HẬU NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN THỦY SẢN
3.5.1. Tác động của ngành thuỷ sản đến môi trường
Theo Nguyễn Hữu Thọ (2006) trung bình 1 ha tôm sú bán thâm canh, mỗi năm thải ra môi trường 1 - 2,5 tấn chất thải gồm phân, sinh vật chết, dư lượng thuốc và hoá chất là nguyên nhân tích tụ mầm bệnh và thường xuyên gây ra bệnh dịch cục bộ trên tôm nuôi. Ngoài ra, còn có khoảng 2 - 2,5 tạ vôi, 2 - 2,5 tạ Domolite tồn dư khiến đất bị vôi hoá và gần 2 tạ Saponin, Chlorin, thuốc tím,… là những chất lắng đọng dạng vôi, dạng Mangan hydroxide, làm thay đổi độ pH, biến đổi hệ sinh thái đất, ảnh hưởng đến hệ sinh vật của vùng nước. Trong quá trình ôxi hoá, dư lượng thuốc tím Mn4+ huỷ diệt toàn bộ vi sinh vật yếm khí - những vi khuẩn rất nhạy cảm, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ.
Các nghiên cứu của Boyd (1985), Gross và cộng sự (1998) cho thấy cá da trơn chỉ hấp thu được 27 -30% nitrogen (N), 16 - 30% photpho (P) và khoảng 25% chất hữu cơ đưa vào từ thức ăn. Các nghiên cứu của Yang (2004) khi thử nghiệm nuôi cá da trơn trong 90 ngày cho thấy cá chỉ hấp thu được khoảng 37% hàm lượng N và 45% hàm lượng P trong thức ăn cho vào ao nuôi; như vậy, để đạt được sản lượng trung bình khoảng 200 tấn cá/ha với hệ số chuyển đổi thức ăn FRC là 1,6 cần sử dụng lượng thức ăn tối thiểu là 320 tấn và lượng chất hữu cơ thải ra môi trường là khoảng 256 tấn.
Hoạt động chế biến thủy sản cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Hiện với lượng sản phẩm qua chế biến trên 37.200 tấn/năm và lượng nước sử dụng cho 1 tấn sản phẩm trung bình là 15 m3 thì lượng nước thải sẽ khoảng 0,55 triệu m3/năm. Phần nước thải từ các xí nghiệp chế biến thuỷ sản chứa các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ hoà tan, các chỉ số COD, BOD5 là rất cao (trên dưới 1.000 mg/l), vì vậy, vấn đề xử lý nước thải từ các xí nghiệp chế biến là rất cần phải quan tâm, nó đặc biệt quan trọng nếu như các nhà máy này nằm ở đầu nguồn nước, gần khu dân cư, khu du lịch, khu nuôi trồng thủy sản,…
Với tổng nhu cầu nguyên liệu khoảng 83.500 tấn và lượng thành phẩm là 37.200 tấn, như vậy, tổng lượng chất thải rắn trong các nhà máy chế biến thủy sản là khoảng 46.300 tấn. Chất thải rắn từ các nhà máy chế biến thủy sản chủ yếu là phế liệu từ quá trình chế biến như đầu, vây, vảy, nội tạng của các loài tôm cá. Tuy nhiên, lượng chất
thải này thường được các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thu mua tái chế biến, chỉ một phần nhỏ là phải thải bỏ. Mức độ độc hại tuy không cao nhưng nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra mùi hôi thối ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và dân cư xung quanh nhà máy.
3.5.2. Tác động của môi trường đối với ngành thuỷ sản
* Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp
Toàn tỉnh hiện có 30 khu công nghiệp, 40 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với tổng diện tích qui hoạch khoảng 15.350 ha, đã có 1.451 dự án được giao, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích là 10.495,9 ha. Tỉnh đặt mục tiêu, tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp đạt 14,2%/năm giai đoạn 2011-2015 và đạt 14,4%/năm giai đoạn 2016-2020. Như vậy, cùng với việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp sẽ là những nguồn gây ô nhiễm đáng kể nếu không có giải pháp kiểm soát triệt để.
* Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp
Thực hiện quy hoạch sản xuất nông lâm ngư nghiệp tỉnh Long An đến năm 2020 dự báo có ảnh hưởng đến môi trường:
- Thu hẹp diện tích rừng còn: 38.500 ha, giảm 5.498,68 ha so với năm 2009) sẽ giảm tỷ lệ che phủ rừng.
- Tăng số lượng đàn gia súc, gia cầm đồng nghĩa với gia tăng các chất - nước thải của vật nuôi là đối tượng có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất thủy sản.
- Tăng hệ số quay vòng đất trồng lúa từ 1,88 lần lên 2,0 lần, làm tăng diện tích gieo trồng cây hàng năm, đồng thời việc tăng năng suất cây trồng yêu cầu sử dụng nhiều phân bón hơn, sẽ gia tăng nguy cơ suy thoái đất và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước nuôi trồng thủy sản.
* Ảnh hưởng do phát triển dân số, đô thị
Với dân số toàn tỉnh được dự báo đến năm 2015 là 1.571.000 người, năm 2020 là 1.667.000 người; cùng với đó là quá trình đô thị hóa, đặc biệt là phát triển các cụm đô thị: cụm Tân An – Bến Lức (qui mô dân số 0,5 triệu người), cụm Bắc Long An, cụm công nghiệp Cần Giuộc,... sự phát triển dân số và quá trình đô thị hóa chắc chắn sẽ có tác động không nhỏ đến môi trường nói chung, trong đó có ngành thủy sản.
3.5.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Dự báo đến giai đoạn 2020-2030 nhiệt độ trung bình năm ở các tỉnh phía Nam sẽ tăng 0,4-0,6oC (dự báo cuối thế kỷ XXI nhiệt độ trung bình ở nước ta có thể tăng 2,3oC), lượng mưa tăng 0,3-0,4% (dự báo cuối thế kỷ XXI lượng mưa trung bình nước ta có thể tăng 5%), vào giữa thế kỷ XXI mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 75 cm so với thời kỳ 1980-1999. Vùng đồng bằng sông Cửu Long (trong đó có Long An) là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo kịch bản này, khi nước biển dâng 65 cm thì 12,8% diện tích vùng ĐBSCL sẽ bị ngập nước (5.133 km2), nếu mực nước biển dâng 75 cm thì diện tích bị ngập nước chiếm tới 19% (7.580 km2), nếu mực nước biển dâng 100 cm thì diện tích bị ngập chiếm 37,8% vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đối với Long An, nếu theo kịch bản 3 nước biển dâng 100 cm vào năm 2100 thì Tỉnh bị ngập 216.900,0 ha, chiếm 49,4% DTTN trong điều kiện không có công trình ứng phó.
* Tác động của nước biển dâng
Nguồn xâm nhập mặn vào lãnh thổ Long An chủ yếu là từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp do chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 đến 3,9 m. Quá trình xâm nhập mặn ngày càng sâu vào nội địa và thời gian cũng dài hơn. Nguyên nhân là do hoạt động mạnh của triều, gió chướng, lượng nước thượng nguồn ít và nhất là khai thác nước mặt quá nhiều trong mùa kiệt. Trước đây, sông Vàm Cỏ Tây mặn thường xâm nhập trên Tuyên Nhơn khoảng 5 km, từ năm 1993 đến nay đã lên đến Vĩnh Hưng. Mặn xâm nhập bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6 với mức 2 - 4 gam/lít. Sông Vàm Cỏ Đông do ảnh hưởng của Hồ Dầu Tiếng độ mặn giảm dần.
Ngoài ra, do trái đất có xu hướng nóng dần lên, tạo điều kiện cho mặt nước biển nâng dần lên, đẩy quá trình xâm nhập mặn xâu vào nội địa. Việc xâm nhập mặn đã làm biến đổi hệ sinh thái vùng nội đồng, tác động xấu đến nuôi thủy sản nước ngọt.
