Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện tương dương, tỉnh nghệ an (Trang 78 - 85)

giáo viên các trường trung học cơ sở

3.2.3. ỉ. Mục tiêu của giải pháp

-Đội ngũ giáo viên THCS là lực lượng nòng cốt thực thi các nhiệm vụ dạy học và những nhiệm vụ khác. Vì vậy, trước yêu cầu đổi mới của giáo dục người giáo viên cần được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục THCS.

+ Đổi mới phương pháp dạy học đẻ thực hiện mục tiêu đổi mới chương trình và sách giáo khoa.

I Nâng cao trình độ chính trị, phâm chất đạo đức đáp ứng cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

-Bồi dưỡng nhận thức về yêu cầu đổi mới giáo dục trung học cơ sở, mục tiêu đổi mới chương trình sách giáo khoa và nhận thức về tư tưởng luôn luôn học hỏi, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng không ngừng.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

Một bộ phận của giáo viên còn có tâm lý trung bình chủ nghĩa hoặc chỉ quan tâm tới dạy chữ mà chưa quan tâm đến việc dạy người nên không theo kịp được đà phát triển chung của giáo dục. Vì vậy, công tác bồi dưỡng giáo viên là công tác vô cùng quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của giáo dục.

- về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm:

+ Tăng cường bồi dưỡng theo các nội dung thiết thực tại các cụm trường hoặc các chuyên đề có tính chất rộng lớn trong toàn ngành cho các đối tượng: giáo viên còn yếu về năng lực sư phạm hoặc nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi cho đội ngũ giáo viên cốt cán. Chú trọng phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém đê nâng cao chất lượng dạy học, chú ý đến việc hướng dẫn năng lực tự bồi dưỡng và sử dụng trang thiết bị, phương tiện dạy học vào quá trình giảng dạy.

+ Chú trọng bồi dưỡng các kỹ năng soạn giáo án, kỹ năng giao tiếp trong hội đồng sư phạm, kỹ năng tố chức và quản lý học sinh, kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và sử dụng trang thiết bị theo đúng đặc thù bộ môn.

-về chính trị, tư tưởng: Bồi dưỡng vai trò, trách nhiệm, phẩm chất đội ngũ theo đúng với tinh thần cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI. Tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, những quy định của ngành để nâng cao nhận thức của giáo viên trong thời đại mới. Tạo nên sức mạnh niềm tin về lý tưởng của từng giáo viên, đê từ đó giáo viên vận dụng đưa vào bài giảng, trong các hoạt động khác của họ. Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho đội ngũ giáo viên trẻ là nội dung trọng tâm của công tác bồi dưỡng giáo viên. Lòng nhân ái, tình yêu thương con người là cái gốc của đạo lý. Tình yêu thương học sinh là điếm xuất phát cho mọi sự sáng tạo sư phạm cúa giáo viên. Tất cả vì học sinh thân yêu là biếu hiện của đạo đức cách mạng và lý tưởng nghề nghiệp.

-về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin: Bồi dưỡng khả năng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học, kỹ năng khai thác mạng, tìm kiếm tài liệu trên các trang mạng: kỹ năng sử dụng các phần mềm ứng dụng dạy học... Cần tố chức các chuyên đề về ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên, sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học, phát động giáo viên tham gia các cuộc thi giáo án điện tử, giáo án có ứng dụng CNTT...

3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp

* Bồi dưỡng đội ngũ cốt cán chuyên môn của ngành:

Công tác hướng dẫn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ cần thiết phải chọn ra những giáo viên có kinh nghiệm, có đạo đức tư cách, có năng lực và có uy tín chuyên môn.

Các cốt cán chuyên môn không ngừng tự học, tự bồi dưỡng đế xứng đáng là người cầm cân nấy mực, là tấm gương mẫu mực cho đội ngũ giáo viên trẻ. Nhiệm vụ chính là bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ có tay nghề về phương

pháp mới theo đúng đặc thù bộ môn, kỹ năng xử ký các tình huống sư phạm, tâm lý giáo dục, năng lực thiết kế giáo án môn học, năng lực ra đề kiểm tra, năng lực chấm, chữa bài, kỹ năng vận dụng những tri thức khoa học giáo dục vào thực tiễn sinh động và đa dạng trong quá trình giáo dục. Đội ngũ cốt cán chuyên môn phải làm tốt công tác tư vấn, thúc đây, đánh giá xếp loại khách quan để khích lệ được tinh thần tự học và sáng tạo vươn lên không ngừng của đội ngũ nhà giáo, đặc biệt là đối với giáo viên trẻ.

