1) Sản lượng chế biến và cơ cấu mặt hàng
Sản lượng thủy sản chế biến của tỉnh tăng mạnh trong giai đoạn 2001-2011. Năm 2001 đạt khoảng 2.700 tấn đến năm 2011 đã là 37.216 tấn, gấp 13,8 lần và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 30%/năm giai đoạn 2001-2011. Mặt hàng thủy sản chế biến cũng đa dạng bao gồm các loại cá, tôm, mực các loại; thực phẩm hải sản đặc sản,… trong đó trên 90% tổng sản lượng chế biến là dùng cho xuất khẩu, với sản lượng xuất khẩu tăng từ 2.486 tấn năm 2001 lên 34.983 tấn năm 2011, tốc độ tăng bình quân 30,3%. Cơ cấu các nhóm sản phẩm chính như sau:
* Nhóm sản phẩm cá: Đây là nhóm chiếm tỉ trọng cao nhất và tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Năm 2011 mặt hàng này chiếm khoảng 77,62% về tổng sản lượng và 60,7% về tổng giá trị thủy sản xuất khẩu; xuất khẩu được 27.154 tấn và đạt 73,45 triệu USD.Tốc độ tăng trưởng hàng năm rất cao đạt 186,39% về sản lượng và 179,01% về giá trị. Mặt hàng chủ yếu là các loại cá đồng, cá ngừ, cá tra& basa…
* Nhóm sản phẩm tôm: Năm 2011 xuất khẩu được 3.279 tấn đạt 16,38 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 44,61%/năm về sản lượng và 44,59%/năm về giá trị. Tôm sú, tôm càng xanh và tôm thẻ là mặt hàng chính của nhóm sản phẩm này.
* Nhóm sản phẩm mực và bạch tuộc: Nhóm sản phẩm này chiếm tỉ trọng không cao, năm 2011 xuất khẩu được 1.054 tấn và đạt 3,09 triệu USD (chỉ chiếm khoảng 3,01% và 2,55% so với tổng sản lượng và tổng giá trị thủy sản xuất khẩu) nhưng lại đạt mức tăng bình quân khá cao: 48,66%/năm về sản lượng và 58,96%/năm về giá trị.
* Nhóm sản phẩm nhuyễn thể có vỏ:Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 15,58%/năm về sản lượng và 26,83%/năm về giá trị, năm 2011 xuất khẩu được 953 tấn và đạt 3,34 triệu USD, mặt hàng chủ yếu là sò điệp và sò lông.
* Nhóm sản phẩm khác: Năm 2011, nhóm sản phẩm này xuất khẩu được 2.543 tấn và đạt 25,07 triệu USD. Nhóm sản phẩm này gồm có: Cua, ghẹ, lươn, giáp xác khác…
Bảng 2.18: Cơ cấu nhóm sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ yếu giai đoạn 2001-2011 TT Mặt hàng ĐVT 2001 2003 2005 2007 2009 2010 2011 (%/năm) TTBQ 1 Cá Tấn 6 9.105 14.139 20.125 26.542 27.154 186,39 Triệu USD 0,02 17,76 32,38 49,41 69,62 73,45 179,01 2 Tôm Tấn 82 239 1.043 1.338 1.583 2.784 3.279 44,61 Triệu USD 0,41 0,74 9,5 9,18 6,67 12,97 16,38 44,59 3 Mực và BT Tấn 20 94 238 169 760 1.054 48,66 Triệu USD 0,03 0,28 0,53 0,53 2,14 3,09 58,96 4 Nhuyễn thể có vỏ Tấn 224 213 322 402 606 767 953 15,58 Triệu USD 0,31 0,26 0,87 0,99 1,54 2,29 3,34 26,83 5 Khác Tấn 2.160 58 1.704 2.172 3.085 2.147 2.543 1,65 Triệu USD 4,88 0,03 14,73 19,6 21,92 22,31 25,07 17,78 TỔNG CỘNG Tấn 2.486 516 12.268 18.289 25.568 33.000 34.983 30,27 Triệu USD 5,62 1,05 43,14 62,68 80,07 109,34 121 35,93
(Nguồn: Tổng hợp của VASEP, 2012)
2) Thị trường xuất khẩu
Bảng 2.19: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản tỉnh Long An giai đoạn 2001-2011
