Mô hình nghiêncứu đề xuất:

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của người lao động trong các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn quận 8 tp hồ chí minh (Trang 41)

6. Kết cấu của đề tài:

2.1.1.Mô hình nghiêncứu đề xuất:

Qua nghiên cứu cơ sở lý thuyết sự hài lòng công việc của người la o động và các mô hình nghiên cứu liên quan đến sự hài lòng công việc của người lao động. Trên thực tế , có rất nhiều nhân tố tác động đến sự hài lòng của người lao động đối với công ty với mức độ , cường độ và hình thức khác nhau . Những tác động này có thể là tác động trực tiếp hay tác động gián tiếp và có nhiều tác động chúng ta khó có thể nhận biết được. Trong nghiên cứu này đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 8 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của người lao động đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn quận 8, trong đó biến phụ thuộc là “ Sự hài lòng công việc”, còn biến độc lập là các biến sau:

1- Bản chất công việc (kếthừa từNguyễn ThịKim Ánh (2010)). 2- Tiền lương (kếthừa từNguyễn ThịKim Ánh (2010).

3- Cơ hội đào tạo và thăng tiến (kếthừa từ Foreman Facts (1946); Nguyễn Thị Kim Ánh (2010)).

4- Lãnhđạo (kếthừa từNguyễn ThịKim Ánh (2010)). 5-Đồng nghiệp (kếthừa từNguyễn Thị KimÁnh (2010)). 6-Điều kiện làm việc (kếthừa từForeman Facts (1946)). 7- Phúc lợi (Nguyễn ThịKim Ánh (2010)).

8- Đánh giá thực hiện công việc (kếthừa từ Foreman Facts (1946); Nguyễn Thị KimÁnh (2010)).

Sơ đồ 2.1:Mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn Quận 8

2.1.2. Các giả thiếtkỳ vọngcho mô hình nghiên cứu:

H1: “Bản chất công việc” có tác động dương lên mứcđộ hài lòng của người lao động.

H2: “Tiền lương” có tác động dương lên mức độ hài lòng của người lao động.

H3: “Cơ hội đào tạo và thăng tiến” có tác động dương lên mứcđộ hài lòng củangười laođộng.

H4: “Lãnh đạo” có tác động dương lên mứcđộhài lòng của người laođộng. H5: “Đồng nghiệp” có tác động dương lên mức độ hài lòng của người lao động.

H6: “Điều kiện làm việc” có tác động dương lên mức độ hài lòng của người lao động.

H7: “Phúc lợi” có tác động dương lên mứcđộ hài lòng của người laođộng. Bản chất công việc

Tiền lương

Cơ hội đào tạo và thăng tiến Lãnhđạo

Đồng nghiệp Điều kiện làm việc

Phúc lợi

Đánh giáthực hiện công việc

Các đặc điểm cá nhân: Giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân; học vấn; thời gian làm việc; thu nhập; vị trí việc làm; loại hình doanh nghiệp MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

H8: “Đánh giá thực hiện công việc” có tác động dương lên mứcđộ hài lòng củangười laođộng.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Đề tài này sẽ nghiên cứu qua hai bước : bước 1 - nghiên cứu sơ bộ; bước 2 - nghiên cứu chính thức

Bảng2.1:Tóm lược tiến độ thực hiện các nghiên cứu

Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật

1 Sơ bộ Định tính Thảo luận nhóm: 02 đến 03 lượt

2 Chính thức Định lượng Phỏng vấn trực tiếp (bảng câu hỏi): 260 bảng

2.2.1.Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu này dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung mô hình sự hài lòng người lao động đối với công việc cũng như các biến quan sát dùng để đo lường các thành phần của nó.

