Những thành công và tồn tại trong việc phát triển sản xuất lúa

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển sản xuất lúa qr1 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 93 - 98)

4.4.7.1 Những thành công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85

bản đạt được mục tiêu đề ra. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác tăng và ổn định hơn so với sản xuất lúa thương phẩm trước đây, tạo được lượng nông sản hàng hóa khá lớn, có chất lượng.

- Người nông dân yên tâm sản xuất do được bao tiêu sản phẩm với giá bán cao, mang lại lợi ích thiết thực cho người nông dân.

- Đã chủđộng được một phần khá lớn nguồn giống lúa chất lượng cao cho huyện, cho tỉnh và một số tỉnh lân cận.

- Khắc phục được một phần sự phụ thuộc vào các loại giống nhập ngoại nhưở các vụ sản xuất trước.

- Bước đầu tạo ra mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

- Dự án sản xuất giống lúa thuần chất lượng cao QR1 tại huyện Yên Khánh cũng tạo được mô hình liên kết thực sự có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp giữa Nhà nước (UBND tỉnh, UBND huyện) - Nhà Khoa học (Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam) - Nhà nông - Nhà Doanh nghiệp (Công ty TNHH vật tư Nông nghiệp Hồng Quang), đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên, trước hết là đảm bảo được lợi ích của người nông dân.

- Từ dự án nói trên đã hình thành mô hình để triển khai ứng dụng sản phẩm nghiên cứu khoa học, thành quả khoa học của các cơ quan tạo ra được đưa vào sản xuất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng và thiết thực. Hình thành cách làm để nhà khoa học, doanh nghiệp trực tiếp đến với nông dân, nông thôn, đầu tư phát triển cho nông nghiệp.

4.4.7.2 Những tồn tại và nguyên nhân

Sau một thời gian trồng thí điểm giống lúa QR1 tại 2 xã Khánh Cường và Khánh Trung của huyện Yên Khánh vẫn còn một số khó khăn, tồn tại chính sau:

V k thut:

- Mặc dù đã được tập huấn về quy trình sản xuất giống, nhưng nhận thức của người nông dân giữa sản xuất giống với sản xuất đại trà còn hạn chế, còn một số hộ

chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy trình như: mật độ cấy, chếđộ phân bón, khâu khử

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86

triệt để…

- Thời vụ gieo cấy ở vụ xuân sớm hơn so với đại trà từ 15 – 20 ngày gây khó khăn cho công tác chỉđạo điều hành các khâu dịch vụ như: lấy nước, làm đất, công tác bảo vệ thực vật…

- Thời tiết diễn biến khó lường, vụ xuân không khí lạnh liên tiếp xảy ra làm

ảnh hưởng ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh và kéo dài thời gian sinh trưởng,

- Với tiềm năng cho năng suất của huyện lớn, trình độ thâm canh cao như

hiện nay nhưng hàm lượng các chất hữu cơ, dinh dưỡng khoáng (cả tổng số và dễ

tiêu) trong đất đều ở mức trung bình và thấp; đồng thời người dân đang lạm dụng phân hóa học quá mức mà không bón bổ sung phân hữu cơ, phân chuồng đã ảnh hưởng lớn đến khả năng cho năng suất và phát triển bền vững.

- Sản lượng lúa giống tạo ra nhiều nhưng điều kiện để phơi sấy, bảo quản còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

V th trường tiêu th:

- Về thị trường tiêu thụ: gạo sản xuất ra chưa có thị trường tiêu thụ rộng rãi, phương thức thương mại còn đơn giản… Khả năng cạnh tranh gạo hàng hóa nhìn chung chưa cao trên cả phương diện giá cả, chất lượng, mẫu mã, trình độ gia công chế biến, sức mua xã hội chưa phổ biến, chậm được cải thiện, làm cho khả

năng tiêu thụ còn thấp.

- Hiện nay gạo QR1 được sản xuất tại huyện Yên Khánh chưa xây dựng

được Chỉ dẫn địa lý, Xuất xứ hàng hóa. Vì vậy khó khăn trong quản lý sản phẩm gạo đúng với nguồn gốc và chất lượng gạo, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Việc thu mua sản phẩm và thanh toán tiền của Doanh nghiệp cho nhân dân có thời điểm còn chậm làm cho một số hộ dân tự phá vỡ hợp đồng kinh tế, bán thóc giống cho đơn vị khác. Cá biệt có những hộ dân vì lợi ích cá nhân đã cố tình không bán giống cho Doanh nghiệp theo thỏa thuận.

V cơ s h tng, thy li, giao thông:

- Tỉnh và huyện hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng về thủy lợi cho vùng sản xuất giống (trạm bơm, kênh, cống điều tiết…) tuy nhiên tiến độ xây dựng cơ sở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87

hạ tầng còn chậm, chưa đủ phục vụ nhu cầu sản xuất, vụ mùa còn để thiếu nước dẫn

đến năng suất thấp.

