6. Kết cấu của đề tài:
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đề tài này sẽ nghiên cứu qua hai bước : bước 1 - nghiên cứu sơ bộ; bước 2 - nghiên cứu chính thức
Bảng2.1:Tóm lược tiến độ thực hiện các nghiên cứu
Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật
1 Sơ bộ Định tính Thảo luận nhóm: 02 đến 03 lượt
2 Chính thức Định lượng Phỏng vấn trực tiếp (bảng câu hỏi): 260 bảng
2.2.1.Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu này dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung mô hình sự hài lòng người lao động đối với công việc cũng như các biến quan sát dùng để đo lường các thành phần của nó.
Mô hình sự hài lòng của người lao động đối với công việc và các thành phần của nó được xây dựng dựa vào các lý thuyết về sự hài lòng người lao động đãđược xây dựng trong và ngoài nước. Cụ thể là lý thuyết của A. Maslow (1943), Herzberg (1959) và các mô hình nghiên cứu trước đây của Foreman Facts (1946), Spector (1985), Smith, Kendall và Hulin (1969), Trần Kim Dung (2005), Lê Văn Nhanh (2011) và Nguyễn Thị Kim Ánh (2010). Do vậy chúng cần được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn quận 8. Tại bước này, một dàn bài lập sẳn sẽ được chuẩn bị để định hướng cho 2 hoặc 3 cuộc thảo luận nhóm, dự kiếnmỗi cuộc có từ 5 đến 7 thành viên là quản lý vàngười lao động trực tiếp được mời tham dự.
Dựa trên kết quả của các buổi thảo luận nhóm, bảng câu hỏi khảo sát sẽ được hình thành chính thức và đưa vào phỏng vấn trực tiếp. Bảng câu hỏi này trước khi tiến hành khảo sát trên diện r ộng phải tham khảo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế, cán bộ quản lý trong các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp cổ
phần, doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh và phỏng vấn thử một số người lao động để kiểm tra ngôn từ trình bày có phù hợp, rõ ràng, dễ hiểu và thống nhất không.