Mô hình sự hài lòng của người lao động đối với công việc và các thành phần của nó được xây dựng dựa vào các lý thuyết về sự hài lòng người lao động đãđược xây dựng trong và ngoài nước. Cụ thể là lý thuyết của A. Maslow (1943), Herzberg (1959) và các mô hình nghiên cứu trước đây của Foreman Facts (1946), Spector (1985), Smith, Kendall và Hulin (1969), Trần Kim Dung (2005), Lê Văn Nhanh (2011) và Nguyễn Thị Kim Ánh (2010). Do vậy chúng cần được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn quận 8. Tại bước này, một dàn bài lập sẳn sẽ được chuẩn bị để định hướng cho 2 hoặc 3 cuộc thảo luận nhóm, dự kiếnmỗi cuộc có từ 5 đến 7 thành viên là quản lý vàngười lao động trực tiếp được mời tham dự.

Dựa trên kết quả của các buổi thảo luận nhóm, bảng câu hỏi khảo sát sẽ được hình thành chính thức và đưa vào phỏng vấn trực tiếp. Bảng câu hỏi này trước khi tiến hành khảo sát trên diện r ộng phải tham khảo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế, cán bộ quản lý trong các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp cổ

phần, doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh và phỏng vấn thử một số người lao động để kiểm tra ngôn từ trình bày có phù hợp, rõ ràng, dễ hiểu và thống nhất không. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2. Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức là phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định thang đo và đo lường mức độ hài lòng công việc của n gười lao động. Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua khảo sát người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn quận 8 bằng bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức. Dữ liệu thu thập được xử lý bởi phần mềm SPSS 16.0. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và mã hóa sẽ tiến hành phân tích thông qua các bước sau:

(1) Lập bảng tần số để mô tả mẫu thu thập theo các thuộc tính

(2).Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua Hệ số tin cậy Cronbach’sAlpha.

Nunnally (1978), Peterson (1994), Slater (1995) hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp trước. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach’sAlpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thangđo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụn g được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Vì vậy đối với nghiên cứu này thì Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là chấp nhận được. Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) khi đánh giá độ phù hợp của từng item, những item nào có hệ số tương quan biến tổng (Item-total correlation) lớn hơn hoặc bằng 0.3 được coi là những item có độ tin cậy đảm b ảo, các item có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại ra khỏi thang đo lường.

(3) Phân tích nhân tố khám phá EFA.

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.

Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser-Meyer – Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO phải có giá

trị trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân tích này mới thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.

Ngoài ra, phân tích nhân tố còn dựa vào eigenvalue (đây là giá trị riêng đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) để xác định số lượng nhân tố: Chỉ những nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1 thì mới được giữ lại trong mô hình. Những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc. (Hoàng trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, SPSS 2008, T33)

Một phần quan trọng trong bảng kết quả phân tích nhân tố là ma trận nhân tố (component matrix) hay ma trận nhân tố khi các nhân tố được xoay (rotated component matrix). Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các biến chuẩn hóa bằng các nhân tố (mỗi biến là một đa thức của các nhân tố). Những hệ số tải nhân tố (factor loading) biểu diễn tương quan giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này cho biết nhân tố và biến có liên quan chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu sử dụng phương pháp trích nhân tố principal components nên các hệ sốtải nhân tố phải có trọng số lớn hơn 0.5 thì mới đạt yêu cầu.

(4). Kiểm định giải thích đo lường mức độ hài lòng. - Thống kê mô tả.

Huysamen (1990) thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu thập được dưới hình thức cơ cấu và tổn g kết. Thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm: Tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình vàđộ lệch chuẩn. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Do đó, để thuận tiện cho việc nhận xét khi sử dụng giá trị trung bình (mean) đánh giá mức độ hài lòng đối với từng yếu tố và sự hài lòng chungđược quy ước như sau:

 Mean < 3.00 mức thấp.  Mean = 3.00–3.24 mức trung bình.  Mean = 3.25–3.49 mức trung bình khá.  Mean = 3.50–3.74 mức khá cao.  Mean = 3.75–3.99 mức cao.  Mean > 4.00 mức rất cao.

-Phân tích phương sai Anova.

