Xây dựng viễn cảnh của khía cạnh tài chính

Một phần của tài liệu Vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) để đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chiến lược tại công ty cổ phần vàng bạc đá quý phú nhuận ( PNJ) (Trang 57 - 60)

Các câu hỏi chính để làm cơ sở cho việc xây dựng viễn cảnh tài chính của PNJ được xây dựng và phỏng vấn các vị trí quản lý cao cấp của Công ty gồm:

 Câu hỏi F1: Hình ảnh PNJ như thế nào trước các cổ đông?

 Câu hỏi F2: Để đạt được vị trí dẫn đầu về sản xuất, kinh doanh bán lẻ trên thị trường Việt Nam và Châu Á, PNJ cần tập trung những nội dung nào?

46

 Câu hỏi F3: Ngoài thước đo tăng trưởng doanh thu, các thước đo nào theo anh chị là hợp lý cho các mục tiêu tài chính cấp Công ty?

 Câu hỏi F4: Những báo cáo, dữ liệu nào là hữu ích nhất để có được các tiêu chí và đánh giá cho viễn cảnh tài chính?

Tổng hợp từ các cuộc phỏng vấn, các buổi họp trao đổi xung quanh vấn đề được đề cập, tác giả ghi nhận có khá nhiều ý kiến trong đó có cả những ý kiến cùng và trái chiều. Tuy nhiên, các ý kiến của những vị trí lãnh đạo cao cấp có những nét tương đồng về chuyên môn, cụ thể như sau:

“PNJ được nhận diện như thương hiệu dẫn đầu về trang sức trong phân khúc trung cao cấp trong những năm vừa qua. Trong tương lai, PNJ không ngừng nâng cao hình ảnh, và giá trị thương hiệu của mình lên ngang tầm với các thương hiệu quốc tế trong khu vực. Tiếp tục là doanh nghiệp dẫn dắt thị trường về xu hướng sản phẩm, và phát triển mạnh mẽ hệ thống phân phối của mình theo chuẩn PNJ. Nâng cao năng lực sản xuất bằng cách tăng cường công tác R&D và đầu tư trang thiết bị hiện đại”. (Bà Cao Thị Ngọc Dung – Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty PNJ)

“PNJ vẫn tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu ở mảng kinh doanh cốt lõi. Bên cạnh việc tăng trưởng doanh thu, việc quản trị và sử dụng các khoản chi phí hợp lý cũng cần được xem xét, vì đó chính là cơ sở để tăng lợi nhuận của Công ty và tạo ra lợi thế lớn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường”. (Bà Nguyễn Thị Cúc –Phó Tổng giám đốc thường trực Công ty PNJ)

“Định kỳ, Phòng Tài chính – Kế toán đều cung cấp các thông tin, dữ liệu cần thiết để đánh giá yếu tố tài chính. Các chỉ số này, hàng năm đều được thẩm định lại bởi báo cáo kiểm toán, do đơn vị kiểm toán độc lập bên ngoài thực hiện. Tuy nhiên, việc đánh giá khía cạnh tài chính của Công ty chưa khai thác hết những số liệu này mà chỉ dừng lại ở một số chỉ số cơ bản như doanh thu, lợi nhuận,nên kết quả đánh giá chưa phản ánh hiệu quả hoạt động một cách đa chiều”. (Bà Đặng Thị Lài – Kế toán trưởng của Công ty PNJ)

“Khía cạnh tài chính luôn được đánh giá quan trọng nhất so với những khía cạnh còn lại của BSC vì đây hầu như là mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp.

47

Điều đó cũng tương tự ở PNJ, và đó là ý do vì sao khía cạnh này luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng điểm của BSC. Chúng tôi nghĩ rằng, trong tương lai khi hoạt động của Công ty dần tiệm cận với các mục tiêu chiến lược, thì tỷ lệ này sẽ được điều chỉnh dần về mức cân bằng”. (Bà Trần Thị Xuân Lan – Trưởng phòng Quản trị hiệu quả Công ty PNJ)

Để xây dựng các mục tiêu cho khía cạnh tài chính của Công ty, tác giả đã tiến hành phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia trong Công ty, mỗi chuyên gia sẽ đề xuất ba lựa chọn của mình để xây dựng mục tiêu cho khía cạnh tài chính. Tổng hợp kết quả từ phụ lục 2 trang ii, tác giả đề xuất khía cạnh tài chính được xây dựng trên ba mục tiêu đánh giá gồm: Tăng doanh thu (1); Tăng lợi nhuận (2) và Tăng hiệu quả chi phí hoạt động (3). Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành xây dựng bộ thước đo cho 3 mục tiêu trên và phỏng vấn các chuyên gia của Công ty với phương pháp chọn (1)/ không chọn (0) thước đo cho từng chỉ tiêu. Những thước đo nào được đa số (quá bán) các chuyên gia lựa chọn sẽ được đưa vào bộ thước đo của các mục tiêu của từng khía cạnh.

Từ kết quả khảo sát ở phụ lục 3 trang iii, tác giả nhận thấy: Đối với mục tiêu tăng doanh thu, các thước đo liên quan đến việc tăng doanh thu cho từng loại hình kinh doanh, mà cụ thể là doanh thu cho hoạt động bán lẻ, hoạt động kinh doanh sỉ và hoạt động kinh doanh xuất khẩu được hầu hết các chuyên gia chọn lựa (với tần suất 90,9%) để đưa vào BSC của Công ty.

Tương tự mục tiêu tăng doanh thu, với mục tiêu tăng lợi nhuận, căn cứ trên kết quả khảo sát từ phụ lục 4 trang iii, tác giả nhận thấy hai thước đo được lựa chọn nhiều nhất để đưa vào BSC là: Lợi nhuận gộp (tần suất 90.9%) và Lợi nhuận trước thuế (tần suất 63.6%).

Với mục tiêu Tăng hiệu quả chi phí hoạt động, kết quả khảo sát từ phụ lục 5 trang iv, ba thước đo được sử dụng trong mục tiêu này lần lượt là: Chi phí bán hàng /Tổng doanh thu thuần về trang sức (tần suất 81.8%); Chi phí vốn hàng bán/ tổng doanh thu thuần về trang sức (tần suất 90.9%) và Chi phí Marketing /Tổng doanh thu thuần (tần suất 81.8%).

48

Dựa trên kết quả của từng mục tiêu, tác giả tổng hợp bộ mục tiêu và thước đo của khía cạnh tài chính được trình bày trong bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2-2 Bộ chỉ tiêu và thước đo viễn cảnh tài chính

Stt Mục tiêu Thƣớc đo

1 Tăng doanh thu Tổng doanh thu bao gồm:

Doanh thu hoạt động bán lẻ

Doanh thu công hoạt động kinh doanh sỉ Doanh thu xuất khẩu

2 Tăng lợi nhuận Lợi nhuận gộp

Lợi nhuận trước thuế 3 Tăng hiệu quả

chi phí hoạt động

Chi phí vốn hàng bán/ tổng doanh thu thuần về trang sức Chi phí Marketing /Tổng doanh thu thuần

Chi phí bán hàng /Tổng doanh thu thuần về trang sức

Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) để đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chiến lược tại công ty cổ phần vàng bạc đá quý phú nhuận ( PNJ) (Trang 57 - 60)