Ảnh hưởng của cơ chế, chính sách đến phát triển sản xuất lúa

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển sản xuất lúa qr1 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 92 - 93)

Cơ chế chính sách có tác động rất lớn đến việc mở rộng, hay thu hẹp quy mô sản xuất của mọi ngành nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Phát triển lúa QR1, cũng nằm trong sự tác động đó, trong giai đoạn đầu việc đưa lúa lai vào sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn, đó là: quy trình kỹ thuật mới, giống chỉ sản xuất 1 lần trong khi đó người dân đang quen với tập quán sản xuất cũ... Xác

định được vấn đề khó khăn của nông dân, huyện đã tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên và phát huy nguồn lực của địa phương, từđó triển khai thực thi tốt các chính sách của nhà nước về tín dụng, khuyến nông, thị trường... đồng thời quyết định nhiều cơ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84

chế chính sách để khuyến khích phát triển lúa QR1 và từng bước phát triển sản xuất. Hiện nay tỉnh và huyện đang thực hiện các chính sách hỗ trợ sau: hỗ trợ giá giống, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng mô hình, tổ chức thăm quan học tập thực tế... và các chính sách đã có tác động tích cực đến việc mở rộng diện tích, năng suất và sản lượng lúa QR1 tăng nhanh.

Tóm lại, chính sách trên địa bàn huyện đã có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển sản xuất lúa QR1. Chính sách đã tác động tích cực đến sự hưởng ứng của người dân đối với sản xuất lúa QR1, nhất là giai đoạn đầu của quá trình thực hiện chương trình lúa QR1, qua đó làm chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu giống lúa và góp phần làm tăng năng suất, sản lượng lương thực qua đó ảnh hưởng đến nhiều phương diện, nhất là lĩnh vực kinh tế - xã hội.

+ Về phương diện kinh tế: ảnh hưởng của chính sách thông qua việc hỗ trợ

giá giống, vật tư... làm giảm giá thành sản xuất lúa QR1, nâng cao hiệu quả kinh tế

cho người sản xuất. Người sản xuất không chịu ảnh hưởng nhiều của sự thay đổi giá đầu vào sử dụng trong sản xuất lúa

+ Về mặt xã hội: do trình độ dân trí thấp nên rất cần chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhất là trong giai đoạn đầu thay đổi tập quán canh tác của người dân bằng việc chuyển từ giống lúa cho năng suất thấp sang giống lúa QR1. Nó giúp người dân mạnh dạn thay đổi tập quán canh tác, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, mạnh dạn đầu tư cho sản xuất đồng thời tránh được nhiều rủi ro.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển sản xuất lúa qr1 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 92 - 93)