Giải pháp bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh long an đến năm 2020 (Trang 125 - 126)

* Trong nuôi trồng thủy sản

Các dự án đầu tư vào các vùng nuôi tập trung phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, đảm bảo sản xuất ổn định, bền vững.

Tăng cường năng lực chuyên môn, đầu tư thiết bị và kinh phí cho công tác giám sát chất lượng môi trường nước, thông tin kịp thời cho người nuôi có biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời.

Các vùng nuôi tập trung, các trại sản xuất giống đều phải bố trí hệ thống công trình ao nuôi, bể lắng lọc trước khi đưa vào sản xuất và hệ thống xử lý nước thải trước khi xả nước ra môi trường ngoài. Thực hiện nghiêm ngặt quy trình nuôi và sản xuất giống theo Tiêu chuẩn ngành. Tất cả các nguồn nước thải ra môi trường bên ngoài phải đảm bảo tiêu chuẩn nước tại cột B1, QCVN 08:2008/BTNMT (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt).

Xây dựng quy chế vùng nuôi tập trung theo hướng áp dụng qui trình nuôi tiên tiến, thực hành nuôi tốt (GAP,…) để giảm các loại thuốc và hóa chất dùng trong quá trình sản xuất; tăng cường công tác kiểm dịch con giống trước khi đưa vào ao nuôi; kiểm dịch các loại thức ăn, thuốc, hóa chất ở các cơ sở kinh doanh thức ăn và vật tư thủy sản, đảm bảo truy xuất nguồn gốc vùng nuôi.

* Trong khai thác thủy sản

Khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lý, phải đi đôi với công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi tự nhiên. Việc thả tái tạo nguồn lợi thủy sản hàng năm với các đối tượng thủy sản bản địa có khả năng sản xuất giống trong tỉnh như (cá chép, cá mè vinh, cá ét mọi, cá tra, cá basa, tôm càng xanh,…) có ý nghĩa rất lớn nhằm phục hồi nguồn lợi tự nhiên ngày càng bị khai thác cạn kiệt, tăng sản lượng khai thác nguồn lợi thủy sản có giá trị kinh tế cho tỉnh và các khu vực lân cận.

Các trại sản xuất giống quốc doanh nhà nước đồng thời vận động các trại sản xuất giống tư nhân hàng năm tổ chức chọn lấy ngày phù hợp với điều kiện sản xuất giống đại trà trong tỉnh làm ngày thả giống xuống thủy vực nhiên.

Thời gian thả giống: Lấy ý kiến quần chúng nhân dân và các cấp chính quyền trong tỉnh chọn một ngày nhất định trong thả giống cá xuống thủy vực. Ngày đó là ngày hội hàng năm của ngành thủy sản địa phương mà nhân dân đồng tình ủng hộ hưởng ứng.

Địa điểm thả giống: Vị trí được xem là an toàn cho các loài cá con trong thủy vực tại địa phương. Tại địa điểm thả giống được bảo vệ một thời gian nhất định cấm các ngư cụ hoạt động gần các khu vực thả giống, cần tuyên truyền giáo dục ý thức cho cộng đồng dân cư hiểu rõ việc làm này cùng đồng lòng tham gia.

* Trong chế biến thủy sản

Cần có các chính sách khuyến khích và bắt buộc các doanh nghiệp có các giải pháp giảm thiểu và xử lý triệt để các chất gây ô nhiễm môi trường, xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống xử lý chất thải, đặc biệt là nước thải. Đồng thời phải có chế tài, các chế độ thưởng phạt nghiêm minh.

Tăng cường năng lực, trình độ công nghệ, trình độ quản lý sản xuất, đặc biệt tăng cường quản lý nguồn nguyên liệu, tiếp tục hỗ trợ, đào tạo cán bộ cho các doanh nghiệp CBTS áp dụng sâu rộng sản xuất sạch hơn, giảm thiểu chất thải, nước thải, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng và xử lý có hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm.

Đẩy mạnh triển khai chương trình sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp, áp dụng tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn sản phẩm, tạo môi trường lao động tốt với người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000, ISO 14000.

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh long an đến năm 2020 (Trang 125 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)