Kỹ thuật phát triển sản xuất lúa của huyện Yên Khánh

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển sản xuất lúa qr1 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 63 - 65)

Về phương thức gieo cấy và mật độ: Do điều kiện đồng ruộng phẳng, việc

điều tiết nước dễ dàng, thuận tiện cho việc gieo cấy cả vụ xuân lẫn vụ mùa. Đến nay, 90 - 95% diện tích lúa của huyện Yên Khánh được tưới nước chủđộng.

Thời vụ gieo mạ: được bố trí từ đầu hệ thống thủy lợi sau đến cuối hệ

thống.

- Vụ xuân: do điều kiện khí hậu ởđây có nền nhiệt cao nên thời vụ gieo lúa xuân thường bắt đầu từ cuối tháng 12. Trà sớm gieo mạ từ ngày 25 đến 30/12, trà chính vụ

gieo mạ từ 5 đến 8/1, trà xuân muộn gieo từ ngày 11 đến 15/1.

- Vụ lúa mùa: Thời vụ gieo cấy tùy thuộc và điều kiện cụ thể của các giống sử dụng (giống ngắn ngày, giống dài ngày) và chân đất (đất chủđộng nước, đất làm cây vụđông) …., song phải đảm bảo lúa trổ vào thời kỳ an toàn (từ 20 - 30/8). Cụ

thể như sau: Trên diện tích dự kiến sản xuất vụđông, thời vụ gieo mạ tập trung từ

ngày 1 - 10/6; diện tích còn lại thời vụ gieo mạ từ 15 - 30/6.

Lúa sau khi cấy được 25 đến 30 ngày, người dân tiến hành dặm tỉa mất khoảng và làm cỏ, tiến hành làm cỏ 2 - 3 lần/vụ và bón phân thúc lúa đẻ nhánh.

Trong những năm gần đây đã có nhiều hộ gia đình áp dụng những tiến bộ

kỹ thuật vào sản xuất như chương trình “Giảm chi phí, tăng hiệu quả” gọi là chương trình “3 giảm 3 tăng” trong sản xuất lúa nước nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Áp dụng kỹ thuật bón lót sâu, bón phân sớm theo nhu cầu sinh lý của cây lúa, trong đó có bón đạm, kali sớm; giảm lượng đạm bón từ 20 - 25% so với các hộ

hiện đang bón. Áp dụng kỹ thuật quản lý đồng ruộng như không phun thuốc trừ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55

và hiệu quả thuốc BVTV, giảm 1/2 số lần phun của các hộ hiện nay. Kỹ thuật rút nước xen kẽ phù hợp với yêu cầu nước của cây lúa theo giai đoạn sinh trưởng phát triển đang được phổ biến và người dân áp dụng trên diện rộng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển sản xuất lúa qr1 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)