0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Chính sách lương phúc lợi dựa trên thành tích cá nhân

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BSC) ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN ( PNJ) (Trang 51 -52 )

Trong những năm 2011 trở về trước, với chính sách trả lương theo thời gian, qua thời gian, ban lãnh đạo công ty nhận thấy rằng chính sách này không mang lại hiệu qua cao nhất là việc tạo động lực cho người lao động và gắn quyền lợi của họ với trách nhiệm, nghĩa vụ của công việc mà họ đang nắm giữ. Tuy nhiên làm thế nào để có một chính sách lương phù hợp với bối cảnh chung của thị trường lao động, vừa đảm bảo tính công bằng, vừa tạo động lực thúc đẩy sự nỗ lực của các thành viên trong toàn Công ty luôn là một bài toán khó.

Để giải bài toán này, cũng như các doanh nghiệp khác, PNJ lựa chọn mô hình trả lương theo phương pháp 3P (Position – vị trí công việc; Person skill – kỹ năng cá nhân và Performance – hiệu suất công việc), nhằm:

Đảm bảo công bằng nội bộ: Giải thích được các thắc mắc của người lao động mà trước đây chưa giải thích được về sự khác biệt của mức thu nhập giữa các vị trí khác nhau. Giúp người lao động nhận thức rõ các vấn đề làm thế nào để được hưởng lương cao và thu nhập tốt hơn, từ đó họ có thể phấn đấu, cạnh tranh để đem lại hiệu quả cho cho chính bản thân, cũng như cho Doanh nghiệp

Đảm bảo công bằng bên ngoài: Nếu tạo công bằng nội bộ là cách thức xây dựng thang bảng điểm theo P1 và P2 thì công bằng bên ngoài là việc xác định mức lương thị trường đang trả cho các vị trí, theo từng quy mô Doanh nghiệp dựa vào khảo sát thị trường để xác định mức lương phù hợp với nhu cầu, từ đó các Doanh nghiệp có thể thu hút nhân tài qua chính sách lương của mình.

Tạo động lực phát triển Doanh nghiệp: Qua hình thức trả lương P3, nó khuyến khích nhân viên quan tâm nhiều hơn đến kết quả thực hiện cuối cùng và có nhiều đóng góp để hạn chế các rủi ro, hiệu quả xấu nhất có thể xảy ra, dẫn tới năng xuất làm việc nhân viên cao hơn, hiệu quả hơn và Doanh nghiệp chi ra khoản lương phù hợp hơn với tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp vào từng thời điểm.

40

Tuy nhiên, để áp dụng mô hình này đòi hỏi PNJ phải có một hệ thống đo lường và đánh giá hiệu suất làm việc của từng vị trí công việc một cách rõ ràng và chi tiết và Thẻ điểm cân bằng trở thành công cụ tuyệt vời để thực hiện điều đó.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BSC) ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN ( PNJ) (Trang 51 -52 )

×