Thuế giao thơng

Một phần của tài liệu Phú Yên dưới thời các chúa Nguyễn (1578 - 1773 (Trang 51 - 57)

TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CAI TRỊ DƢỚI THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN (1578 – 1773)

2.1.5.3. Thuế giao thơng

Các chúa Nguyễn định lệ thuế bến đị, và hàng năm, các bến đị phải nộp tiền thuế cho nhà nƣớc. Phủ Phú Yên cũng vậy.

Phủ biên tạp lục chép: “…Đị Lơi Cối (Roi Củi) tiền thuế 37 quan 5 tiền…”. Đầm Cù Mơng (huyện Đồng Xuân), “…đị tiền thuế 466 quan 6 tiền… Đị ngã ba Đình Cân và đị Hãn tiền thuế 74 quan 2 tiền…”. [15, tr.219].

Chúa dùng thuyền chở lúa, gạo và tiền nhập vào kho Nhà nƣớc, nhƣng số tiền vận chuyển thí ngƣời dân và “bản phủ cùng chịu “. Phủ biên tạp lục chép: “Về việc chở, lệ chính trƣờng gạo kỳ lƣơng là bốn bao rƣỡi thì gạo quan là 3 bao 15 thƣng. Hễ tiền 3.000 quan thì tiền nội tâm (lịng thuyền) và tiền bốc gạo xuống thuyền 25

quan, trong đĩ, tiền thuê 19 quan, tiền gánh 6 quan, mỗi bao 100 quan là 8 tiền 20 đồng, mỗi 10 quan là 50 đồng, mỗi quan là 5 đồng; hễ gạo 220 bao thì tiền nội tâm và tiền bốc gạo xuống tiền là 15 quan. Lệ cũ hạ trƣờng thì tiền bốc gạo xuống thuyền bản phủ cùng chịu; hễ tiền 3.000 quan thì tiền nội tâm 19 quan, mỗi 100 quan là 6 tiền 20 đồng, mỗi 10 quan là 38 đồng, mỗi quan là 3 đồng 8 phân; hễ gạo 120 bao thì tiền nội tâm 19 quan, mỗi 10 bao là 1 quan 5 tiền 50 đồng, mỗi bao là 1 tiền 35 đồng, mỗi 10 thƣng là 23 đồng 7 phân rƣỡi, mỗi thƣng là 2 đồng 4 phân…”.[15, tr.175 -176].

“…Phủ Phú Yên, kho Xuân Đài cĩ thuyền An Nhị, 20 ngƣời, kho An tồn cĩ

thuyền An nhất, 40 ngƣời…” canh giữ. [15, tr.195].

Năm 1700, [chúa] bắt đầu "…định sắc cờ cho các thuyền vận tải, ra lệnh cho

thuyền các hạt chở thuế, mỗi hạt cĩ sắc cờ riêng: Thăng Hoa thì cờ vàng, Điện Bàn cờ xanh, Quảng Ngãi cờ đỏ, Quy Ninh cờ trên đỏ dƣới trắng, Phú Yên cờ trên trắng dƣới đen…” [37, tr.156].

Năm 1769, chúa (Phúc Tần) quy định: “…Dọc các cửa biển từ châu Nam Bố

chính đến Gia Định, Đồng Nai, các nhà buơn và các lái, bản thuyền bản dinh, cai thuộc, cai xã, phàm ai cĩ thuyền tƣ ghe tƣ đều biên vào sổ nhà nƣớc, theo trong lịng thuyền rộng mấy thƣớc mà định lớn nhỏ, phải nộp tiền vận chuyển…”.[15, tr. 240].

Năm 1769, Phủ Phú Yên cĩ 44 chiếc thuyền.

Năm 1774, “…Các sở thuế chợ thuế đị tăng nặng hơn trƣớc… nhà nƣớc đƣợc

một phần mà ngƣời thầu riêng thu bội phần, lấn xén hai phần, nhân dân ta ốn thực do ở đĩ… ” [15, tr.204].