* Tăng cường bồi dưỡng, phân hóa, phân loại nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên:

-Toàn ngành cần tiến hành điều tra khảo sát, thăm dò xếp loại đê phân loại chất lượng giáo viên. Trên cơ sở đó thống nhất lập kế hoạch bồi dưỡng phân hóa phân loại giáo viên từng môn học.

-Phân hóa đối tượng trong công tác bồi dưỡng giáo viên phải dựa vào chuẩn nghề nghiệp của giáo viên phổ thông đế bổ sung những yêu cầu về phấm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, về kiến thức, kỹ năng sư phạm còn thiếu ở giáo viên nhằm giúp tất cả giáo viên có thể đạt chuẩn theo cấp độ tương ứng:

+ Trước hết bồi dưỡng đội ngũ cốt cán chuyên môn nhằm đảm đương trọng trách đối với ngành (mời chuyên viên của Bộ, Sở theo các chuyên đề chuyên sâu như: bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên giỏi...).

+ Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn: Thông qua bồi dưỡng chuyên đề hè hàng năm, thông qua hội thảo chuyên môn các cụm trường, thông qua công tác thanh, kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ, thông qua công tác thăm lớp dự giờ nhằm tư vấn, giúp các giáo viên có điều kiện tự hoàn thiện mình.

+ Bồi dưỡng cho mọi đối tượng giáo viên trong giai đoạn hiện nay và đặc biệt là giáo viên thuộc đối tượng cần bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng của tất cả các trường theo các chuyên đề về phương pháp mới.

* Đa dạng hóa các phương thức bồi dưỡng: - Phương thức bồi dưỡng ở diện hẹp:

+ Việc tổ chức các chuyên đề theo cụm trường sẽ giúp cho công tác bồi dưỡng thuận lợi hơn về tâm lý của giáo viên, về địa điểm, tạo thuận lợi về quỹ thời gian, tài chính; và việc mời giảng viên. Liên kết với các trường mời các chuyên gia, các nhà giáo có kinh nghiệm để về trao đổi kinh nghiệm, lên lóp và trực tiếp thực hành những bài dạy. Tố chuyên môn mỗi trường cần có kế hoạch cụ thể đối với các giáo viên này.

+ Các trường có thể chủ động bố trí những chuyên đề ở các tổ chuyên môn: Hội thảo, thăm lớp dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm các bài khó trong chương trình, các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.... Trong các nội dung này cần giao việc cụ thể cho các thành viên trong tổ chuyên môn tham gia chuân bị chương trình, nội dung, kể cả những giáo viên có năng lực còn hạn chế. Vì qua việc chuấn bị sẽ tạo điều kiện cho những giáo viên đó có cơ hội tự học, tự bồi dưỡng, bổ sung, cập nhật kiến thức cho mình.

I Các trường có thể hên kết với nhau trong việc tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường đối với những môn có ít giáo viên như Am nhạc, Mỹ thuật để đánh giá sát hơn năng lực giáo viên hoặc tổ chức thăm lớp dự giờ những giáo viên giỏi có thành tích cao trong giảng dạy đẻ học tập, rút kinh nghiệm.

Đây là dạng bồi dưỡng từ dưới lên. Hàng năm trong kế hoạch của trường, mỗi trường cần phải có một kế hoạch bồi dưỡng theo cách này. Các trường trong cụm, huyện cần liên kết đê luân phiên tổ chức. Trường nào là

đơn vị tổ chức cần bố trí thời gian, địa điếm, kinh phí tổ chức và chủ động mời các đơn vị khác cũng như mời chuyên gia, giảng viên tham gia.

Đối với đặc thù của giáo viên THCS trong huyện, tỉ lệ giáo viên trẻ nhiều. Qua việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới hiện nay cho thấy nhiều giáo viên còn rất lúng túng trong việc tiếp cận với phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mói theo đặc trưng môn học. Việc bồi dưỡng giáo viên trẻ cần thông qua các buổi hội thảo về chuyên môn trong các phong trào thi đua của các đoàn thể. Ban giám hiệu của trường cùng các tổ chức đoàn thể cần liên kết đế tổ chức các đợt hội giảng giáo viên trẻ, thi tìm hiểu chuyên môn và giao ban, giao lưu thăm lớp dự giờ giữa các tổ chuyên môn, các đoàn thể, các nhà trường cần tạo điều kiện đê đội ngũ giáo viên trẻ được tham gia các hoạt động, các phong trào thi đua trong nhà trường.

