0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Tổng quan về BSC

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BSC) ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN ( PNJ) (Trang 26 -28 )

Những năm đầu thập niên 1990, sau khi tiến hành nghiên cứu thực tế trên các doanh nghiệp, Robert. S. Kaplan và David P. Norton đã phát hiện ra rằng, các hệ thống báo cáo tài chính không cung cấp nền tảng để đo lường và quản lý các giá trị được tạo bởi việc đẩy mạnh năng lực của các tài sản vô hình của một doanh nghiệp. Trong khi đó, trên thực tế các nhà quản trị, điều hành lại tập trung quá nhiều đến các chỉ số này mà quên đi các khía cạnh, yếu tố, chỉ số mang tính dẫn dắt để đạt được các kết quả trên.

15

Một hệ thống đo lường mới dần hình thành dựa trên ý tưởng từ bỏ việc tập trung vào ngắn hạn mang tính lịch sử, chuyển hóa tầm nhìn, và chiến lược của doanh nghiệp thành những thước đo cụ thể, đưa ra một cái nhìn cân đối về tất cả các nhân tố trong một doanh nghiệp, và các công thức đánh giá hoạt động. Hệ thống đánh giá này sẽ dựa trên bốn khía cạnh cơ bản được cân bằng nhau gồm: tài chính, khách hàng, qui trình nội bộ và khía cạnh đào tạo được minh họa triển theo sơ đồ 1.2 được gọi là hệ thông thẻ điêm cân bằng.

Bốn khía cạnh của một “Thẻ điểm cân bằng giúp doanh nghiệp có khả năng theo dõi kết quả hoạt động tài chính trong khi vẫn giám sát được diễn biến trong việc tạo dựng các khả năng và thu về các tài sản vô hình mà họ cần cho sự phát triển trong tương lai” (Kaplan & Norton, 2011, p. 16).

Sức mạnh của BSC được phát huy tối đa khi nó được chuyển hóa từ hệ thống đo lường thành hệ thống quản trị của một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó còn cần đạt được sự đồng thuận từ các nhà quản trị cao cấp của doanh nghiệp; sự truyền thông chiến lược và các mục tiêu chiến lược đến toàn bộ các thành viên trong doanh nghiệp; gắn kết các mục tiêu của tổ chức với các mục tiêu của từng cá nhân trong tổ chức; phân bổ nguồn lực hợp lý và có một hệ thống đánh giá chiến lược định kỳ, cũng như các điều chỉnh phù hợp từ các kết quả thu được trong quá trình thực thi và đánh giá chiến lược.

16

Sơ đồ 1-2 Mô hình thẻ điểm cân bằng - BSC

Nguồn:(Kaplan & Norton, 2011).

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BSC) ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN ( PNJ) (Trang 26 -28 )

×