Thục trạng công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Tương Dương

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện tương dương, tỉnh nghệ an (Trang 52 - 54)

(Bảng 2.14), chúng tôi nhận thấy các nội dung đều đạt giá trị trung bình chung từ 2.4 đến 2.6 điểm. Có thể rút ra kết luận về năng lực phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội của đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Tương Dương như saư: Phần lớn giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Tương Dương có năng lực phối hợp khá tốt với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội trong việc thực hiện giáo dục toàn diện học sinh, phát triển giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn. Bên cạnh đó, một bộ phận giáo viên trường trung học cơ sở huyện Tương Dương còn hạn chế trong việc tham mưu với cấp ủy, nhà trường trong việc huy động các nguồn lực đê phát triển giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn; việc giữ mối liên hệ mật thiết với phụ huynh học sinh còn nhiều hạn chế; việc tham gia các hoạt động cộng đồng còn mang tính chất đối phó, chưa thật sự nhiệt tình, tự giác.

2.4.Thục trạng công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viêncác trường trung học cơ sở huyện Tương Dương các trường trung học cơ sở huyện Tương Dương

2.4.1.Thực trạng về công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở

Công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên THCS nói riêng của huyện Tương Dương trong những năm qua đã có nhiều cố gắng, thực hiện tương đối bài bản tuy nhiên do tính lịch sử của những năm trước đây đế lại nên vẫn còn nhiều bất cập.

- về quản lý cơ cấu đội ngũ giáo viên THCS: Do công tác dự báo quy mô phát triển trường lớp và quy hoạch đội ngũ của các đơn vị còn chậm, chưa có tính chiến lược lâu dài, chưa đáp ứng kịp thời với sự phát triển của thực tiễn nên chưa hợp lý. Một số trường chưa xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên cho trường mình mà chỉ trông chừ vào cấp trên càng làm tăng thêm tính bất cập trong vấn đề này.

+ Tình trạng thừa, thiếu cục bộ giữa các các môn học trong nhà trường là điều diễn ra phố biến nhất. Do số lớp ở các trường ít (thường từ 8 đến 12 lớp) nên các giáo viên không đồng đều ở các môn học theo quy định. Có môn thì đủ hoặc thừa giáo viên (Toán, Ngữ văn, Thể dục) nhưng có môn lại thiếu, đặc biệt là các môn: Tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật, Hóa học, GDCD, Tin học thậm chí ở một số trường vẫn chưa có giáo viên các môn này.

+ Các trường vùng thuận lợi như THCS Thị trấn, các trường dọc đường 7 đều có số lượng giáo viên dư thừa trong khi đó các trường vùng khó khăn lại thiếu giáo viên. Vì vậy hàng năm Phòng GD&ĐT phải điều động một số giáo viên vùng ngoài tăng cường cho vùng trong và vùng trên. Việc điều động thường có quyết định khi bước vào năm học mới dẫn đến tâm lý chờ đợi, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy đồng thời dễ dẫn đến tiêu cực là chạy chọt để không phải đi tăng cường hoặc đi tăng cường ở những địa bàn thuận lợi khác. Một bộ phận giáo viên tăng cường luôn có tư tưởng làm qua chuyện, không an tâm không tác.

+ Các trường THCS Thị trấn và đường 7 có tỉ lệ giáo viên cao, ít biến động tạo ra tình trạng già hóa đội ngũ và tâm lý an phận thủ thường.

- về đội ngũ quản lý các trường THCS: Đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS huyện Tương Dương đa phần còn trẻ nên chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, phần còn lại thì được đào tạo nghiệp vụ quản lý đã lâu nên những kiến thức quản lý được đào tạo đã lỗi thời so với sự phát triển của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Đa số cán bộ quản lý có trình độ tin học, ngoại ngữ hạn chế, chưa đạt yêu cầu chuẩn Hiệu trưởng cũng như chưa theo kịp với chủ trương đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục của ngành.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện tương dương, tỉnh nghệ an (Trang 52 - 54)