6. Kết cấu của đề tài:
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH ĐỊA BÀN QUẬN 8:
3.1.1. Vị trí địa lý và các đặc điểm chính của Quận 8:
Quận 8 nằm ở khu vực Tây – Nam của TPHCM, phía Đông giáp với Quận 7 (theo rạch Ông), phía Nam và phía Tây giáp với Huyện Bình Chánh và phía Bắc giáp với quận 5 và 6. Với diện tích 19,18 km2 (2009), Quận 8 trải dài từ Đông sang Tây, dọc theo hai kênh – Bến Nghé-Tàu Hủ và Kênh Đôi – và là một trong những quận đang đô thị hóa với tốc độ nhanh, chịu ảnh hưởng của sự phát triển của khu Nam Sài Gòn (huyện Bình Chánh, Quận 7).
Quận 8 có 16 phường và dân số là 421.574 người. Tỷ lệ dân số của quận 8 trong tổng dân số đô thị ở TP. HCM không ngừng tăng lên. Từ những năm 1990, dân số Quận 8 tăng mạnh. Tỷ lệ tăng dân số trong giai đoạn 2006-2013 là khoảng 3%. Mật độ trung bình lớn hơn 20.000 người/km², tương đối thấp hơn so với các quận ở khu trung tâm (27.000 người/km²). Có sự mất cân đối lớn giữa 16 phường. Thật vậy, các phường 1, 2, 3, 8, 9, 10, 12, 13 và 1 4, nằm gần khu Trung tâm, phát triển năng động hơn (tốc độ tăng trưởng từ 1% đến 2%/năm) và có mật độ dân số cao (từ 35.000 đến gần 90.000 người /km²). Các phường nằm ở phía Nam kênh Đôi và phía Tây Nam của Quận, có nhiều đất nông nghiệp, có mật độ dân số thấp hơn (phường 7 : 400 người/km²).
Hơn 65% số hộ có từ 4 nhân khẩu trở lên (trong đó 7,5% số hộ có hơn 10 nhân khẩu). 21% dân số dưới 14 tuổi và mỗi năm có 14.000 người tham gia thị trường lao động. Người nhập cư dưới 5 năm chiếm 11% tổng dân số của quận . Cư dân của Quận 8 đông nhất là người Kinh (chiếm khoảng 85,4%), kế đến là người Hoa (14,3%) có mặt ở Quận 8 từ rất sớm. Ngoài ra, còn có người Chăm, Khmer (0,3%).
Quận 8 là quận duy nhất ở đô thị có mạng lưới kênh, rạch phục vụ giao thông đường thủy dày đặc. Trước kia, mạng lưới này đóng góp lớn cho sự phát triển của Quận, nhưng hiện nay nó được xem là rào cản và các tiềm năng của nó chưa được khai thác. Tổng chiều dài của mạng lưới kênh, rạch là 106 km, với 21 đường nước và chiếm hơn 13% diện tích của Quận. Tàu, thuyền đều qua lại được trên phần lớn các kênh, rạch ở đây : sông Chợ Đệm – Bến Lức, Cần Giuộc, kênh Đôi, kênh Tẻ,
kênh Tàu Hủ - Lò Gốm, rạch Ông Lớn, Xóm Củi…Theo đánh giá của Viện quy hoạch đô thị TPCHM, mạng lưới kênh rạch là một thế mạnh của Quận 8: « Mạng lưới kênh rạch cho phép phát triển giao thông đô thị bằng đường thủy và quy hoạch công viên cũng như không gian thư giãn. Quận 8 cũng là địa bàn có vị trí chiến lược, là nút giao thông đường bộ và đường thủy. Ngoài ra, các kho hàng, bến bãi trên địa bàn tạo thành quỹ đất dự trữ rất tốt cho sự phát triển hiện nay và trong tương lai của Quận 8. »
Kênh Tàu Hủ và đại lộ Võ Văn Kiệt tạo nên ranh giới về mặt địa hình và tâm lý giữa Quận 8 với các quận có hoạt động thương mại sầm uất (quận 1 và quận 5) và không tạo thuận lợi cho việc giao thương giữa hai bờ kênh. Rào cản thứ hai là kênh Đôi, chia quận 8 thành hai khu vực : khu vực phía Bắc hướng về Trung tâm thành phố ở điểm phía Đông, và chưa được kết nối tốt với phần còn lại của thành phố ở khu vực trung tâm và phía Tây ; phần phía Nam, giáp với quận 7 ở phía Đông, nơi có sự phát triển nhanh, phần còn lại chuyển tiếp với khu vực đô thị của huyện Bình Chánh và có triển vọng đô thị hóa mạnh mẽ.
