúa không ngừng tăng lên. Ở Vụ mùa năm 2012 thì năng suất
đạt 56,7 tạ/ha thấp nhất qua 3 năm. Lý dó là năm đó mới đưa lúa QR1 vào sản xuất cộng với thời tiết khắc nghiệt nên kỹ thuật đôi chỗ còn chưa phù hợp. Nhưng nhìn chung năng suất bình quân của 3 năm tăng lên rõ rệt từ 60,05 tạ/ha đối với năm 2012
đã tăng lên 69,66 tạ/ha đối với năm 2014 với tốc độ phát triển lên đến 16,01%.
Bảng 4.6 So sánh tốc độ phát triển năng suất lúa QR1 so với lúa thường
(Đvt:tạ/ha) Vụ Giống lúa 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển BQ (%) Vụ Xuân Lúa QR1 61,8 68,4 69,6 106,12
Lúa thường( Xi23) 53,00 53,40 54,60 101,5
Vụ Mùa Lúa QR1 58,3 66,8 69,73 119,6
Lúa thường (KD18) 51,60 53,00 54,00 102,2
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65
Qua bảng 4.6 ta thấy năng suất lúa QR1 tăng lên theo từng năm, tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm của lúa QR1 tăng cao hơn so với lúa thường, điển hình:
Vụ Xuân: Lúa QR1 có năng suất dao động từ 61,8 tạ/ha năm 2012 đến 69,6 tạ/ha năm 2014 với tốc độ tăng mạnh so với năm 2010 tăng 6,12 %. Lúa thường
điển hình là giống lúa Xi 23 biến động qua các năm tương đối nhỏ, về diện tích tăng nhẹ dao động từ 0,4tạ/ha đến 1,2 tạ/ha tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm của lúa QR1 đạt 1,5%.
Vụ Mùa: Lúa QR1 có năng suất dao động từ 58,3 tạ/ha năm 2012 đến