học cơ sở
1.3.3.1. Yêu cầu về so ỉuọng
Đội ngũ giáo viên THCS được xác định trên cơ sở lớp học và định mức biên chế theo quy định của nhà nước. Hiện nay theo quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 23 tháng 8 năm 2006 về Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập thì định mức 1,9 giáo viên đứng lớp cho một lớp học. Định mức này bao hàm cả giáo viên dạy các môn văn hóa cơ bản, dạy thể dục, âm nhạc, mỹ thuật, tin học (không tính giáo viên làm Tống phụ trách đội). Đơn thuần về số lượng thì việc xác định số giáo viên cần có cho một trường THCS theo công thức:
Số giáo viên cần có = số lớp học X 1,9 giáo viên /lớp + 01 giáo viên làm Tổng phụ trách đội.
Hàng năm căn cứ vào kế hoạch phát triển số lớp học, ta dễ dàng xác định được ngay số lượng giáo viên cần có cho một trường. Từ đó, căn cứ vào
chết, bỏ việc, thuyên chuyển ra bên ngoài và cộng thêm số thuyên chuyển từ ngoài vào, ta xác định được số giáo viên cần bố sung cho nhà trường hay cho một cấp học.
Một nội dung quan trọng khi xem xét số lượng giáo viên là những biến động liên quan chi phối đến việc tính toán số lượng, chẳng hạn như: Việc bố trí, sắp xếp số lượng đội ngũ, bố trí, sắp xếp học sinh/lớp cũng như định mức về giờ dạy, định mức về lao động của giáo viên, chương trình môn học đều có ảnh hưởng, chi phối đến số lượng đội ngũ giáo viên.
Trong điều kiện đa dạng hóa các loại hình trường/lớp, có trường công lập, trường ngoài công lập. Do vậy, giáo viên có thể dạy nhiều trường thuộc nhiều loại hình trưừng/lứp khác nhau (dạy trường công lập và dạy trường ngoài công lập), họ chấp nhận một định mức dạy cao hơn quy định đê tăng thu nhập. Chính vì vậy đã làm sai lệch so với chuẩn quy định. Trong phạm vi cả nước, việc đào tạo đội ngũ giáo viên hiện nay là cho toàn xã hội, riêng đối với ngành sư phạm lại do nhà nước bao cấp cũng cần phải có các biện pháp cần thiết để không tạo ra một lượng giáo viên dư thừa làm lãng phí đến ngân sách nhà nước và làm nảy sinh các vấn đề liên quan.
Số lượng giáo viên là một yếu tố định lượng của đội ngũ. Nó rất quan trọng nhưng chưa nói lên tất cả mà bên cạnh số lượng còn vấn đề chất lượng và cơ cấu.
1.3.3.2. Yêu cầu về cơ cẩu
Cơ cấu đội ngũ giáo viên THCS cũng tác động nhiều đến chất lượng đội ngũ giáo viên. Các nội dung cơ bản liên quan đến cơ cấu đội ngũ gồm:
- Cơ cẩu chuyên môn (theo môn dạy) hay còn gọi là cơ cấu bộ môn Đó là tình trạng tổng thể về tỉ trọng giáo viên của các môn học hiện có ở cấp THCS, sự thừa, thiếu giáo viên ở mỗi môn học. Các tỉ lệ này vừa phải
phù hợp với định mức quy định thì ta có được một cơ cấu chuyên môn hợp lý. Ngược lại thì phải điều chỉnh nếu không sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của các hoạt động giáo dục do giáo viên phải dạy chéo môn
Do đặc thù của một số môn học mỗi tuần chỉ có 01 tiết như Ảm nhạc, Mỹ thuật, GDCD, Vật lý 6, 7, 8 hoặc chỉ có ở lớp 8 và 9 như Hóa học thỉ số lớp của mỗi trường ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu bộ môn, số lớp càng ít thì sự thừa, thiếu giáo viên ở mỗi môn học càng xẩy ra nhiều do quy định về tỉ lệ giáo viên/lớp, vì vậy một số môn học giáo viên đứng lớp không đúng với chuyên môn được đào tạo (dạy chéo môn).
-Cơ cẩu theo trình độ đào tạo
Cơ cấu giáo viên theo trình độ đào tạo là sự phân chia giáo viên theo tỉ trọng của các trình độ đào tạo. Các trình độ đào tạo của giáo viên THCS có thể đó là: CĐSP, ĐHSP, Thạc sĩ, Tiến sĩ và trình độ tương ứng ở các chuyên ngành không phải sư phạm. Xác định một cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo và thực hiện các hoạt động liên quan đê đạt đến cơ cấu đó cũng là một giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, số giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo đương nhiên cần phải nâng chuân. Nhưng xác định một tỉ lệ thỏa đáng số giáo viên đào tạo vượt chuẩn là một vấn đề cần xem xét để vừa đảm bảo hiệu quả, vừa nâng cao được chất lượng đội ngũ. Trong điều kiện kinh phí còn khó khăn như hiện nay, một đội ngũ ngang tầm nhiệm vụ của cấp học có lẽ sẽ tốt hơn một đội ngũ vượt tầm yêu cầu mà trước mắt chưa thể sử dụng hết trình độ chuyên môn của họ.
Ví dụ: đối với một nhà trường thì việc xây dựng được một đội ngũ giáo viên có tay nghề cao, có năng lực sư phạm vững vàng đáp ứng tốt việc giảng dạy và giáo dục sẽ tốt hơn nhiều một đội ngũ giáo viên có trình độ ĐHSP, Thạc
lý cần phải lựa chọn được phương án tối ưu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho phù hợp. Trong tình hình hiện nay, đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mói nội dung, chương trình thì nên chọn hình thức bồi dưỡng
thường xuyên các chuyên đề nâng cao của bộ môn đế đáp ứng yêu cầu giảng dạy trước mắt và hình thức đào tạo đại học và sau đại học đê nâng chuân.
- Cơ cấu đội ngũ giảo viên theo độ tuôi
Việc phân tích giáo viên theo độ tuổi nhằm xác định cơ cấu đội ngũ theo từng nhóm tuổi, là cơ sở đê phân tích thực trạng, chiều hướng phát triển của tổ chức để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo và bổ sung.
- Cơ cẩu đội ngũ giảo viên theo giới tỉnh
Chỉ xét mặt tỉ trọng của cơ cấu giới tính đội ngũ giáo viên trong trường THPT có thể không nói lên điều gì sự phát triển về giới. Bởi vì, khác với thị trường lao động thuộc các lĩnh vực khác, ở đây giáo viên nữ thường chiếm một tỉ lệ cao hưn nam giới.
Tuy nhiên, về các khía cạnh như: Điều kiện để đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên và nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên nữ ảnh hưởng rất nhiều như thời gian nghỉ dạy do sinh đẻ, con ốm...lại là các yếu tố có tác động đến chất lượng đội ngũ. Do đó, cơ cấu về giới tính có liên quan đến chất lượng giáo dục và đào tạo.
Tóm lại, nghiên cứu cơ cấu giới tính trong đội ngũ giáo viên là đế có tác động cần thiết thông qua quản lý đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu suất công tác của từng cá nhân và của cả đội ngũ giáo viên.