3.1.2. Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn Quận 8:
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, Quận 8 đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp - hộ kinh doanh mở rộng sản xuất trên lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong đó chú trọng là ngành gia công lắp ráp các sản phẩm cơ khí, sản xuất các sản phẩm tiêu dùng, hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ, chế biến lương thực - thực phẩm ... với mức tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm là 28,03%. Riêng trong năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp là 6.170,140 tỷ đồng, đạt 100,18% kế hoạch, tăng 7,4% cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu là 93,177 triệu USD, đạt 105,90% kế hoạch, tăng 11,19% cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu là 152,925 triệu USD, đạt 124,44% kế hoạch, tăng 31,71% cùng kỳ.
Trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng doanh thu công nghiệp giảm từ 16,71% xuống còn 8,38% năm 2013. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, giá trị tổng doanh thu thương mại - dịch vụ bình quân giaiđoạn (2011-2013) tăng 118,6%/năm (chỉ tiêu: tăng 30- 40%/năm); Kim ngạch sản xuất tăng bình quân 4,9%/năm; Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 19,79%/năm. Công nghiệp giảm nhẹ, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu, thủ công nghiệp bình quân giảm nhẹ 0,34%/năm (chỉ tiêu: tăng 10-15%/năm).
Bảng3.1: Số liệu phát triển công nghiệp – thương mại dịch vụ của quận 8 từ năm 2011 đến 2013
Ngành
Năm 2011 Năm 2012 Năm2013 Tốc độ tăng trưởng (%)
Doanh thu (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 2013/ 2011 Công nghiệp 8.427 14,92 7.860 10,23 8.842 8,38 -6,73 12,49 4,92 Thương mại –dịch vụ 44.239 85,08 68.972 89,77 96.735 91,62 55,91 40,25 118,6 Tổng cộng 52.666 100 76.832 100 105.577 100 45,89 37,41 100,46
Sản xuất công nghiệp trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào các ngành nghề sản xuất thực phẩm đồ uống (chiếm tỉ trọng trên 19,8% tổng giá trị sản xuất công nghiệp), chủ yếu tại các phường 4, 10, 12, 14; dệt may (chiếm tỉ trọng 6,9%), chủ yếu tại các phường 6, 12, 16; các sản phẩm từ da thuộc (16,4%), tại phường 2, 3, 6, 10; ngành chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ (9,3%), ngành in và các sản phẩm từ giấy (7,2%), sản xuất, gia công các sản phẩm từ cao su - plastic (18,14%), tập trung tại các phường 6, 7, 11,16; sản xuất các sản phẩm từ kim loại (chiếm 8,7%) tại các phường 3, 7, 11, 13, 14 và các ngành công nghiệp phụ trợ khác là 13,56%. Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực xuất khẩu ngành dệt may chiếm tỉ trọng tương đối cao trên tổng giá trị xuất khẩu của quận bình quân 52,25%, chế biến thủy sản là 11,18% và sản xuất- gia công giày dép các loại là 17,48%.