* Tác động của sự tăng nhiệt độ
Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật nói chung và các loài nuôi trồng thủy sản nói riêng. Mỗi loài có khoảng nhiệt độ thích ứng riêng. Khả năng chống chịu của chúng nằm trong khoảng giới hạn nhất định. Ví dụ nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của tôm sú giới hạn trong khoảng 25 – 32 oC, nếu nhiệt độ cao hơn 32 oC hoặc thấp hơn 25 oC thì sự phát triển của tôm sẽ bị ảnh hưởng như tôm chậm lớn.
Sự tăng nhiệt độ có thể làm chết tôm cá đối với các ao hồ có độ sâu nhỏ. Đối với các vực nước có độ sâu cao, vực nước lớn hoặc chảy thì sự thay đổi về nhiệt độ hiện xảy ra chậm hơn và nước ít bị nóng hơn. Vì vậy việc nuôi lồng bè trên các vực nước lớn như sông suối, biển thường ít bị ảnh hưởng của sự tăng nhiệt độ quá mức và lâu dài, còn các vực nước tù và nhỏ thường dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
Sự tăng nhiệt độ có thể làm suy giảm sản lượng thủy sản trong các ao hồ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi nhiệt độ tăng lên làm cho hàm lượng oxi trong nước giảm mạnh vào ban đêm, do sự tiêu thụ quá mức của các loài thực vật thủy sinh, hoặc quá trình phân hợp chất hữu cơ. Sự suy giảm hàm lượng oxi làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loài nuôi. Điều này dễ nhận thấy qua hiện tượng phù dưỡng của các ao nuôi; cá nổi đầu vào buổi sáng trong các ao nuôi; thủy triều đỏ và tảo chết hàng hoạt ở các vùng ven biển.
Thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài nuôi. Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của các loài nuôi, môi trường nước bị xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài vi sinh vật gây hại. Một số bệnh xảy ra và lan truyền rất nhanh và rộng, khó chữa nên mức độ gây rủi ro rất lớn.
* Tác động của hạn hán và lũ lụt
Nguồn nước là một trong những yếu tố quyết định sự thành công cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Hiện tượng nắng nóng kéo dài đã làm cạn kiệt nguồn nước ngọt, làm tăng mức độ bốc hơi nước trong các ao nuôi. Đối với các ao nuôi gần nguồn cung cấp nước hoặc nuôi lồng bè trong vực nước lớn (sông suối, biển) thì ảnh hưởng này không lớn, nhưng đối với ao nuôi cách xa nguồn nước thì nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.
cung cấp nước, nhưng lũ lụt thì rất khó chống. Nhiều ao nuôi đã được chuẩn bị đê bao kiên cố, cao để chống nước dâng cao vào mùa mưa, nhưng không thể chống được lũ lụt. Đối với nghề nuôi thủy sản mặn lợ, độ mặn lại là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của loài nuôi. Khi xảy ra mưa lớn, độ mặn trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vượt ra khỏi ngưỡng chịu đựng làm cho tôm cá bị sốc, chết hoặc chậm lớn. Lũ xảy ra còn làm cho độ mặn các vực nước gần bờ như các cửa sông giảm xuống, nghề nuôi nhuyễn thể, tôm, cá, đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
* Tác động của giông, bão, lốc xoáy
Mặc dù ít khi có bão xảy ra ở Long An song trong tương lai, với những biến đổi bất thường của khí hậu thời tiết, tần suất bão rất có thể sẽ tăng lên, kèm theo đó là hiện tượng lốc xoáy. Một khi bão xảy ra, mức độ tàn phá là rất lớn. Bão gây ra những cơn sóng giữ dội có thể tàn phá hoàn toàn hệ thống đê bao của các ao nuôi, lồng bè trên biển, vì vậy tổn thất là điều khó tránh khỏi. Sự tàn phá của bão và áp thấp nhiệt đới còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng nuôi – cần thời gian dài mới có thể phục hồi. So với sự thay đổi nhiệt độ, bão và áp thấp nhiệt đới thường khó có thể dự đoán, ngược lại mức độ ảnh hưởng của nó nghiêm trọng hơn rất nhiều. Đối với vùng ven biển, nơi mà cộng đồng cư dân sống chủ yếu dựa vào hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu bão xảy ra thì thiệt hại về kinh tế là điều khó tránh khỏi, sinh kế của họ sẽ bị mất.