Công tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý cấp trung học cơ sở nói
riêng còn bộc lộ những yếu kém, công tác quy hoạch giáo viên giáo còn thụ động, chưa có tính kế thừa và phát triển, chưa có hiệu quả thiết thực; chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế, vướng mắc; đời sống của phần đông giáo viên vẫn còn khó khăn, điều kiện làm việc còn hạn chế nên bản thân học chưa thực sự yên tâm công tác.
Công tác đánh giá giáo viên trường trung học cơ sở đã có nhiều đối mới, bước đầu phát huy tính tích cực, tạo động lực và khuyến khích giáo viên phấn đấu vươn lên. Tuy nhiên, hạn chế trong công tác này là nhận thức và trách nhiệm của một bộ phận giáo viên chưa đầy đủ, còn né tránh, nê nang nên việc đánh giá chưa thật chính xác, khách quan, chưa phản ánh đúng thực chất.
Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ. số giáo viên trẻ mới được tuyển dụng chưa có kinh nghiệm, chưa thực sự đầu tư vào công tác dạy học, chưa dám mạnh dạn đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, tinh thần tự phê bình và phê bình chưa cao. Ngược lại, đối với đội ngũ giáo viên có tuổi thì làm việc thiên về kinh nghiệm, ít đổi mới, bằng lòng với những gì mình đã đạt, ít vận dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu và dạy học nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục và đào tạo.
Một bộ phận giáo viên còn làm việc theo thói quen cũ, trông chờ, ỷ lại, thiếu nhạy bén trong công việc, không thích ứng kịp thời những thay đổi của yêu cầu đổi mói trong công tác dạy học nói riêng và đối mới giáo dục và đào tạo nói chung.
Trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ giáo viên thấp nên khả năng am hiểu, khai thác và ứng dụng công nghệ mới, công nghệ thông tin để phục vụ công tác dạy học chưa cao, chưa đáp ứng được với yêu cầu trong thời kỳ đổi mới của đất nước.
Y thức tự học, tự bồi dưỡng, cập nhật tri thức mới, bố sung, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn để thích ứng với những yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục của một số giáo viên chưa cao.
Các cấp quản lý giáo dục chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển đội ngũ giáo viên trường học, công tác quy hoạch còn mang nặng tính hình thức; công tác đào tạo, bồi dưỡng dự nguồn còn bất cập, nhiều đơn vị chưa thực hiện tốt.
Đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại, máy tính, máy in, máy photo, máy chiếu phục vụ cho công tác quản lý trường học còn thiếu, nhất là những trường còn khó khăn nên chưa đáp ứng được việc tự học tập, sử dụng và khai thác thông tin, ứng dụng khoa học công nghệ vào trong công việc dạy và học...
Kết luận chương 2
Trong chương này, từ những cơ sở lý luận về quản lý giáo dục, chúng tôi đã tập trung làm rõ thực trạng của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Tương Dương. Bằng các số liệu thống kê về các phương diện, nội dung của giáo dục nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng, chúng tôi đã khái quát tình hình giáo dục chung và giáo dục trung học cơ sở huyện Tương Dương. Từ đó, phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở huyện Tương Dương trên nhiều phương diện khác nhau, chỉ ra những điểm mạnh, những điểm hạn chế, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của những thực trạng ấy. Đó chính là những cơ sở thực
tiễn để chúng tôi đề xuất các giải pháp ở chương 3 nhằm góp phần phát huy những thành tựu đã đạt được và khắc phục những điểm hạn chế nói trên.
Chương 3