6. Kết cấu của đề tài:
1.3.4. Lý thuyết E.R.G
Nguyễn Thanh Hội và cộng sự (2005) có thảo luận về quan điểm của Clayton Alderfer giáo sư Đại học Yale đã tiến hành sắp xếp lại nghiên cứu của Maslow đưa ra kết luận của mình. Ông đồng ý với các nhà nghiên cứu khác cho rằng: Hành động của con người bắt nguồn từ nhu cầu. Theo ông, con người cùng một lúc theo đuổi ba nhu cầu cơ bản: Nhu cầu tồn tại, nhu cầu quan hệ và nhu cầu phát triển.
- Những nhu cầu tồn tại (Existence needs): Đây là những nhu cầu đòi hỏi một cuộc sống về vật chất đầy đủ.
- Những nhu cầu về quan hệ giao tiếp (Relatedness needs): Những nhu cầu này được thỏa mãn khiđược quan hệ với những người khác.
- Những nhu cầu về sự phát triển (Growth needs): Những nhu cầu này tập trung vào việc phát huy hết những tiềm năng của con người và mong muốn cho sự phát triển cá nhân cũng như nâng cao năng lực làm việc.
Mô hình E.R.G và hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow đều giống nhau bởi vìđều phân nhu cầu theo từng cấp bậc và thừa nhận rằng các cá nhân thỏa mãn nhu cầu theo từng cấp bậc từ thấp đến cao. Tuy nhiên, Alderfer đã giảm số bậc nhu cầu chỉ còn 3 cấp và cho rằng càng chuyển dịch lên nhu cầu ở bậc cao hơn thì càng phức tạp hơn và một sự thất bại trong việc đáp ứng nhu cầu cấp cao sẽ tạo ra sự sụt giảm đối với nhu cầu cấp thấp đãđược thỏa mãn. Vì thế một nhân viên khi không thể thỏa mãn cho nhu cầu phát triển cá nhân thì anh ta sẽ quay lại tìm cách thỏa mãn những nhu cầu ở bậc thấp hơn và hướng đến việc kiếm được nhiều tiền. Vì vây mô hình E.R.G trở nên ít cứng nhắc hơn so với hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow tức là mỗi cá nhân có thể linh hoạt trong việc lựa chọn sự thỏa mãn nhu cầu tùy thuộc vào khả năng của mình.