6. Kết cấu của đề tài:
2.3. THIẾT KẾ MẪU
Tại bước này, Số lượng người được chọn để nghiên cứu định tính gồm 14người là cán bộ quản lý và người lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn Quận, trong đó 1 chuyên gia kinh tế, 2 cán bộ quản lý trong doanh nghiệpliên doanh, 2 cán bộ quản lý trong doanh nghiệp cổ phần, 2 cán bộ quản lý doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm hữu hạn, 1 cán bộ quản lý trong doanh nghiệp nước ngoài và 6 công nhân lao động trực tiếp. Được chia làm 2 buổi thảo luận. Kỹ thuật thảo luận nhóm được sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ để xây dựng thang đo mức độ hài lòng của người lao động cho phù hợp với các điều kiện thực tế trong các doanh nghiệp trên địa bàn Quận 8 –Thành phố Hồ Chí Minh.Tuy
Hệ thống hóa lý thuyết về sự hài lòng công việc và các tài liệu thứ cấp thu thập được từdoanh
nghiệp
Xác định nguyên nhân Kiểm tra hệ số cronbach’s
Alpha Phân tích nhân tố EFA
Đề xuất và kiến nghị Nghiên cứu định
lượng(N = 260)
Thang đo chính thức Thảo luận nhóm(n=14)
Điều chỉnh thang đo
Thống kê mô tả Phân tích tương quan Pearson
Phân tích hồi quy đa biến Phân Tích ANOVA
nhiên cần phải thẩm định khả năng nhận thức vấn đề và phát biểu ý kiến của họ tham gia các nhóm thảo luận. Ngoài ra cần quan tâm bố trí phù hợp người lao động giữa các loại hình doanh nghiệp và giới tính.
2.3.2. Nghiên cứu định lượng
-Kích thước mẫu:
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu phi ngẫu nhiên - lấy mẫu thuận tiện. Theo Hair et al & ctg (1998, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ et al, 2003), trong phân tích EFA cần 5 quan sát cho 1 biến đo lường và cỡ mẫu không nên ít hơn 100. Như vậy, trong nghiên cứu này có 46 biến, vậy số mẫu cần thiết là n = 230 (46 x 5). Để đạt được kích thước mẫu đề ra, và đảm bảo cho kết quả nghiên cứu đại diện được cho tổng thể, 260 bảng câu hỏi gửi đi phỏng vấn. Tất cả dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.
Số bảng câu hỏi phát ra là 260, số bảng câu hỏi thu về là 242 đạt tỷ lệ 93,07%, đã loạibỏ đi 18 bảng câu hỏi do có nhiều ô trống và đánh không đúng. Số lượng mẫu cuốicùng sử dụng cho việc phân tích chính thức là 2 42 mẫu.
- Thiết kế phiếu khảo sát.
Phiếu khảo sát được thực hiện trên cơ sở thang đo đã chọn và bản thảo luận nhóm về mức độ hài lòng của người lao động đối với công việc. Nội dung và các biến quan sát trong các thành phần được điều chỉnh cho phù hợp. Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 5 điểm được dùng để sắp xếp từ nhỏ đến lớn với số càng lớn là càng đồng ý với phát biểu (1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Không có ý kiến; 4:Đồng ý; 5: Rất đồng ý).
- Diễn đạt và mã hóa thangđo.
Nghiên cứu “ Đánh giá mức độ sự hài lòng của người lao động trong các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn quận 8” bao gồm 8 thành phần với 37 biến quan sát và 8 đặc điểm cá nhân người lao động (giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, trìnhđộ học vấn, vị trí làm việc, thời gian làm việc, mức thu nhập bình quân, loại hình doanh nghiệp).
- Thang đo về bản chất công việc: ký hiệu là BCCV, biểu thị mức độ ảnh hưởng của yếu tố bản chất công việc đến sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất. Bao gồm 6 biến quan sát:
Bảng2.2: Mã hóa thangđo về Bản chất công việc
Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát
BCCV1 Anh/chị hiểu rõ công việc minh đang làm
BCCV2 Công việc anh/chị đang làm đầy thú vị
BCCV3 Công việc anh chi đang làm nhiều thách thức
BCCV4 Anh/chị được sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau khi làm việc
BCCV5 Công việc anh/ chi đang làm phù hợp với năng lực và sở trường của mình
BCCV6 Công việc của anh/chị được phân chia hợp lý.
- Thang đo về Tiền Lương: ký hiệu là TL, biểu thị mức độ ảnh hưởng của yếu tố Tiền lương đến sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất. Bao gồm 5 biến quan sát:
Bảng 2.3: Mã hóa thangđo về thu nhập
Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát
TL1 Anh/chị nhận được mức lương tương xứng với kết quả làm việc của mình.
