QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUNG

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh long an đến năm 2020 (Trang 87)

4.1.1. Quan điểm phát triển

1. Khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng diện tích đất, mặt nước và các nguồn lực của tỉnh để phát triển ngành thủy sản ổn định và bền vững, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Long An và quy hoạch ngành thủy sản Việt Nam.

2. Lấy hiệu quả làm mục tiêu, tăng trưởng làm động lực, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất kinh doanh, giải quyết nhiều việc làm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động địa phương, đặc biệt là ngư dân sống trên sông.

3. Phát triển thuỷ sản của tỉnh phải đặt trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến tiêu thụ, khai thác phải đi đôi với bảo vệ nguồn lợi, tiếp tục mở mang thị trường tiêu thụ cả xuất khẩu và nội địa, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

4. Phát triển thuỷ sản của tỉnh phải gắn với việc tổ chức lại sản xuất dựa trên cơ sở áp dụng công nghệ dựa trên cơ sở áp dụng công nghệ hiện đại, nhằm tăng năng suất, chất lượng và thân thiện với môi trường. Ưu tiên nuôi những đối tượng có giá trị xuất khẩu và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

5. Nâng cao năng lực, hiệu quả nhà nước về thủy sản, đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành, tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

4.1.2. Định hướng phát triển 1) Nuôi trồng thủy sản 1) Nuôi trồng thủy sản

Phát triển NTTS với nhiều loại hình nuôi trên các vùng sinh thái, đa dạng hóa với các đối tượng nuôi mặn lợ, ngọt có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao; góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu ngày càng chủ động hơn và nhiều hơn cho chế biến tiêu thụ.

Tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản theo chiều sâu. Chuyển một phần diện tích nuôi thủy sản hình thức kỹ thuật thấp sang nuôi với hình thức bán thâm canh, thâm canh quy mô công nghiệp ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Áp dụng các công nghệ, mô hình nuôi tiên tiến, tiêu chuẩn kỹ thuật mới (VietGAP, BMP, CoC) gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Đẩy mạnh phát triển NTTS nước ngọt các huyện vùng ĐTM theo hướng tập trung TC, BTC trên các diện tích ao, đầm, vùng ruộng trũng, vùng đất ven sông; với các đối tượng nuôi chủ lực như: cá tra, cá rô đầu vuông, cá rô phi đơn tính, cá lóc và TCX.

Phát triển nuôi cá mùa lũ với mô hình nuôi lồng bè, vèo trên các sông, kênh theo hướng thân thiện và bảo vệ môi trường với các đối tượng có giá trị kinh tế như: cá lăng, lóc, điêu hồng, bống tượng và mô hình nuôi cá lúa kết hợp.

tượng chính là tôm sú và tôm TCT, bên cạnh đó đa dang hóa các loài nuôi trong ao ở các khu vực có điều kiện theo nhu cầu thị trường như cua, cá mú, cá chẽm, cá kèo.

Đầu tư xây dựng hệ thống trại giống nước ngọt quy mô trại giống cấp tỉnh và xã hội hóa trong dân nhằm chủ động đáp ứng số lượng và đảm bảo chất lượng con giống cho nuôi thương phẩm của các địa phương trong tỉnh.

Đầu tư hệ thống hạ tầng cơ sở theo vùng, dứt điểm sau đó mở rộng sang các vùng khác. Ưu tiên đầu tư hệ thống thủy lợi cho vùng nuôi tập trung TC, BTC trước.

2) Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Cơ cấu lại các nghề khai thác hợp lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả khai thác, khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường.

Tăng cường công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi, nghiêm cấm những nghề gây hủy hại nguồn lợi, ảnh hưởng đến nguồn sinh kế của ngư dân.

Tư vấn, hỗ trợ ngư dân nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản khai thác, cung cấp thông tin giá cả, thị trường và giảm bớt các khâu trung gian khi bán sản phẩm.

Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong khai thác nhằm nâng cao hiệu quả và bảo vệ tốt nguồn lợi.

Tổ chức lại sản xuất, hình thành HTX, đề cao vai trò quản lý dựa vào cộng đồng trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi.