Quận 8 hiện có 03 cụm công nghiệp xen cài dân cư: BìnhĐăng, Phú Lợi và Phú Định; riêng Cụm Công nghiệp Bình Đăng với diện tích 33 ha nằm tách biệt thành cụm tại phường 6 quận 8 và có 59 doanh nghiệp đầu tư vào với những ngành nghề: may mặc, giày dép, dệt, lắp ráp thiết bị điện, sản xuất các sản phẩm từ giấy. Hiện nay, do điều kiện phát triển công nghiệp ngày càng thu hẹp, công nghiệp tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nội bộ ngành vẫn là những ngành sử dụng nhiều lao động, gia công lắp ráp giai đoạn cuối, hàm lượng giá trị gia tăng thấp. Do đó, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế, quận 8 dự kiến chuyển đổi khu vực này thành Khu trung tâm thương mại –dịch vụ nhà cao tầng và một số doanh nghiệp đã chủ động chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng xây dựng cao ốc văn phòng –trung tâm thương mại.
3.1.3. Cơ cấu doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn quận 8
Tính đến ngày 30/6/2014, trên địa bàn Quận 8 hiện có 5.695 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 1.936 Doanh nghiệp sản xuất chiếm tỷ trọng 34% . Các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn là doanh nghiệp nhỏ và rất nh ỏ, qua báo cáo tài chính năm 2013 cho thấy có doanh thu dưới 5 tỷ là 39,5 % Trong đó, cơ cấu loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp cổ phần chiếm 31% Doanh nghiệp tư nhân, TNHH chiếm 62%; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3%; Doanh nghiệp liên doanh chiếm 5%.
Do Quận 8 là quận nội thi, theo quyết định 200/2004/QĐ-UB ngày 18/8/2004của Ủy ban nhân dân thành phố về công bố các danh sách các ngành nghề sản xuất kinh doanh không cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không cấp mới hoặc điều chỉnh giấy phép đầu tư trong các khu dân cư tập trung. Nên trong thời gian qua các doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn đều di dơi sang ngoại thành. Do đó hiện trên địa bàn quận 8 chỉ đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô sử dụng lao động khoảng 100- 200 trong đó tỷ lệ nhân viên quản lý, nhân viên kỷ thuật cao rất nhỏ. Một số công ty thuộc loại hình Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Doanh nghiệp liên doanh chủ yếu là trụ sở làm việc hoặc văn phòngđại diện, nhà xưởng sản xuất nằm ở địa phư ơng khác.
Trong nghiên cứu này, tác giả chọn đại diện một số doanh nghiệp sản xuất theo từng loại hình doanh nghiệp có nhiều sự quan tâm đến người lao động, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước như: Công ty cổ phần kỹ thuật mới; Công ty cổ phần Thủy tinh Hưng Phú; Công ty TNHH chế biến gia cầm San Hà; Công ty liên doanh sản xuất giầy Phước Bình; Cty có vốn đầu tư nước ngoài BQ ViNa; Doanh nghiệp tư nhân Khô bò Hải Châu....
3.1.4. Cơ cấu lao động tại quận 8
Năm 2013, tổng nguồn lao động (bao gồm những người trong độ tuổi lao động và những người ngoài độ tuổi lao động vẫn có khả năng lao động) theo thông kê chiếm 73,04% dân số toàn quận. Tổng số lao động từ 20 tuổi đến 45 tuổi chiếm 65,81% trong các nhóm tuổi tham gia lao động, nhóm tuổi 20-24 chiếm cao nhất 16,7%, nhóm tuổi 25-29 chiếm 15,18%, nhóm tuổi 30-34 chiếm 17,58%. Tổng số lao động Nữ chiếm tỷ lệ 52,41% tổng số lao động, tỷ lệ lao động Nữ trong các
nhóm tuổi luôn cao hơn tỷ lệ lao động Nam.
Lực lương này gồm công nhân tự đào tạo và lao động có tay nghề (16%), kỹ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp, người có trìnhđộ đại học (8.5%) và lao động phổ thông không có tay nghề (62%).
