-Ngoài quy chế, quy định thì nhà trường cần có chế độ khen thưởng nhằm khích lệ, động viên kịp thời tinh thần từ học và tự bồi dưỡng.
3.2.4.Đoi mới công tác đánh giá, sàng lọc đội ngũ giáo viên cáctrường trung học cơ sở trường trung học cơ sở
3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp
học cơ sở nhằm ngăn ngừa các sai phạm về các mặt thực hiện luật pháp, đồng thời thúc đẩy hoạt động dạy học của họ theo hướng tích cực, nâng cao năng lực và phấm chất của đội ngũ giáo viên nhà trường. Đây cũng là giải pháp tạo động lực phấn đấu và cống hiến cho đội ngũ giáo viên, tránh bình quân chủ nghĩa, cào bằng trong đánh giá, sử dụng, luân chuyển.
5.2.4.2. Nội dung của giải pháp
I Quy định chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trug học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư sổ 30/2009/TT-BGDĐT
ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã xác
định đánh giá xếp loại giáo viên là để [5]:
-Giúp giáo viên trung học tự đánh giá phâm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phấm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
-Làm cơ sở đế đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên trung học.
-Làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học.
-Làm cơ sở đế nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên trung học; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác.
+ Đế đánh giá giáo viên, cần lượng hóa tiêu chuấn giáo viên nói chung và giáo viên giáo dục nói riêng, dựa trên một số căn cứ vừa có tính chất lý luận, kinh nghiệm, vừa thẻ hiện sự vận dụng quán triệt các văn bản có tính chất pháp quy như:
Trong Quy định chuấn nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư so 30/2009/TT-
BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
đã nêu 6 nội dung để đánh giá xếp loại giáo viên [5]: - Phâm chất chính trị, đạo đức, lối sống
- Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục - Năng lực dạy học
- Năng lực giáo dục
- Năng lực hoạt động chính trị, xã hội - Năng lực phát triển nghề nghiệp
+ Yêu cầu cụ thể về đánh giá xếp loại giáo viên:
- Đánh giá xếp loại giáo viên theo quan điểm phát triên của cá nhân. Sự
phát triển đó diễn ra hàng ngày, hàng giờ do tự rèn luyện của giáo viên cùng với sự giúp đỡ của tập thể.
- Đánh giá xếp loại giáo viên phải thực hiện khoa học, khách quan, công bằng, tôn trọng sự thật, tôn trọng nhân cách, cá tính riêng của mỗi người.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện giải pháp
+ Tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên hàng năm vào cuối năm học theo Chuẩn Nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, trung học phố thông được ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Tổ chức đánh giá xếp loại giáo viên theo quy trình: Giáo viên tự đánh
giá, xếp loại; Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại; Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại
+ Báo cáo nhận xét, đánh giá, phân loại giáo viên về Phòng Giáo dục và Đào tạo.
+ Chưa đạt chuẩn - loại kém.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
+ Đê đánh giá xếp loại giáo viên, phải đặt giáo viên vào trong các mối quan hệ cụ thể và đường lối chủ trương, tính chất cơ chế, chính sách nhiệm vụ, hoàn cảnh, điều kiện sống và làm việc của giáo viên, căn cứ vào các tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giáo viên. Vì vậy, phải căn cứ vào môi trường cụ thể ở Huyện Tương Dương.
+ Đánh giá xếp loại giáo viên theo quan điểm phát triển của cá nhân. Đối tượng được đánh giá phải được biết ý kiến nhận xét của cấp có thâm quyền đối với bản thân mình (nếu cần có thê đối thoại, chất vấn), kiên quyết khắc phục tư tưởng chủ quan, gia trưởng hẹp hòi, định kiến, khắc phục bệnh hình thức.
+ Đánh giá giáo viên các trường trung học cơ sở phải căn cứ vào mức độ, hiệu quả, chất lượng hoạt động của các trường cụ thể, căn cứ vào yêu cầu của huyện Tương Dương đối với phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giáo dục đối với từng xã.