Nhà nước cần hỗ trợ để nâng cao trình độ và trách nhiệm của đội ngũ quản lý thông qua các khóa đào tạo dài hạn, tập huấn ngắn hạn, tham quan mô hình và tiếp xúc trực tiếp với ngư dân.

Ban hành những chính sách cụ thể tạo công ăn việc làm ổn định đời sống cho các hộ chuyển đổi từ nghề khai thác nhỏ lẻ có tính chất hủy diệt nguồn lợi sang sản xuất ở lĩnh vực khác.

Hoàn thành việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn lợi thủy sản; thực hiện dự báo về nguồn lợi thủy sản, ngư trường, mùa vụ khai thác một số loài thủy sản bản địa của tỉnh; thường xuyên cập nhật, thông tin nguồn lợi thủy sản, ngư trường, mùa vụ khai thác một số loài thủy hải sản chủ lực cho ngư dân khai thác biển.

Khảo sát, quy hoạch, thành lập khu bảo tồn vùng nước nội địa nhằm phục hồi, phát triển các loài thủy sản bản địa.

Thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản hàng năm tại một số vùng nước nội đồng và khu vực cửa sông trên địa bàn tỉnh.

3) Chế biến và tiêu thụ thủy sản

Ổn định tình hình sản xuất trong các nhà máy chế biến, nhất là trong thời gian tới. Mặt khác cần tăng sản lượng các mặt hàng chế biến tinh (sản phẩm giá trị gia tăng lên khoảng 30-50%) nhằm làm tăng giá trị và thu lại lợi nhuận cao.

Vấn đề quan tâm nhất đối với ngành chế biến hiện nay là gắn kết được với ngành khai thác và nuôi trồng tỉnh, vì vậy hướng phát triển những năm tới là phải nâng cao nguồn nguyên liệu trong tỉnh cung cấp cho các nhà máy chế biến đồng thời hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật, tập trung phát triển, nâng cao hoặc đổi mới dây chuyền công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng, chuyển dần từ chế biến thô sang chế biến tinh, tăng tỷ trọng sản phẩm làm sẵn, ăn liền để có thể đưa

thẳng vào các siêu thị.

Ngoài việc duy trì những thị trường truyền thồng (Mỹ, EU, ASEAN,…) thì tỉnh còn phải tập trung vào các thị trường tiềm năng (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Âu, Châu Úc,…) và không ngừng tìm kiếm cơ hội tại những thị trường mới bên cạnh đó tiến hành nghiên cứu các thị trường, các kết quả điều tra, khảo sát và tiếp thị sở thích từng loại khách hàng ở những vùng khác nhau theo hướng tiện lợi cho người sử dụng, chất lượng và giá thành.

Bên cạnh tiếp tục tận dụng và nâng cao công suất các nhà máy chế biến hiện có thì tỉnh cần kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng 3 nhà máy chế biến nâng công suất thiết kế đến năm 2020 khoảng 92.778 tấn thành phẩm/năm.

Chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là việc kiểm tra, kiểm soát sử dụng hoá chất độc hại, kháng sinh cấm trong bảo quản, sơ chế thuỷ sản tại các cơ sở nuôi, ghe thuyền khai thác, cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu thuỷ sản…

Ưu tiên chuyển giao công nghệ hỗ trợ đầu tư làm khô, làm mắm cho các loại thủy sản bản địa.

4.2. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 4.2.1. Mục tiêu tổng quát 4.2.1. Mục tiêu tổng quát

Phát huy lợi thế tiềm năng của các lĩnh vực sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh nhằm phát triển ngành thủy sản theo hướng ổn định và bền vững. Chuyển dịch và phát triển một cách có hiệu quả các lĩnh vực sản xuất thủy sản theo hướng tập trung tại các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh, cân đối và giảm tải sức ép đối với các mô hình NTTS tại vùng hạ của tỉnh.

Xây dựng được các phương án phát triển đến các năm mốc 2015 và 2020 của ngành dựa trên những phân tích, đánh giá các yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến ngành thủy sản của tỉnh và các giải pháp có tính khả thi để thực hiện được các phương án quy hoạch. Hướng ngành thủy sản của tỉnh phát triển ổn định và bền vững.