Cĩ thể thấy, vào những năm nửa sau thế kỉ XVIII, cùng với các loại sƣu thuế khác, thuế giao thơng cũng đã tăng lên. Điều này làm cho cuộc sống của ngƣời dân thêm phần ngột ngạt, báo hiệu trƣớc một cuộc vùng dậy là tất yếu.

2.1.6. Thƣơng mại

2.1.6.1. Buơn bán trong nƣớc

Cƣ dân ngƣời Việt ở Phú Yên từ rất sớm đã chú trọng đến việc trao đổi buơn bán. Họ trao đổi những sản vật giữa các vùng miền biển – đồng bằng – rừng núi, và trao đổi các mặt hàng thơng qua chợ.

Chợ làng là nơi để trao đổi một ít sản phẩm thừa từ kinh tế nơng nghiệp trong

phạm vi một làng nhỏ bé. Chợ chỉ họp chớp nhống một lúc vào sáng sớm, hay chiều hơm, trƣớc đính làng, bên đất chùa, dƣới bĩng mát của cây đa làng, hay trên

đoạn đƣờng trục chình giữa làng, với một vài gánh hàng xén, vài thúng gạo, mớ khoai, nải chuối, vài hàng rau quả, vài giỏ cá, cua vừa mới đánh đƣợc. Việc mua bán chủ yếu cũng chỉ là ngƣời trong cùng thơn xã. Các mặt hàng bán ở chợ Phú Yên chủ yếu là sản phẩm của nền kinh tế tự túc tự cấp: Tiếng đồn chợ Xổm nhiều khoai; Aên tơm thí nhớ chợ Gành; chợ Đồn nhiều mít, nhiều thơm, v.v…

Sự phát triển của chợ làng tạo ra một vùng liên làng theo chu kí chợ phiên trong từng tháng.

Vào cuối thế kỉ XVIII, tồn tỉnh Phú Yên cĩ khoảng 20 chợ phiên. Đại Nam

nhất thống chí ghi: “...Chợ Tuần ở thơn Tiên Châu huyện Đồng Xuân. Lại cĩ các chợ Hội An, Phƣớc Đức, Sơn Triều, Quán Liễu, Vũng Lấm, Xuân Đài, Liên Trì, Màn Màn. Chợ Phƣớc Hậu ở xã Đơng Phƣớc, huyện Tuy Hịa. Lại cĩ các chợ Đà Diễn, Hồng Lâm, Thạch Bàn, Phú Thứ…”ø [38, tr. 78].

Chợ ở Phú Yên cĩ phiên phổ biến là 6 phiên/ tháng. Một số làng gần nhau đƣợc phân chia trƣớc sau theo một thời gian, tạo ra một sự lƣu thơng hàng hĩa theo một “vịng khép”. Năm chợ nằm trên địa phận 5 xã Ngân Sơn, An Ninh Tây, An Định, An Dân, An Ninh Đơng ở huyện Tuy An đã cĩ sự phân cơng nhƣ thế. Đĩ là chợ Ngân Sơn, chợ Giã, chợ Đèo, chợ Thành, chợ Cầu.

Ơû phìa nam huyện Tuy Hồ, chợ Bàn Thạch và chợ Đơng Mỹ họp hai phiên xen kẽ, 6 phiên trong một tháng.

Cũng cĩ những chợ họp 9 phiên/ tháng. Đĩ là chợ Phong Niên (xã Hồ Thắng), chợ Lị Tre (xã Hồ Định đơng), chợ Gành thơn Quán Mới (xã An Cƣ), chợ Đồn ở Sơn Hịa v.v…

Nguyễn Đức Nghinh trong bài: “ Mấy nét phác thảo về chợ làng (qua những tài liệu thế kỷ XVII,XVIII)”cho biết, một ngƣời nƣớc ngồi đã nhận xét: “…Trong các xĩm làng, thƣờng cĩ chợ, cứ hai ngày họp một phiên, hàng hố trăm thứ bày la liệt…”. [99, tr. 54].

