6. Kết cấu của đề tài:
1.3.1 Lý thuyết nhu cầu cấp bậc của Abraham Maslow:
Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow là thuyết có được một sự phổ biến rộng lớn, là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung. Cho đến nay, thuyết này vẫn được đánh giá cao trong các nghiên cứu nhu cầu thiết yếu của con người trong cuộc sống.
Theo thuyết Abraham Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các bậc thang khác nhau từ thấp đến cao, phản ánh mức độ cơ bản của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội.
Sơ đồ1.1: Nhu cầucấp bậccủa Maslow(Nguồn: Nguyễn Hữu Lam (1996) “Hành vi Tổ chức”)
Maslow phân loại nhu cầu của con người thành năm nhóm: sắp xếp theo thứ tự bậc tăng dần gồm các nhu cầu vật chất –sinh lý, an toàn, xã hội, được tôn trọng và tựthể hiện.
- Nhu cầu sinh lý, vật chất: đây là nhu cầu liên quan đến những yếu tố cần thiết nhất để tồn tại như thức ăn, không khí, nước uống, quần áo, nhàở... Trong tổ chức, vấn đề này được phản ánh thôngqua sự hài hòng nhu cầu về: Nhiệt độ, ánh sáng, không khí nơi làm việc, trang thiết bịlàm việc và tiền lương để duy trì cuộc sống của nhân viên.Đây là nhu cầu bậc thấp nhất trong mô hình của Maslow.
- Nhu cầu an toàn và an ninh : bao gồm các vấn đề an ninh, an toàn tại nơi làm việc và trong cuộc sống về cả thể chất lẫn tinh thần. Trong tổ chức, nhu cầu này được phản ánh qua sự an toàn trong công việc, an toàn nghề nghiệp, tài sản,…
- Nhu cầu xã hội: thể hiện nhu cầu có mối quan hệ tốt với những người xung Nhu cầu vật chất, sinh lý
Nhu cầu an toàn Nhu cầu xã hội
Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu tự thể
quanh, được là thành viên đầy đủ trong một nhóm, được tin yêu... Trong tổ chức, những nhu cầu này được thể hiện qua mong muốn có quan hệ tốt với các đồng nghiệp, với những thành viên trong cùng nhóm và với nhà quản trị,…
- Nhu cầu được tôn trọng: thể hiện nhu cầu được tôn trọng trong công việc và cuộc sống tức là tôn trọng người khác, được người khác tôn trọng, địa vị... Trong tổ chức nhu cầu này phản ánh sự nỗ lực để có được sự thừa nhận, sự nâng cao ý thức trách nhiệm, địa vị cao hơn và sự thừa nhận về những đóng góp cho tổ chức.
- Nhu cầu tự thể hiện: đây là nhu cầu cao nhất và khó thoả mãn nhất trong bậc thang nhu cầu của Maslow, nó bao gồm nhu cầu được phát triển cá nhân và tự thể hiện mình. Những nhu cầu về sự tự thể hiện có thể sử dụng trong tổ chức bằng cách cung cấp cho nhân viên nhiều cơ hội phát triển, thăng tiến trong công việc qua đó tăng sự tự do sáng tạo trong quá trình thực hiện công việc và được thử thách trong công việc.
Trong bậc thang nhu cầu của Maslow được chia thành hai cấp: cấp cao và cấp thấp.
Cấp cao Nhu cầu tự thể hiện mình Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu xã hội
Cấp thấp Nhu cầu an toàn và an ninh Nhu cầu sinh lý, vật chất
Sự khác biệt giữa hai loại nhu cầu này là các nhu cầu cấp thấp được thoả mãn chủ yếu từ bên ngoài trong khi đó các nhu cầu cấp cao lại được thoả mãn chủ yếu từ nội tại của con người. Tuy nhiên, các nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thoả mãn khi nhu cầu cấp thấp hơn được đáp ứng.