TL2 Tiền lương của anh/chị được trả công bằng giữa các nhân viên trong Công ty.
TL3 Tiền lương của anh/chị được trả đầy đủ và đúng hạn
TL4 Chính sách thưởng của Công ty công bằng và thỏa đáng.
TL5 Các khoản trợ cấp của Công ty ở mức hợp lý.
- Thang đo về cơ hội đào tạo và thăng tiến: ký hiệu là DTTT, biểu thị mức độ ảnh hưởng của yếu tố cơ hội đào tạo và thăng tiến đến sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất. Bao gồm 4 biến quan sát:
Bảng 2.4: Mã hóa thangđo về Cơ hội đào tạ o và thăng tiến
Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát
DTTT1 Anh/chị được Công ty đào tạo đầy đủ các kỹ năng để thực hiện tốt công việc của mình.
DTTT2 Anh/chị có nhiều cơ hội thăng tiến khi làm việc ở Công ty.
DTTT3 Chính sách thăng tiến của Công ty côngbằng.
DTTT4 Công ty đưa ra quy trình, hướng dẫn cụ thể để anh/chị nắm rõ khi làm việc.
- Thang đo về lãnh đạo: ký hiệu là LD, biểu thị mức độ ảnh hưởng của yếu tố lãnh đạo đến sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất. Baogồm 5 biến quan sát:
Bảng 2.5: Mã hóa thangđo về lãnhđạo
Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát
LD1 Lãnhđạo quan tâm đến anh/chị.
LD2 Lãnhđạo lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của anh/chị.
LD3 Anh/chị dễ dàng giao tiếp và trao đổi với cấp trên của mình.
LD4 Anh/chị nhận được sự đối xử công bằng từ lãnhđạo.
LD5 Lãnhđạo anh/chị là người có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành.
- Thang đo về đồng nghiệp: ký hiệu là DN, biểu thị mức độ ảnh hưởng của yếu tố đồng nghiệp đến sự hài lòng của người lao độn g đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất. Bao gồm 5 biến quan sát:
Bảng2.6: Mã hóa thangđo về Đồng nghiệp
Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát
DN1 Đồng nghiệp thường sẵn lòng giúpđỡ lẫn nhau.
DN2 Đồng nghiệp của anh/chị là những người thân thiện và cởi mở.
DN3 Anh/chị học hỏi được nhiều điều từ đồng nghiệp của mình
DN4 Các đồng nghiệp của anh/chị phối hợp làm việc tốt
DN5 Đồng nghiệp của anh/chị là những người đáng tin cậy
- Thang đo về điều kiện làm việc: ký hiệu là DKLV, biểu thị mức độ ảnh hưởng của yếu tố điều kiện làm việc đến sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất. Bao gồm 4 biến quan sát:
Bảng2.7: Mã hóa thangđo về Điều kiện làm việc
Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát
DKLV1 Anh/chị được cung cấp đầy đủ dụng cụ, thiết bị bảo hộ lao động ở nơi làm việc.
DKLV2 Nơi làm việc của anh/chị đảm bảo an toàn.
DKLV3 Nơi làm việc của anh/chị sạch sẽ, tiện nghi.
DKLV4 Anh/chị hài lòng với giờ giấc làm việc của mình.
-Thang đo về Phúc lợi: ký hiệu là PL, biểu thị mức độ ảnh hưởng của yếu tố phúc lợi đến sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất. Bao gồm 5 biến quan sát:
Bảng2.8: Mã hóa thangđo về Phúc lợi
Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát
PL1 Các chính sách về BHXH, BHYT, BHTN được Công ty tuân thủ đầy đủ.
PL2 Công đoàn Công ty luôn quan tâm, hỗ trợ khi anh/chị gặp hoàn cảnh khó khăn.
PL3 Chính sách phúc lợi của Công ty rõ ràng và hữu ích.
PL4 Chính sách phúc lợi của Công ty thể hiện sự quan tâm chu đáo đến người lao động.
- Thang đovề việc đánh giá thực hiện công việc: ký hiệu là DGCV, biểu thị mức độ ảnh hưởng của yếu tố đánh giá thực hiện công việc đến sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất. Bao gồm 5 biến quan sát:
Bảng 2.9: Mã hóa thangđo về Đánhgiá thực hiện công việc
Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát
DGCV1 Việc đánh giá công việc của anh/chị được thực hiện định kỳ.
DGCV2 Việc đánh giá công việc được thực hiện khách quan, công bằng và khoa học.