Theo chân ngƣời Việt, ngƣời Hoa vào lập phố xá buơn bán. Chợ Lẫm (thơn Mỹ Huân, xã An Hiệp, huyện Tuy An) của ngƣời Hoa bấy giờ nổi tiếng phồn thịnh.

Việc buơn bán ở Đàng Trong chủ yếu nằm trong tay phụ nữ. Thành Thế Vỹ trong Ngoại thƣơng Việt Nam hồi thế kỷ 17,18 và đầu 19 cho biết, Poivre đã nhận thấy: “…Buơn bán ở đây (Đàng Trong) nằm trong tay phụ nữ. Chỉ cĩ phụ nữ làm việc này và tỏ ra rất thành thạo…”. [63, tr. 92].

Thành Thế Vỹ cũng dẫn lời của Koffer, viết về Đàng Trong năm 1755: “…Phụ nữ bắt tay vào việc buơn bán… Phụ nữ kiếm ra đƣợc nhiều lãi trong nghề buơn ở chợ hay ở trong những cửa hiệu của các lái buơn…” [63, tr. 93].

Nhà nƣớc cũng quan tâm vấn đề chợ của nhân dân. Nguyễn Đức Nghinh cho biết tờ chiếu đại xá năm 1649 cĩ ghi: “…Các chợ nhỏ mới họp ở các xứ huyện, xã cùng nơi bến đị ngang, nhân dân hàng xứ, hàng xã đi lại khơng cĩ lệ thuế gì, thì viên chức cai quản hạt đĩ khơng đƣợc thu thuế, và thừa ty khơng đƣợc lấy tiền lễ biểu tâm…” [99, tr. 59].

Năm 1651, lệ thu tiền lễ biểu tâm trƣớc đĩ nhƣ sau: Chợ lớn thu 5 tiền cổ; chợ vừa thu 4 tiền cổ; chợ nhỏ thu 3 tiền cổ.

Đến năm 1660, thí các chợ cũng nhƣ bến đị đều đƣợc miễn lệ này. Cũng năm ấy, cĩ một lệnh khác cấm thu thuế chợ và thuế đị quá lệ. Nội dung lệnh này cho biết thêm một số về tƣ liệu các loại thuế, lệ chợ phải nộp: “…Ngạch thuế bằng tiền đồng cho các chợ và bến đị ở mọi nơi, đã đƣợc chuẩn y (cho thu) nhƣ lệ thƣờng… Hàng bán trâu bị, mỗi con 10 đồng tiền cổ, hàng bán lợn mỗi con 2 đồng tiền cổ, các hàng khác, mỗi hàng 1 đồng tiền cổ. Cịn các bến đị…thì đƣợc thu thuế bến sơng 2 đồng tiền cổ, ở bến sơng nhỏ thu 1 đồng tiền cổ. Nếu nhƣ cĩ một bến sơng vừa cĩ chợ, cĩ lệnh chuẩn cho thu cả hai thứ thuế, thì mới đƣợc thu cả hai nhƣ lệ… ,hai bên bờ sơng cĩ bến đị, khơng đƣợc thu tiền đất (thổ tiền). Nếu các bến đị khơng cĩ lệ và ngạch thuế, thì chỉ cho thu bến đị (đƣợc lấy) mỗi [ngƣời qua bến] 1 đồng tiền cổ, và nếu chợ nào khơng cĩ lệ, ngạch thuế, thí đều cấm khơng đƣợc thu tiền thuế và cũng khơng đƣợc lấy một thứ tiền bến đị nào khác. …” [99, tr. 59].