Trong Cơ cấu lao động đang làm việc tại tại quận 8 theo 3 khu vực thì Khu vực sản xuất công nghiệp chiếm tỷ lệ 43,29% tổng số lao động đang làm việc ( trong đó lao động Nữ đang làm việc trong khu vực này chiếm tỷ lệ 57%).
Doanh nghiệp sản xuất có lượng lao động từ 100 đến 500 lao động chỉ chiếm 38%. Còn số doanh nghiệp sản xuất cósử dụng lao động dưới 100 lao động chiếm 62%.
3.2.KHÁI QUÁT ĐIỀU TRA MẪU
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu theo tám đặc điểm cá nhân là: Giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, vị trí làm việc, thời gian làm việc, thu nhập bình quân/tháng, loại hình doanh nghiệp người lao động tham gia.
3.2.1. Về giới tính:
Bảng 3.2: Thống kê mẫu theo giới tính:
Giới Tính Tần suất Phần trăm Phần trăm quan sát hợp lệ Phần trăm lũy tích Nam 118 48.8 48.8 48.8 Nữ 124 51.2 51.2 100.0 Total 242 100.0 100.0
Kết quả cho thấy: Có 118 nam và 124 nữ trả lời bảng câu hỏi, số lượng nam và nữ chênh lệch không nhiều (nữ chiếm 51,2%, nam chiếm 48,8%), việc thu thập mẫu không có sự chênh lệch lớn về giới tính, tỷ lệ này khá phù hợp vì trên thực tế số lượng lao động trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn quận 8 giữa nam và nữ không có sự chệnh lêch lớn
3.2.2.Độ tuổi:
Bảng3.3: Thống kê mẫu theo Độ tuổi:
Độ tuổi Tần suất Ph ần trăm Phần trăm quan sát hợp lệ Phần trăm lũy tích Từ 18 đến 30 106 43.8 43.8 43.8
Từ31đến 40 107 44.2 44.2 88.0
Từ41đến 50 20 8.3 8.3 96.3
Trên 50 9 3.7 3.7 100.0
TỔNG 242 100.0 100.0
Nhìn vào bảng phân bổ mẫu theo độ tuổi ta thấy như sau:
Nhóm tuổi từ 18 đến 30 là 106 người, chiếm 43,8 %.
Nhóm tuổi từ 31 đến 40 là 107 người, chiếm 44,2 %.
Nhóm tuổi từ 41 đến 50 là 20 người, chiếm 8,3 %.
Nhóm tuổi trên 50 là 9 người, chiếm 3,7 %.
Tỷ lệ lao động theo nhóm tuổi tham gia trả lời bảng câu hỏi tập trung nhiều ở nhóm tuổi 18 đến 30 và nhóm từ 31 đến 40, ở hai nhóm tuổi này tỷ lệ tham gia trả lời câu hỏi tương đương nhau. Điều này cũng tương đối phù hợp với cơ cấu lao động thực tế trên địa bàn hiện đang được trẻ hóa.
3.2.3. Tình trạng hôn nhân:
Bảng3.4: Thống kê mẫu theo tình trạng hôn nhân:
Tình trạng hôn nhân T ần suất Phần trăm Phần trăm quan sát hợp lệ Phần trăm lũy tích Độc thân 131 54.1 54.1 54.1 Đã lập giađình 111 45.9 45.9 100.0 TỔNG 242 100.0 100.0
Kết quả cho thấy: Độc thân có 131 người, chiếm 54,1%, đã lập gia đình có 111 người, chiếm 45,9%. Nhìn vào bảng phân bổ theo tình trạng hôn nhân ta thấy lực lượng lao động là những người độc thânchiếm tỷ lệ cao nhất.