TT Thị trường ĐVT 2001 2003 2005 2007 2009 2010 2011 (%/năm) TTBQ 1 Mỹ Tấn 1.893 16 6.202 7.679 11.272 13.704 13.700 21,89 Triệu USD 3,82 0,05 20,92 29,87 39,94 50,52 51,3 29,66 2 EU Tấn 0 0 3.124 4.758 5.913 6.176 6.480 12,93 Triệu USD 0 0 7,95 13,04 19,24 18,97 21,01 17,58 3 Nhật Bản Tấn 10 283 958 658 130 781 1.002 58,52 Triệu USD 0,01 0,65 8,85 5,11 0,7 4,03 5,7 88,62 4 ASEAN Tấn 336 926 2.228 3.958 5.682 6.045 33,51 Triệu USD 1,36 0 2,46 4,09 6,47 14,95 17,5 29,11 5 Hàn Quốc Tấn 234 216 26 12 100 24 37 -16,84 Triệu USD 0,33 0,36 0,05 0,03 0,46 0,12 0,2 -4,88 6 Nga Tấn 87 16 71 172 317 24,05 Triệu USD 0 0 0,28 0,02 0,39 1,02 2,04 39,23 7 Hồng Kông Tấn 149 180 116 171 252 9,15 Triệu USD 0 0 0,35 0,62 0,34 0,92 1,39 25,84 8 Đài Loan Tấn 70 1.022 902 898 1.165 59,79 Triệu USD 0 0 0,45 5,34 3,44 3,17 4,3 45,67 9 Khác Tấn 13 726 1.736 3.107 5.393 5.985 84,63 Triệu USD 0,11 0 1,84 4,55 9,08 15,63 17,57 66,09 TỔNG CỘNG Tấn 2.486 516 12.268 18.289 25.568 33.000 34.983 30,27 Triệu USD 5,62 1,05 43,14 62,68 80,07 109,34 121 35,93
(Nguồn: Tổng hợp của VASEP, 2012)
Thị trường Mỹ: Mỹ đang đứng đầu về cả sản lượng và giá trị thủy sản chế biến xuất khẩu của tỉnh, thị trường này luôn chiếm trên 39% tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu, năm 2001 xuất khẩu vào thị trường này 1.893 tấn đạt 3,82 triệu USD thì đến năm 2011 là 13.700 tấn và 51,3 triệu USD. Mức tăng trưởng bình quân là 21,89%/năm và 29,66%/năm đối với sản lượng và giá trị. Có thể nói đây là thị trường tiêu thụ nhiều và ổn định nhất đối với mặt hàng thủy sản tỉnh Long An.
Thị trường EU: Mặc dù mới xâm nhập vào thị trường này từ năm 2005 nhưng EU lại luôn chiếm được sản lượng và giá trị khá cao. Năm 2005 xuất vào thị trường này được 3.124 tấn và đạt 7,95 triệu USD thì đến năm 2011 là 6.480 tấn và 21,01 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt là 12,93% và 17,58% về sản lượng và giá trị.
Thị trường ASEAN: Năm 2001 thị trường này nhập từ tỉnh khoảng 336 tấn, đến năm 2011đạt 6.045 tấn và đạt giá trị lần lượt là 1,36 triệu USD và 17,5 triệu USD. Tốc độ gia tăng bình quân đạt 33,51%/năm và 29,11%/năm về sản lượng và giá trị.
Còn lại các thị trường như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nga…chiếm tỉ trọng không nhiều, năm 2001 xuất vào các thị trường này 257 tấn và đạt 0,45 triệu USD, đến năm 2011 là 8.758 tấn (chiếm 25,04% tổng sản lượng) và 31,2 triệu USD. Điều đáng nói ở những thị trường này là tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao (ngoại trừ Hàn Quốc tăng trưởng -16,84%/năm về sản lượng và -4,88%/năm về giá trị) trong đó Đài Loan, Nhật Bản và Nga là những thị trường có tiềm năng nhất khi đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm lần lượt là 59,79%; 58,52%; 24,05% về sản lượng và 45,67%; 88,62%; 39,23% về giá trị.
Biểu đồ 2.1: Diễn biến sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản Long An, 2001-2011