Phân tích phương sai Anova, Independent Sample t-test để kiểm định giả thuyết có hay không có sự khác biệt về sự hài lòng của người lao động đối với công việc theo các đặc điểm cá nhân. Trước khi tiến hành phân tích Anova, tiêu chuẩn Levene được tiến hành để kiểm tra giả thuyết bằng nhau của phương sai trong các nhóm với xác suất ý nghĩa Significance là 5%. Trong phép kiểm định này, nếu xác suất ý nghĩa lớn hơn 5% thì chấp nhận tính bằng nhau c ủa các phương sai nhóm. Tiêu chuẩn Fishier F trong phép phân tích phương sai Anova với mốc để so sánh với xác suất ý nghĩa Sig. là 5% được áp dụng. Trong phép kiểm định này, nếu xác suất ý nghĩa nhỏ hơn 5% thì ta có quyền bác bỏ giả thuyết rằng phương sai của 2 tổng thể bằng nhau.

- Hệ số tương quan Pearson.

Hệ số tương quan ký hiệu r để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến định lượng. Nhìn chung r được sử dụng để kiểm tra liên hệ giữa hai biến định lượng. Hệ số tương quan có giá trị từ -1 đến 1. Hệ số tương quan bằng 0 có nghĩa là hai biến không có liên hệ gì với nhau, ngược lại nếu hệ số bằng - 1 hay 1 có nghĩa là hai biến có mối quan hệ tuyệt đối. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính. Giá trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 khi hai biến có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ. Giá trị của r cho biết không có mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến chưa hẳn có nghĩa là 2 biến đó không có mối liên hệ. Do đó, hệ số tương quan tuyến tính chỉ nên được sử dụng để biểu thị mức độ chặt chẽ của liên hệ tương quan tuyến tính.

- Phân tích hồi quy tuyến tính.

Phân tích hồi quy tuyến tính để xác định mức độ tác động của các nhân tố hài lòng công việc đến sự hài lòng chung của người lao động. Biến phụ thuộc là sự hài lòng chungđối với công việc và biến độc lập là các nhân tố được rút ra từ kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định ở mức ý nghĩa 5%.

Phân tích hồi quy tuyến tính sử dụng phương pháp Enter trong đó biến phụ thuộc là sự hài lòng chungđối với công việc và biến độc lập là: Bản chất công việc, lãnh đạo, đồng nghiệp, đánh giá thực hiện công việc, điều kiện làm việc, phúc lợi,

cơ hội đào tạo và thăng tiến, tiền lương –thưởng. Hệ số xác định R2 điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở rộng mô hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.

- Cuối cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phư ơng trình hồi quy tuyến tính được xây dựng cuối cùng là phù hợp, một loạt các dò tìm vi phạm của giả định trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện. Các giả định được kiểm định trong phần này bao gồm liên hệ tuyến tính (dùng biểu đồ phân tán Scatterplot ), phương sai của phần dư không đổi (dùng hệ số tương quan hạng Spearman), phân phối chuẩn của phần dư (dùng Histogram và Q-Q plot), tính độc lập của phần dư (dùng đại lượng thống kê Durbin -Watson), hiện tượng đa cộng tuyến (tính chấp nhận Tolerance và hệsố phóng đại phương sai VIF).

Y=β0 +β1*X1 +β2*X2 +β3*X3 + … + βi*Xi

Trongđó :

 Y:mứcđộ thỏa mãn

 Xi:các yếutố tác độngđếnsự thỏa mãn

β0:hằng số

Sơ đồ2.2:Sơ đồ quy trình nghiên cứu đề tài đề xuất của tác giả

2.3. THIẾT KẾ MẪU.2.3.1. Nghiên cứu định tính 2.3.1. Nghiên cứu định tính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tại bước này, Số lượng người được chọn để nghiên cứu định tính gồm 14người là cán bộ quản lý và người lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn Quận, trong đó 1 chuyên gia kinh tế, 2 cán bộ quản lý trong doanh nghiệpliên doanh, 2 cán bộ quản lý trong doanh nghiệp cổ phần, 2 cán bộ quản lý doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm hữu hạn, 1 cán bộ quản lý trong doanh nghiệp nước ngoài và 6 công nhân lao động trực tiếp. Được chia làm 2 buổi thảo luận. Kỹ thuật thảo luận nhóm được sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ để xây dựng thang đo mức độ hài lòng của người lao động cho phù hợp với các điều kiện thực tế trong các doanh nghiệp trên địa bàn Quận 8 –Thành phố Hồ Chí Minh.Tuy