4.2.2. Mục tiêu cụ thể

Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị gia tăng (VA) ngành thuỷ sản thời kỳ 2011- 2020 là 10,1 %/năm; trong đó, giai đoạn 2011- 2015 đạt 15,5%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 6,0%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng trên từng lĩnh vực như sau:

- Nuôi trồng thuỷ sản tăng bình quân 5,9%/năm thời kỳ 2011 - 2020; trong đó giai đoạn 2011- 2015 tăng 4,6%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 tăng 6,9%/năm;

- Khai thác thuỷ sản tăng bình quân (7,4%/năm) thời kỳ 2011 - 2020; trong đó giai đoạn 2011 - 2015 tăng (7,1%/năm), giai đoạn 2016 - 2020 tăng (7,6%/năm);

- Chế biến thủy sản tăng bình quân 14%/năm thời kỳ 2011 - 2020; trong đó giai đoạn 2011 - 2015 tăng 25,7%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 tăng 5,4%/năm;

Cơ cấu giá trị gia tăng các lĩnh vực như sau:

- Nuôi trồng thuỷ sản chiếm 32,2% năm 2015 và 33,6% năm 2020; - Khai thác hải sản chiếm 6,0% vào năm 2015 và 6,4% năm 2020; - Chế biến thuỷ sản chiếm 61,8% năm 2015 và 60% năm 2020;

người vào đến năm 2020 là 25.758 người.

4.3. CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN

Phương án 1: Phát triển trong điều kiện ít thuận lợi, khả năng thu hút đầu tư cũng như thị trường gặp phải khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong nước và thế giới không cao. Các vùng nuôi tập trung hình thức TC, BTC và các cụm công nghiệp chế biến thủy sản, hệ thống bến cá,… chậm triển khai. Chất lượng môi trường nước nuôi chưa được cải thiện do phát triển các khu công nghiệp. Khả năng áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến còn hạn chế. Đây là phương án dễ thực hiện trong 03 phương án nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Các chỉ tiêu chính của phương án 1 (PA1) như sau:

Tổng giá trị sản xuất thủy sản đến năm 2015 đạt 7.500 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 9.548 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân (GO) giai đoạn 2011 - 2015 là 16,7% và giai đoạn 2016 - 2020 là 4,9%.

Tổng giá trị tăng thêm ngành thủy sản đến năm 2015 đạt 1.900 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 2.384 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân (VA) giai đoạn 2011 - 2015 đạt 12,6% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 4,6%.

Tổng sản lượng thủy sản tăng bình quân 3,8%/năm giai đoạn 2011-2015 và tăng 8,7%/năm giai đoạn 2016-2020. Năm 2015 tổng sản lượng đạt 41.450 tấn, năm 2020 đạt 62.800 tấn.

Diện tích nuôi thủy sản đến năm 2015 đạt 7.038 ha và đến năm 2020 đạt 11.053ha. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 2,3 %/năm và giai đoạn 2016 - 2020 là 9,4%/năm.

Số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản đến năm 2015 giảm còn 500 chiếc với tổng công suất 19.000 cv, đến năm 2020 giữ nguyên 500 chiếc với tổng công suất 25.000 cv.

Thu hút được một lực lượng lao động toàn ngành khoảng 19.900 người vào năm 2015 và con số này vào năm 2020 là 23.020 lao động.

Bảng 4.1: Các chỉ tiêu quy hoạch ngành thủy sản tỉnh Long An theo phương án 1

Stt Danh mục Đvt 2011 HT Quy hoạch TTBQ (%/năm) 2015 2020 2011-2015 2016-2020 1 Năng lực ngành 1.1 Diện tích NTTS Ha 6.425 7.038 11.053 2,3 9,4 * Nuôi nước ngọt - 2.637 3.230 7.370 5,2 17,9 - Cá - 2.606 3.000 6.800 3,6 17,8 - Tôm càng xanh - 28 200 500 63,5 20,1 - Thủy đặc sản - 3 30 70 77,8 18,5 - Nuôi cá lồng, vèo cái 1.054 1.054 1.100 0,0 0,9 * Nuôi nước lợ mặn - 3.788 3.808 3.683 0,1 -0,7 - Tôm sú - 1.650 2.223 2.213 7,7 -0,1 - Tôm thẻ chân trắng - 2.108 1.520 1.330 -7,9 -2,6 - Cua biển - 30 35 40 3,9 2,7 - Cá mặn lợ - 0 30 100 27,2 1.2 Số lượng tàu thuyền Chiếc 641 500 500 -6,0 0,0 Tổng công suất CV 15711 19.000 25.000 4,9 5,6