3.2.4. Trìnhđộ chuyên môn:
Bảng 3.5: Thống kê mẫu theo trìnhđộ chuyên môn:
Trìnhđộ
chuyên môn Tần suất
Phần trăm Phần trăm quan sát hợp lệ Phần trăm lũy tích Lao động phổ thông 87 36.0 36.0 36.0
Trung cấp/Cao đẳng 69 28.5 28.5 83.5
Đại học trở lên 40 16.5 16.5 100.0
TỔNG 242 100.0 100.0
Về trìnhđộ học vấn, số người tham gia trả lời bảng câu hỏi:
Lao động phổ thông có 87 người, chiếm 36,0 %.
Công nhân kỹ thuật có 46 người, chiếm 19,7 %.
Trung cấp, cao đẳng có 69 người, chiếm 28,5 %.
Đại học trở lên có 44người, chiếm 16 %.
Kết quả thu thập được so với cơ cấu lao động là tương đối phù hợp, tỷ lệ lao động có trình độ lao động phổ thông tham gia trả lời bảng câu hỏi nhiều hơn so với lao động trìnhđộ là công nhân kỹ thuật, trung cấp cao đẳng và đại học trở lên. Qua bảng phân bổ này ta thấy lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông , đặc điểm này là phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất.
3.2.5. Vị trí việc làm:
Số lượng lao động tham gia trả lời bảng câu hỏi theo vị trí làm việc như sau:Công nhân sản xuất có 113 người, chiếm 46,7 %.; Quản lý bộ phận có 48 người, chiếm 19,8%; Nhânviên văn phòng có 81người, chiếm 33,5 %.
Tỷ lệ cơ cấu lao động theo trìnhđộ tham gia trả lời bảng câu hỏi là tương đối phù hợp với cơ cấu lao động tại các doanh nghiệp san xuất trên địa bàn. Trong đó, công nhân sản xuất tham gia trả lời bảng câu hỏi chiếm tỷ cao.
Bảng3.6: Thống kê mẫu theo Vị trí việc làm:
Vị trí việc làm Tần suất Phần trăm Phần trăm quan sát hợp lệ Phần trăm lũy tích
Công nhân sản xuất 113 46.7 46.7 46.7
quản lý bộ phận 48 19.8 19.8 66.5
Nhân viên VP 81 33.5 33.5 100.0
TỔNG 242 100.0 100.0
3.2.6. Thời gian làm việc tại Doanh nghiệp:
Thời gian làm việc Tần suất Ph ần trăm Phần trăm quan sát hợp lệ Phần trăm lũy tích Dưới 1 năm 28 11.6 11.6 11.6 Từ1đến 3 năm 122 50.4 50.4 62.0 Trên 3 năm 92 38.0 38.0 100.0 TỔNG 242 100.0 100.0
Về thời gian làm việc số lượng người tham gia trả lời bảng câu hỏi như sau.
Dưới 1 năm có 28người, chiếm 11.6%.
Từ 1 đến 3 năm có 122người, chiếm 50,4%.
Trên 3 năm có 92 người, chiếm38%.
Kết quả cho thấy số người tham gia trả lời bảng câu hỏi có thời gian làm việc từ 1 đến 3 năm là chiếm đa số, kết quả này là phù hợp vì doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn quân 8 với quy mô sản xuất nhỏ, lượng lao động luôn biến động.
3.2.7. Mức thu nhập bình quân/tháng (đồng):
Kết quả thu nhập bình quân/tháng của người lao động như sau:
Thu nhập dưới 4 triệu có 35người, chiếm 14.5%.
Thu nhập từ 4đến6 triệu có 149người, chiếm 61,6%.
Thu nhập trên 6 triệu có 58người, chiếm 24 %.
Kết quả cho thấy người lao động có thu nhập bình quân/tháng từ 4 đến 6 triệu chiếmđa số (chiếm 61.6%) điều này là phù hợp với thu nhập bình quân hiện nay của người lao động trong các doanh nghiệp sản xuất.
Bảng 3.8: Thống kê mẫu theo Mức thu nhập bình quân