Khía cạnh tài chính

Một phần của tài liệu Vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) để đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chiến lược tại công ty cổ phần vàng bạc đá quý phú nhuận ( PNJ) (Trang 73 - 75)

Khía cạnh tài chính được đánh giá trên 3 nội dung gồm 8 chỉ tiêu con, kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 3.2 bên dưới:

Bảng 2-12 Kết quả đánh giá KPIs khía cạnh Tài chính cấp Công ty, giai đoạn 2012 - 2014

62 Nhận xét:

 Tất cả các năm đều không đạt điểm tối đa của khía cạnh này, kết quả điểm số cũng không cho thấy sự ổn định của quá trình hoạt động.  Xét về chỉ tiêu doanh thu: Tổng doanh thu đều có sự tăng trưởng

đáng kể theo từng năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân của điểm số này là 15%/năm. Tốc độ tăng trưởng điểm ấn tượng này được “kéo” bởi tốc độ tăng trưởng của doanh thu bán lẻ trang sức vàng và hoạt động kinh doanh bán sỉ. Tuy nhiên, tốc độ này lại bị kềm hãm bởi kết quả hoạt động kinh doanh của dòng sản phẩm bạc với kết quả điểm so với kỳ vọng rất thấp. Mặc dù mức độ ảnh hưởng của điểm số doanh thu bạc tác động không quá lớn (chỉ chiếm 6%/ tổng điểm doanh thu), nhưng với tình trạng hoạt động kém hiệu quả liên tục, thì bên cạnh việc kềm hãm sự tăng trưởng của tổng điểm doanh thu, nó sẽ tác động tiêu cực trực tiếp đến khía cạnh lợi nhuận, chi phí của viễn cảnh tài chính, và thậm chí sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến các viễn cảnh khác của BSC

 Với chỉ tiêu lợi nhuận, kết quả phản ánh mức độ tăng trưởng điểm số khá ấn tượng và ổn định trên cả chỉ tiêu lợi nhuận gộp và lợi nhuận trước thuế của toàn Công ty. Đây là kết quả của quá trình điều chỉnh chiến thuật kinh doanh của Công ty khi đẩy mạnh tiêu thụ các dòng hàng chiến lược có tỷ lệ lợi nhận cao ra thị trường. Điều này đã đáp ứng kỳ vọng của PNJ khi áp dụng BSC vào quá trình hoạt động của mình (như đã đề cập ở mục 2.3.6 trước đây).

 Nội dung thứ ba trong khía cạnh tài chính được đánh giá là hiệu quả của quá trình sử dụng chi phí. Cả ba yếu tố thành phần của khía cạnh này đều có những chỉ số không ổn định. Trong khi chi phí Marketing đang có khuynh hướng tốt dần hơn theo thời gian thì các chỉ tiêu chi phí khác vẫn đang cho thấy sự bất ổn. Mặc dù chỉ tiêu này được đánh giá liên tục mỗi tháng, nhưng các đơn vị thực hiện đánh giá, và đơn vị quản trị tài chính vẫn không có các giải pháp khắc phục tình hình

63

trên. Ở điểm này, mục tiêu quản lý và sử dụng vốn, chi phí hiệu quả của PNJ không đạt như kỳ vọng. Bên cạnh đó cũng ghi nhận sự non kém và thiếu nhạy bén của phòng Quản trị hiệu quả; Phòng tài chính kế toán và sự thiếu sâu sát, quyết liệt của Ban lãnh đạo Công ty. Kết luận về khía cạnh tài chính:

 Nhìn chung, kết quả của khía cạnh này đạt điểm tương đối cao, và có sự tăng trưởng theo thời gian. Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực có điểm của yếu tố doanh thu và lợi nhuận, thì yếu tố chi phí lại là rào cản cho sự phát triển này, đặc biệt là kết quả trong năm 2014.

 Các đơn vị và cả Ban lãnh đạo Công ty có thể cho rằng, chi phí vốn hàng bán và chi phí bán hàng/ doanh thu tăng do quá trình tăng trưởng của hệ thống bán lẻ do các cửa hàng mới phát triển, các cửa hàng này chưa đủ trưởng thành để mang về dòng doanh thu ổn định, vì thế ảnh hưởng đến chỉ tiêu chi phí. Tuy nhiên, điều này đã cho thấy sự khiếm khuyết của quá trình giao chỉ tiêu theo phương pháp “hai xuống một lên” mà Công ty đang áp dụng. Vấn đề lớn của quá trình này là Công ty đã trao quyền dự trù nguồn lực (về tài chính) cho các đơn vị cấp dưới nhưng thiếu các chuẩn hóa, định mức về khoản mục chi phí thường phát sinh trong quá trình hoạt động.

Một phần của tài liệu Vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) để đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chiến lược tại công ty cổ phần vàng bạc đá quý phú nhuận ( PNJ) (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)