V t chc qun lý, chính sách:

- Một hộ gia đình cùng cấy nhiều loại lúa (ở ngoài vùng giống), do vậy rất dễ

bị lẫn giống lúa trong quá trình thu hoạch, phơi, bảo quản.

- Thủ tục cấp phát và thanh toán kinh phí hỗ trợ của tỉnh và huyện cho sản xuất lúa giống QR1 vẫn còn chậm, rườm rà, gây mất thời gian cho các hộ xã viên.

4.4.7.3 Những bài học kinh nghiệm qua 3 xã thí điểm

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật canh tác của các hộ xã viên còn thấp, giống QR1 lại có thời vụ gieo cấy sớm hơn các giống lúa khác từ 15 – 20 ngày nên các hộ xã viên còn chưa chủđộng trong công tác chuẩn bị thời vụ.

- Sản phẩm lúa thương phẩm chưa gắn kết được với công nghiệp chế biến,

điều kiện bảo quản, phơi sấy phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết nên gây rủi ro rất lớn đối với sản phẩm nông sản như lúa.

- Người sản xuất còn thiếu thông tin về giá cả thị trường nên chưa tạo

được tâm lý sản xuất hàng hóa đối với các hộ xã viên trong vùng dự án.

- Thị trường tiêu thụ gạo QR1 chỉ bó hẹp trong phạm vi huyện, tỉnh nên chưa tạo được thương hiệu của gạo QR1 sản xuất tại Yên Khánh, do đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế sản xuất giống lúa QR1.

4.4.7.4 Cơ hội và thách thức trong phát triển sản xuất lúa QR1

Mục tiêu lập ma trận phân tích SWOT là nhằm phát huy tốt nhất các điểm mạnh, khai thác các cơ hội, khắc phục các điểm yếu và đối phó tốt nhất với các rủi ro trong phát triển lúa QR1 theo hướng sản xuất hàng hóa.

Qua đây cho thấy, huyện Yên Khánh là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển nền nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Ngành sản xuất lúa của vùng đã hình thành và ổn định và là ngành sản xuất không thể thiếu trong hệ thống kinh tế

của huyện Yên Khánh. Sản xuất lúa, ngoài việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội vùng, đảm bảo an ninh lương thực, còn là sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88

trên diện tích đất canh tác. Do vậy, phát triển sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hàng hoá là xu hướng phát triển của huyện trong những năm tới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89

Bảng 4.19 Phân tích SWOT đối với sản xuất lúa QR1 theo hướng hàng hóa tại huyện Yên Khánh

Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)

- Sản xuất lúa đã phát triển dần theo hướng nâng cao chất lượng. - Sản xuất có quy mô, được quy hoạch rõ ràng với quy mô ban đầu là 200 ha tại 2 xã Khánh Cường và Khánh Trung.

- Có nhiều tiềm năng tự nhiên trong phát triển lúa QR1 theo hướng hàng hóa; Đất đai, khí hậu, diện tích đất nông nghiệp, đất phù hợp trồng lúa QR1…

- Giống lúa QR1 là giống có sức chống chịu sâu bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, tỷ lệ phân bón chỉ

bằng 2/3 giống lúa khác trong khi năng suất lại cao hơn giống khác 30 – 40 kg/sào, chất lượng gạo thơm ngon.

- Trình độ sản xuất lúa hàng hóa của người dân đang được nâng cao.

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật, kiến thức thị trường của người dân còn thấp.

- Chưa gắn kết được sản xuất với công ngiệp chế biến, chưa có nhiều sản phẩm xuất khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác quản lý giống lúa chưa được sâu sát

- Người sản xuất chưa nắm được thông tin về khoa học kỹ thuật, giá cả thị trường. - Hoạt động khuyến nông còn nhiều hạn chế. - Kỹ thuật sử dụng phân bón không cân đối. - Dùng nhiều phân đạm, bón kali cho lúa chưa cân đối, bón các loại phân muộn. - Gạo QR1 được sản xuất tại huyện Yên Khánh chưa xây dựng Chỉ dẫn địa lý và nguồn gốc xuất xứ nên chưa được tiêu dùng rộng rãi.

- Thị trường của gạo QR1 mới chỉ bó hẹp trong phạm vi toàn tỉnh, chưa được nhiều người tiêu dùng biết tới.

Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)

- Nhu cầu tiêu dùng của huyện, tỉnh và các tỉnh khác còn lớn và khả

năng sẽ tiếp tục tăng.

- Tiềm năng xuất khẩu lúa chất lượng cao như QR1 là rất lớn. - Phát triển theo hướng hàng hoá chất lượng đang được nhà nước khuyến khích phát triển.

- Thị trường các yếu tốđầu vào biến động phức tạp, không có lợi cho người sản xuất. - Sản xuất lúa phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên do đó năng suất lúa không được ổn

định.

- Yêu cầu chất lượng và vệ sinh thực phẩm ngày càng cao hơn

- Tiềm năng dinh dưỡng đất ngày càng hạn chế, nếu không có những biện pháp cải tạo

đất.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển sản xuất lúa qr1 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 93 - 98)