DGCV3 Kết quả đánh giá được sử dụng để xét lương, thưởng, đề bạt.
DGCV4 Việc đánh giá giúp Công ty cải thiện và nâng cao năng suất lao động.
-Thang đo về sự hài lòng chungđối với công việc: ký hiệu là HLCV, biểu thị mức độ ảnh hưởng của yếu tố đánh giá thực hiện công việc đến sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất. Bao gồm 9 biến quan sát:
Bảng 2.10: Mã hóa thangđo về sự hài lòng chungđối với công việc
Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát
HLCV1 Nhìn chung, anh/chị hài lòng với công việc hiện tại.
HLCV2 Nhìn chung, anh/chị hài lòng với thu nhập hiện tại.
HLCV3 Nhìn chung, anh/chị hài lòng với cơ hội đào tạo và thăng tiến.
HLCV4 Nhìn chung, anh/chị hài lòng với lãnhđạo của mình.
HLCV5 Nhìn chung, anh/chị hài lòng với đồng nghiệp của mình
HLCV6 Nhìn chung, anh/chị hài lòng với điều kiện làm viêc.
HLCV7 Nhìn chung, anh/chị hài lòng với phúc lợi của Công ty.
HLCV8 Nhìn chung, anh/chị hài lòng với việc đánh giá thực hiện công việc.
Tóm tắt chương 2: Chương này đã trình bày Mô hình đề xuất nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, đánh giá các thang đo và mô hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người lao động đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn quận 8; qua 2 bước, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức: (theo sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu)
- Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm, qua bước nghiên cứu này, các thang đo lường các khái niệm cũng được xây dựng để phục vụ cho nghiên cứu chính thức.
- Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp người lao động với Số lượng mẫu cuốicùng sử dụng cho việc phân tích chính thức là 2 42 mẫu.
CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNHĐỊA BÀN QUẬN 8:3.1.1. Vị trí địa lý và các đặc điểm chính của Quận 8: 3.1.1. Vị trí địa lý và các đặc điểm chính của Quận 8:
Quận 8 nằm ở khu vực Tây – Nam của TPHCM, phía Đông giáp với Quận 7 (theo rạch Ông), phía Nam và phía Tây giáp với Huyện Bình Chánh và phía Bắc giáp với quận 5 và 6. Với diện tích 19,18 km2 (2009), Quận 8 trải dài từ Đông sang Tây, dọc theo hai kênh – Bến Nghé-Tàu Hủ và Kênh Đôi – và là một trong những quận đang đô thị hóa với tốc độ nhanh, chịu ảnh hưởng của sự phát triển của khu Nam Sài Gòn (huyện Bình Chánh, Quận 7).
Quận 8 có 16 phường và dân số là 421.574 người. Tỷ lệ dân số của quận 8 trong tổng dân số đô thị ở TP. HCM không ngừng tăng lên. Từ những năm 1990, dân số Quận 8 tăng mạnh. Tỷ lệ tăng dân số trong giai đoạn 2006-2013 là khoảng 3%. Mật độ trung bình lớn hơn 20.000 người/km², tương đối thấp hơn so với các quận ở khu trung tâm (27.000 người/km²). Có sự mất cân đối lớn giữa 16 phường. Thật vậy, các phường 1, 2, 3, 8, 9, 10, 12, 13 và 1 4, nằm gần khu Trung tâm, phát triển năng động hơn (tốc độ tăng trưởng từ 1% đến 2%/năm) và có mật độ dân số cao (từ 35.000 đến gần 90.000 người /km²). Các phường nằm ở phía Nam kênh Đôi và phía Tây Nam của Quận, có nhiều đất nông nghiệp, có mật độ dân số thấp hơn (phường 7 : 400 người/km²).
Hơn 65% số hộ có từ 4 nhân khẩu trở lên (trong đó 7,5% số hộ có hơn 10 nhân khẩu). 21% dân số dưới 14 tuổi và mỗi năm có 14.000 người tham gia thị trường lao động. Người nhập cư dưới 5 năm chiếm 11% tổng dân số của quận . Cư dân của Quận 8 đông nhất là người Kinh (chiếm khoảng 85,4%), kế đến là người Hoa (14,3%) có mặt ở Quận 8 từ rất sớm. Ngoài ra, còn có người Chăm, Khmer (0,3%).