- Phương thức bồi dưỡng theo diện rộng: Là loại bồi dưỡng lâu nay vẫn thường được ngành giáo dục tổ chức nhằm giúp giáo viên tiếp thu các chủ trương, đường lối, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về giáo dục; các chỉ thị, kế hoạch của Bộ Giáo dục về các bậc học.

Song song với phương thức bồi dưỡng ở diện hẹp, các trường thường cử giáo viên tham gia các đợt tập huấn ở các chuyên đề diện rộng do phòng giáo dục tổ chức.

Việc bồi dưỡng giáo viên thường được tiến hành theo các phương pháp: + Phương pháp chuyên gia: cung cấp kiến thức và kinh nghiệm còn giáo viên tiếp thu và vận dụng.

+ Phương pháp lấy phương tiện làm trung tâm: ơ phương pháp này, các phương tiện thông tin được sử dụng như máy chiếu, máy tính, Internet, các phần mềm dạy học.... ,để chuyển tải nội dung tới giáo viên.

+ Phương pháp lấy học viên làm trung tâm: Ở phương pháp này giáo viên tự thực hiện chương trình bồi dưỡng với sự giúp đỡ của các chuyên viên, giảng viên.

Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, vì vậy trong bồi dưỡng giáo viên cần vận dụng các phương pháp một cách linh hoạt.

-Trong bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng tập trung cần đi theo quy trình sau: Phát tài liệu học tập và các văn bản liên quan, chỉ đạo cho giáo viên tự nghiên cứu, học tập theo kế hoạch của các cấp quản lý giáo dục. Tổ chức thảo luận ở tổ, nhóm chuyên môn theo khối lóp. Khuyến khích thảo luận cách vận dụng kiến thức đã được bồi dưỡng vào thực tiễn giảng dạy, nêu thắc mắc và từ giải đáp theo nhóm, tổng hợp các thắc mắc và đề xuất ý kiến. Tổ chức tập trung, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc và gợi ý cách vận dụng kiến thức vào giảng dạy. Tổ chức thi và hoàn thành học phần, cấp chứng chỉ bồi dưỡng. Đề xuất thời gian thực hành trong trường để mọi thành viên cùng làm, tự đánh giá và báo cáo kết quả lên cấp trên.

-Giải pháp nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng: Giáo viên và người trực tiếp giảng dạy và giáo dục học sinh, trực tiếp quyết định sự thành công của giáo dục. Do đó, giáo viên cần có kiến thức, kỹ năng và nhân cách toàn diện. Nghiệp vụ sư phạm của người giáo viên được hình thành trong giai đoạn ban đầu ở trường sư phạm, nghiệp vụ đó được cúng cố và phát triển, hoàn thiện trong quá trình công tác của giáo viên thông qua việc tự học tự bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên trong quá trình hoạt động sư phạm. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, nâng cao chất lượng dội ngũ giáo viên thỉ cần đặc biệt quan tâm tới công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên.

Đẻ nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, trong công tác quản lý đội ngũ cần phải đổi mói công tác đánh giá kết quả tự bồi dưỡng.

Đổi mới cách thức đánh giá bồi dưỡng thường xuyên không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra số tích lũy chuyên môn, sổ ghi chép chuyên đề hay sổ bồi dưỡng thường xuyên mà phải thông qua kết quả vận dụng vào bài dạy của giáo viên ở đơn vị. Tập thể sư phạm sẽ đánh giá, nhận xét rút kinh nghiệm để người được đánh giá hoàn thiện hơn về kiến thức, kỹ năng, trình độ nghiệp vụ. Phải coi trọng việc giáo viên biết vận dụng kiến thức, kỹ năng sư phạm, phương pháp dạy học mới.

Tự học, tự bồi dưỡng giúp giáo viên bổ sung kiến thức, kỹ năng một cách không gián đoạn, luôn luôn làm mới mình để theo kịp bước phát triển chung. Đe làm tốt công tác này, nhà trường cần phải đưa vào nghị quyết chương trình hành động, kiếm tra đôn đốc việc thực hiện, đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị dạy học, xây dựng chương trình bồi dưỡng theo từng nhóm, tố chuyên môn đúng đặc thù bộ môn và có tính chất toàn diện. Làm được điều này sẽ khắc phục được tình trạng đối phó trong việc kiểm tra, đánh giá công tác tự bồi dưỡng của giáo viên.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

-Từng bước nâng cao cơ sở vật chất nhà trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa đê đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

-Xây dựng được kế hoạch chương trình bồi dưỡng từ các thành viên đến tố, nhóm chuyên môn và cuối cùng là sự phê duyệt của ban giám hiệu nhà

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện tương dương, tỉnh nghệ an (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w