Các biện pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mỏi quản lý đào tạo ngành điện công nghiệp ở trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ vạn xuân tp HCM (Trang 81 - 84)

Đe việc liên kết đào tạo giữa nhà trường và các đơn vị, cơ sở sản xuất doanh nghiệp được tốt, cần tiến hành các biện pháp cụ thể sau:

- Xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác thường xuyên giữa nhà trường với các đơn vị sản xuất doanh nghiệp .

- Thường xuyên cung cấp, trao đổi thông tin về đào tạo cho các đơn vị sản xuất doanh nghiệp được biết, đồng thời tiếp nhận thông tin phản hồi của các đơn vị doanh nghiệp, để nhà trường có kế hoạch điều chỉnh nội dung đào tạo sao cho phù hợp .

- Ke hoạch hoá đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động. Đặc biệt, nhà trường thành lập trung tâm đào tạo - quan hệ doanh nghiệp, hỗ trợ học sinh - sinh viên, đê hướng nghiệp và tư vấn việc làm của thị trường lao động cho học sinh tốt nghiệp. Đây là một biện pháp cần được quan tâm, nhằm tăng cường tính tích cực, chủ động sáng tạo của nhà trường trong công tác gắn đào tạo vói nhu cầu việc làm. Tăng cường công tác thông tin, thị trường và hướng nghiệp, để thường xuyên điều chỉnh trong quá trình lập kế hoạch và tổ chức

100

doanh nghiệp được thể hiện:

+ về cơ bản, sử dụng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo do Bộ

duyệt.

I Khi xây dựng kế hoạch đào tạo, cần có sự phối hợp với các cơ sở sản xuất doanh nghiệp, để điều chỉnh nội dung thực hành sao cho hợp lý.

+ Trong quá trình đào tạo, phần lý thuyết cơ sở, lý thuyết chuyên ngành, học sinh được học tại trường. Phần thực hành cơ bản và thực hành chuyên ngành được học tập tại xưởng trường, phần thực tập sản xuất có sự kết hợp giữa nhà trường và đơn vị sản xuất được thực hiện tại các cơ sở sản xuất doanh nghiệp .

+ Khi thi tốt nghiệp, phần thi lý thuyết do nhà trường tổ chức, phần thi thực hành có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bên và được tổ chức tại công trường, xí nghiệp. Học sinh sau khi tốt nghiệp, sẽ được đơn vị doanh nghiệp lựa chọn, bố trí sắp xếp vào làm việc tại cơ sở sản xuất đó .

Để công tác liên kết đào tạo giữa nhà trường với các đơn vị cơ sở sản xuất có hiệu quả cần phải:

+ Ke hoạch đào tạo giao cho các khoa phối hợp với các cơ sở sản xuất chủ động xây dựng trước khi vào năm học, trên cơ sở đó lập kế hoạch giáo viên, kế hoạch hiệu chỉnh chương trình, nội dung kiến thức cho phù hợp vói thực tế sản xuất, trên cơ sở khung chương trình đã được duyệt, kế hoạch trang

hoạch, điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết, xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát và thực hiện các kế hoạch đó.

Ngoài ra, đế giải quyết vấn đề nghiên cứu thị trường, hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho học sinh tốt nghiệp ra trường, nhà trường có thế thông qua các sàn giao dịch việc làm, các trung tâm giới thiệu việc làm. Khi làm việc với các trung tâm này, nhà trường có thể thông tin cho các cơ sở sản xuất doanh nghiệp và học sinh có nguyện vọng học nghề nắm được về nhu cầu và năng lực đào tạo của nhà trường, thu nhận thông tin về nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nhân lực của các đơn vị sản xuất và người lao động, giới thiệu học sinh tốt nghiệp có nhu cầu của đơn vị mình (số lượng, cơ cấu ngành nghề, trình độ chuyên môn) khả năng hợp tác với nhà trường và tiếp nhận học sinh tốt nghiệp.

Trong thời gian tới, nhà trường cần hướng tới mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo gắn với yêu cầu của các doanh nghiệp sử dụng lao động, tiến tới đào tạo theo yêu cầu, theo đơn đặt hàng và thông qua các hợp đồng đào tạo. Giữa cơ sở sử dụng lao động và nhà trường cùng nhau ngồi bàn bạc và thống nhất, xây dựng các chương trình đào tạo cho phù hợp. Mở rộng mối quan hệ giữa nhà trường với thị trường lao động, xây dựng mạng lưới cộng tác viên với cơ chế phù hợp, để giải quyết vấn đề đầu ra cho “sản phẩm” của nhà trường.

Phải dạy cho người học không chỉ cách tìm việc làm, mà còn biết cách tự tạo việc làm. Thực trạng hiện nay vẫn còn tồn tại đó là sau khi tốt nghiệp học sinh chỉ muốn có việc làm trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, mà chưa dám mạnh dạn mở các cơ sở sản xuất, dịch vụ cá thế, mặc

102

công nghiệp, và thích nghi cao với thế giới việc làm, biết cách tự tạo việc làm, chủ động giải quyết cho mình thoát khỏi tình trạng thất nghiệp, điều đó thực hiện sự công bằng trong việc học tập và có việc làm. Từ đó giúp người học hướng nghiệp, tạo nghiệp và lập nghiệp. Một khi người học có cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp, thì quá trình đào tạo của nhà trường sẽ tự nó được đẩy chất lượng lên cao, bởi người học đã tự ý thức được chỉ có học giỏi và học thật giỏi thì mới có cơ hội tìm việc làm và tự tạo việc làm sau này, vấn đề cốt lõi đế đảm bảo cuộc sống hạnh phúc .

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mỏi quản lý đào tạo ngành điện công nghiệp ở trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ vạn xuân tp HCM (Trang 81 - 84)