Quận 8 là quận duy nhất ở đô thị có mạng lưới kênh, rạch phục vụ giao thông đường thủy dày đặc. Trước kia, mạng lưới này đóng góp lớn cho sự phát triển của Quận, nhưng hiện nay nó được xem là rào cản và các tiềm năng của nó chưa được khai thác. Tổng chiều dài của mạng lưới kênh, rạch là 106 km, với 21 đường nước và chiếm hơn 13% diện tích của Quận. Tàu, thuyền đều qua lại được trên phần lớn các kênh, rạch ở đây : sông Chợ Đệm – Bến Lức, Cần Giuộc, kênh Đôi, kênh Tẻ,
kênh Tàu Hủ - Lò Gốm, rạch Ông Lớn, Xóm Củi…Theo đánh giá của Viện quy hoạch đô thị TPCHM, mạng lưới kênh rạch là một thế mạnh của Quận 8: « Mạng lưới kênh rạch cho phép phát triển giao thông đô thị bằng đường thủy và quy hoạch công viên cũng như không gian thư giãn. Quận 8 cũng là địa bàn có vị trí chiến lược, là nút giao thông đường bộ và đường thủy. Ngoài ra, các kho hàng, bến bãi trên địa bàn tạo thành quỹ đất dự trữ rất tốt cho sự phát triển hiện nay và trong tương lai của Quận 8. »
Kênh Tàu Hủ và đại lộ Võ Văn Kiệt tạo nên ranh giới về mặt địa hình và tâm lý giữa Quận 8 với các quận có hoạt động thương mại sầm uất (quận 1 và quận 5) và không tạo thuận lợi cho việc giao thương giữa hai bờ kênh. Rào cản thứ hai là kênh Đôi, chia quận 8 thành hai khu vực : khu vực phía Bắc hướng về Trung tâm thành phố ở điểm phía Đông, và chưa được kết nối tốt với phần còn lại của thành phố ở khu vực trung tâm và phía Tây ; phần phía Nam, giáp với quận 7 ở phía Đông, nơi có sự phát triển nhanh, phần còn lại chuyển tiếp với khu vực đô thị của huyện Bình Chánh và có triển vọng đô thị hóa mạnh mẽ.
3.1.2. Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn Quận 8:
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, Quận 8 đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp - hộ kinh doanh mở rộng sản xuất trên lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong đó chú trọng là ngành gia công lắp ráp các sản phẩm cơ khí, sản xuất các sản phẩm tiêu dùng, hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ, chế biến lương thực - thực phẩm ... với mức tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm là 28,03%. Riêng trong năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp là 6.170,140 tỷ đồng, đạt 100,18% kế hoạch, tăng 7,4% cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu là 93,177 triệu USD, đạt 105,90% kế hoạch, tăng 11,19% cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu là 152,925 triệu USD, đạt 124,44% kế hoạch, tăng 31,71% cùng kỳ.
Trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng doanh thu công nghiệp giảm từ 16,71% xuống còn 8,38% năm 2013. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, giá trị tổng doanh thu thương mại - dịch vụ bình quân giaiđoạn (2011-2013) tăng 118,6%/năm (chỉ tiêu: tăng 30- 40%/năm); Kim ngạch sản xuất tăng bình quân 4,9%/năm; Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 19,79%/năm. Công nghiệp giảm nhẹ, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu, thủ công nghiệp bình quân giảm nhẹ 0,34%/năm (chỉ tiêu: tăng 10-15%/năm).
Bảng3.1: Số liệu phát triển công nghiệp – thương mại dịch vụ của quận 8 từ năm 2011 đến 2013
Ngành
Năm 2011 Năm 2012 Năm2013 Tốc độ tăng trưởng (%)
Doanh thu (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 2013/ 2011 Công nghiệp 8.427 14,92 7.860 10,23 8.842 8,38 -6,73 12,49 4,92 Thương mại –dịch vụ 44.239 85,08 68.972 89,77 96.735 91,62 55,91 40,25 118,6 Tổng cộng 52.666 100 76.832 100 105.577 100 45,89 37,41 100,46
Sản xuất công nghiệp trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào các ngành nghề sản xuất thực phẩm đồ uống (chiếm tỉ trọng trên 19,8% tổng giá trị sản xuất công nghiệp), chủ yếu tại các phường 4, 10, 12, 14; dệt may (chiếm tỉ trọng 6,9%), chủ yếu tại các phường 6, 12, 16; các sản phẩm từ da thuộc (16,4%), tại phường 2, 3, 6, 10; ngành chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ (9,3%), ngành in và các sản phẩm từ giấy (7,2%), sản xuất, gia công các sản phẩm từ cao su - plastic (18,14%), tập trung tại các phường 6, 7, 11,16; sản xuất các sản phẩm từ kim loại (chiếm 8,7%) tại