Stt Danh mục Đvt 2011 HT Quy hoạch TTBQ (%/năm) 2015 2020 2011-2015 2016-2020 - Nuôi trồng - 24.677 29.950 48.800 5,0 10,3 - Khai thác - 11.000 11.500 14.000 1,1 4,0 * Bao gồm: - - Sản lượng cá - 25.317 31.000 50.500 5,2 10,3 - Sản lượng tôm - 8.477 8.450 9.800 -0,1 3,0 - Thủy sản khác - 1.883 2.000 2.500 1,5 4,6

3 Giá trị sản xuất (GO) Tỷ đồng 4.039 7.500 9.548 16,7 4,9

- Nuôi trồng - 1.135 1.240 1.638 2,2 5,7 - Khai thác - 330 360 410 2,2 2,6 - Chế biến - 2.574 5.900 7.500 23,0 4,9

4 Giá trị tăng thêm (VA) Tỷ đồng 1.180 1.900 2.384 12,6 4,6

- Nuôi trồng - 565 593 721 1,2 4,0 - Khai thác - 95 115 148 4,9 5,2 - Chế biến - 520 1.192 1.515 23,0 4,9

5 Lao động thuỷ sản Người 19.205 19.900 23.020 0,9 3,0

- Nuôi trồng - 14.849 14.850 16.700 0,0 2,4 - Khai thác - 1.856 1.900 2.000 0,6 1,0 - Chế biến - 2.500 3.150 4.320 5,9 6,5

* Trong diện tích nuôi cá, TCX diện tích nuôi cá và TCX đăng quầng mùa lũ không tính trong diện tích QH sử dụng đất NTTS.

Phương án 2: Đây là phương án được xây dựng dựa trên sự khai thác hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực hiện tại của tỉnh; thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu được thuận lợi. Phát triển ngành thủy sản có sự gắn kết hài hòa với các ngành kinh tế khác. Khả năng thu hút đầu tư vào tỉnh tốt hơn phương án 1, do đó các dự án hạ tầng cơ bản của ngành như: vùng nuôi cấp kỹ thuật cao, khu vực sản xuất giống thủy sản, bến cá, các khu công nghiệp chế biến được đầu tư triển khai thực hiện mới và nâng cấp kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành. Phương án này có tính khả thi cao trên cơ sở thực hiện đồng bộ những giải pháp về cơ chế, chính sách và điều hành có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu từng bước và tạo ra những đột phá, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành thủy sản của tỉnh Long An. Các chỉ tiêu chính của PA2:

Tổng giá trị sản xuất thủy sản đến năm 2015 đạt 8.216 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 10.965 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân (GO) giai đoạn 2011 - 2015 là 19,4% và giai đoạn 2016 - 2020 là 5,9%.

Tổng giá trị tăng thêm ngành thủy sản đến năm 2015 đạt 2.098 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 2.811 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân (VA) giai đoạn 2011 - 2015 đạt 15,5% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 6%.

Tổng sản lượng thủy sản tăng bình quân 7,3%/năm giai đoạn 2011-2015 và tăng 9,5%/năm giai đoạn 2016-2020. Năm 2015 tổng sản lượng đạt 47.330 tấn, năm 2020 đạt 74.370 tấn.

Diện tích nuôi thủy sản đến năm 2015 đạt 8.023 ha và đến năm 2020 đạt 12.600 ha. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 5,7%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 là 9,4%/năm.

công suất 21.000 cv, đến năm 2020 giữ nguyên 500 chiếc với tổng công suất 31.000 cv. Thu hút được một lực lượng lao động toàn ngành khoảng 21.068 người vào năm 2015 và con số này vào năm 2020 là 25.758 lao động.

Bảng 4.2: Các chỉ tiêu quy hoạch ngành thủy sản tỉnh Long An theo phương án 2

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh long an đến năm 2020 (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)