6. Kết cấu của đề tài:
4.2.2 Đối với công tác quản trị nhân sự tại các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên
xuất trên địa bàn quận 8
Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra một số hàm ý thiết thực đối với hoạt động quản lý nhân sự tại các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn quận 8 như sau:
a. Việc nghiên cứu và theo dõi sự hài lòng của người lao động thông qua các
nhân tố tác động đến nó là việc cần được duy trì và thực hiện thường xuyên.
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng về mọi mặt của xã hội và nhu cầu của người lao động thì việc thường xuyên theo dõi sự hài lòng của người lao động đối với Doanh nghiệp là điều thực sự cần thiết vì có thể mức hài lòng của ngày hôm nay lại là mức không hài lòng của ngày mai. Điều đó sẽ là một biện pháp phòng ngừa và theo dõi tốt nhất để biết được mong muốn và nhu cầu của người lao động để có thể kịp thời đưa ra các biện pháp ngăn chặn tránh trường hợp để khi người lao động rời bỏ Doanh nghiệp rồi mới tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp giữ
chân họ.
Kết quả của nghiên cứu này đã chỉ ra các nhân tố tác động đến sự hài lòng người lao động, điều này là thực sự cần thiết đối với lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động sản xuất vì họ có thể theo dõi và kiểm soát sự hài lòng người lao động thông qua việc điều chỉnh vào các nhân tố tác động đến sự hài lòng người lao động.
b. Vấn đề đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố tác động vào sự hài lòng của người lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc khích lệ,động viên và và
cơ sở để đưa ra những chính sách phù hợp góp phầngia tăng mức độ hài lòng của người lao động.
Kết quả nghiên cứu đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn quận 8 đã chỉ ra 7 nhân tố tác động đến sự hài lòng của người lao động. Tuy nhiên, để có thể can thiệp và điều chỉnh hết cả 7 nhân tố cùng một lúc đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất hiện này là khó có thể thực hiện vì với tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Do đó các doanh nghiệp cần phải xác định mức độ quan trọng của từng nhân tố để ưu tiên đưa ra những chín h sách điều chỉnh phù hợp sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy các vấn đề như: Thu nhập; đánh giá thực hiện công việc; công tác đào tạo và cơ hội thăng tiến; mối quan hệ giữa người lao động với lãnhđạo, giữa đồng nghiệp với nhau hay điều kiện làm việc… của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất được người lao động cảm nhận chưa cao. Vì vậy, với tình hình như hiện nay các doanh nghiệp nên gia tăng mức độ hài lòng của người lao động bằng cách tác động điều chỉnh vào những nhân tố có trọng số β lớn như: nhân tố Thu nhập (β=0.379); nhân tố “Lãnh đạo” (β=0.286) vượt trộn hơn các nhân tố khác. Thông qua nghiên cứu định tính thìđa phần người lao động và ý kiến của các trưởng phòng nhân sự đều cho rằng người lao động quan tâm nhất là thu nhập vì laođộng ở khu vực doanh nghiệp hoạt động sản xuất đa phần là lao động phổ thông nên họ chỉ quan tâm đến thu nhập ( lương, thưởng, phúc lợi) mà Doanh nghiệp chi trả cho họ có phù hợp hay không. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng điều này là phù hợp đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn quận 8 tại thời điểm mà tác giả nghiên cứu, kết quả này là phù hợp với thực tế.
đạo và người lao động, tạo dựng lòng tin giữa người lao động và chủ doanh nghiệp thông qua sự quan tâm chăm sóc của chủ doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần làm tốt công tác đào tạo nhằm giúp người lao động có những kỹ năng, kiến thức cần thiết để người lao động tự tin hơn trong việc hoàn thành công việc được giao. Đồng thời, doanh nghiệp cần có các hoạt động cung cấp thông tin cần thiết cho người lao động trong thực hiện công việc và định hướng phát triển nghề nghiệp. Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến chính sách thăng tiến của người lao động cụ thể bố trí người lao động vào vị trí mới cao hơn vị trí cũ, có mức lương cao hơn, uy tín và trách nhiệm lớn hơn, các điều kiện làm việc tốt hơn và có nhiều cơ hội phát triển cá nhân. Tuy nhiên, việc đề bạt cần căn cứ vào yêu cầu của công việc và yêu cầu của vị trí đó đối với người lao động thực hiện công việc về trìnhđộ đào tạo, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và các phẩm chất cần thiết. Vì vậy, doanh nghiệp cần có các chính sách hợp lý, khuyến khích sự phát triển cá nhân và các thủ tục đề bạt rõ ràng, nhất quán.
Việc đánh giá thực hiện công việc là nhân tố tác động chi phố tương đối đến sự hài lòng của người lao động tại Doanh nghiệp do đó cần chú ý điều chỉnh vào nhân tố này bởi vì nếu Doanh nghiệp đưa ra được quy trình đánh giá kết quả làm việc một cách chính xác, khoa học và công bằng sẽ là căn cứ quan trọng trong việc chi trả lương, thưởng cũng như việc đề bạt vào những vị trí cao hơn cho người lao động.
Mặc dù các nhân tố Bản chất công việc (β=0.099); Đồng nghiệp (β=0.092) tác động rất ít đến sự hài lòng công việc của người lao động nhưng các doanh nghiệp cũng nên chú ý và tùy vàođiều kiện của mìnhđưa ra những chính sách phù hợp để làm gia tăng sự hài lòng người lao động đối với công việc. Chẳng hạn như cần chú ý đến như xây dựng môi trường làm việc thân thi ện, mối quan hệ hài hòa bìnhđẳng giữa người lao động với chủ doanh nghiệp, nhà quản lý hoặc giữa người lao động với nhau.
c. Quan tâm đến sự khác biệt giữa các nhóm đặc điểm cá nhân người lao động.
Như đã trình bày ở các phần trước, các nhóm đặc điểm cá nhân người lao động bao gồm (Giới tính, nhóm tuổi, tìnhtrạng hôn nhân, trìnhđộ học vấn, vị trí làm việc, thời gian làm việc, mức thu nhập bình quân/tháng, loại hình doanh nghiệp nơi
làm việc) cũng góp phần tham gia vào sự hài lòng của người lao động. Kết quả