Hệ thống hóa lý thuyết về sự hài lòng công việc và các tài liệu thứ cấp thu thập được từdoanh

nghiệp

Xác định nguyên nhân Kiểm tra hệ số cronbach’s

Alpha Phân tích nhân tố EFA

Đề xuất và kiến nghị Nghiên cứu định

lượng(N = 260)

Thang đo chính thức Thảo luận nhóm(n=14)

Điều chỉnh thang đo

Thống kê mô tả Phân tích tương quan Pearson

Phân tích hồi quy đa biến Phân Tích ANOVA

nhiên cần phải thẩm định khả năng nhận thức vấn đề và phát biểu ý kiến của họ tham gia các nhóm thảo luận. Ngoài ra cần quan tâm bố trí phù hợp người lao động giữa các loại hình doanh nghiệp và giới tính.

2.3.2. Nghiên cứu định lượng

-Kích thước mẫu:

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu phi ngẫu nhiên - lấy mẫu thuận tiện. Theo Hair et al & ctg (1998, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ et al, 2003), trong phân tích EFA cần 5 quan sát cho 1 biến đo lường và cỡ mẫu không nên ít hơn 100. Như vậy, trong nghiên cứu này có 46 biến, vậy số mẫu cần thiết là n = 230 (46 x 5). Để đạt được kích thước mẫu đề ra, và đảm bảo cho kết quả nghiên cứu đại diện được cho tổng thể, 260 bảng câu hỏi gửi đi phỏng vấn. Tất cả dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.

Số bảng câu hỏi phát ra là 260, số bảng câu hỏi thu về là 242 đạt tỷ lệ 93,07%, đã loạibỏ đi 18 bảng câu hỏi do có nhiều ô trống và đánh không đúng. Số lượng mẫu cuốicùng sử dụng cho việc phân tích chính thức là 2 42 mẫu.

- Thiết kế phiếu khảo sát.

Phiếu khảo sát được thực hiện trên cơ sở thang đo đã chọn và bản thảo luận nhóm về mức độ hài lòng của người lao động đối với công việc. Nội dung và các biến quan sát trong các thành phần được điều chỉnh cho phù hợp. Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 5 điểm được dùng để sắp xếp từ nhỏ đến lớn với số càng lớn là càng đồng ý với phát biểu (1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Không có ý kiến; 4:Đồng ý; 5: Rất đồng ý).

- Diễn đạt và mã hóa thangđo.

Nghiên cứu “ Đánh giá mức độ sự hài lòng của người lao động trong các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn quận 8” bao gồm 8 thành phần với 37 biến quan sát và 8 đặc điểm cá nhân người lao động (giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, trìnhđộ học vấn, vị trí làm việc, thời gian làm việc, mức thu nhập bình quân, loại hình doanh nghiệp).

- Thang đo về bản chất công việc: ký hiệu là BCCV, biểu thị mức độ ảnh hưởng của yếu tố bản chất công việc đến sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất. Bao gồm 6 biến quan sát:

Bảng2.2: Mã hóa thangđo về Bản chất công việc

Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát

BCCV1 Anh/chị hiểu rõ công việc minh đang làm

BCCV2 Công việc anh/chị đang làm đầy thú vị

BCCV3 Công việc anh chi đang làm nhiều thách thức

BCCV4 Anh/chị được sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau khi làm việc

BCCV5 Công việc anh/ chi đang làm phù hợp với năng lực và sở trường của mình

BCCV6 Công việc của anh/chị được phân chia hợp lý.

- Thang đo về Tiền Lương: ký hiệu là TL, biểu thị mức độ ảnh hưởng của yếu tố Tiền lương đến sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp hoạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của người lao động trong các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn quận 8 tp hồ chí minh (Trang 41)