Năm 1660, với hai lệnh nĩi trên, chình sách của nhà nƣớc phong kiến đối với các chợ địa phƣơng cĩ một sự chuyển biến theo hƣớng giảm bớt một số khoản thuế lệ phức tạp, ngăn ngừa sự hà lạm trong việc thu thuế các chợ.

Giá cả ở các chợ Phú Yên cũng thật đa dạng: “Khoai lang khơ năm tiền một giạ- lúa cĩ tiền trị giá hai quan”, “ Năm tiền một bĩ tranh săng”, “ Mỗi lác một tiền, mƣời lác một quan”, “ Ba đồng một mớ cá buơi “, v.v…

2.1.6.2. Buơn bán với nƣớc ngồi.

Đầu thế kỷ XVII, tàu buơn của Nhật Bản, Trung Quốc đã ra vào Đàng Trong để mua hàng. Hàng bán cho các lái nƣớc ngồi là những sản phẩm thiên nhiên (lâm, thổ, hải sản) và hàng thủ cơng nghiệp (tơ, lụa, thế kỷ XVII và đƣờng thế kỷ XVIII, XIX].

Phủ biên tạp lục viết: “…Hố vật sản xuất ở các phủ Thăng Hoa, Điện Bàn,

Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Bình Khang và dinh Nha Trang… đều tụ tập ở phố Hội An, vì thế ngƣời khách phƣơng Bắc đều đến tụ tập ở đấy để mua về nƣớc. Trƣớc đây hàng hố nhiều lắm, dù hàng trăm chiếc tàu to chở cùng một lúc cũng khơng hết đƣợc…” [15, tr. 234].

Vàng cũng đƣợc lái nƣớc ngồi ƣa chuộng. Li Tana cho biết : “…Trong các báo cáo hành trình của ngƣời châu Á cũng nhƣ của ngƣời châu Aâu, vàng luơn luơn đứng đầu danh sách các sản phẩm của Đàng Trong”. Vàng “đƣợc sản xuất tại huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên ngày nay) và phủ Thăng Hoa (Quảng Nam), Quy Nhơn và Phú Yên”. [31, tr.119 -120].

Cảng Vũng Lấm ở Phú Yên cũng cĩ tàu nƣớc ngồi đến trao đổi buơn bán. Phủ biên tạp lục ghi: “…Hễ tàu đến…Vụng Lắm để buơn bán thì phải nộp các hạng thổ vật, cịn thuế đến, thuế về thì định lệ theo thứ bậc. …”. [15, tr. 231].

Đàng Trong cũng mua nhiều mặt hàng của các lái nƣớc ngồi. Phủ biên tạp lục kê ra 51 mặt hàng: “…Tơ, vải, bơng, các vị thuốc, giấy vàng bạc, hƣơng vịng, kim tuyến, ngân tuyến, các thứ phẩm, y phục, giầy tốt, kính, quạt giấy, bút, mực, kim, các thứ bàn ghế, các thứ đồ đồng, đồ bạc, các thứ, đồ sành; chè, đồ ăn khơ, đồ ngọt…”. Những mặt hàng dành cho phụ nữ nhƣ lƣợc, vịng, kim, bơng đeo tai cũng đƣợc mua nhiều.“…Một ngƣời Bồ đã mang từ Ma cao vào Đàng Trong một hộp kim đầy giá trên 30 ducat, nhƣng ơng ta đã kiếm đƣợc trên một ngàn…”. [31, tr.124].

Các chúa Nguyễn cũng rất quan tâm đến vũ khì. Chúa đã đặt mua súng của Hà Lan. Ngƣời Nhật đã cĩ những vũ khì nổi tiếng đem bán ở Đàng Trong. Ví thế, “…xứ Quảng Nam cũng cĩ thuế mỡ lợn, đều nộp thay bằng tiền… để làm phí tổn lau súng đại bác…”.[15, tr.339].

Tiền kim loại cũng là một trong những mặt hàng đƣợc ƣa chuộng. Năm 1608, khi chình quyền Nhật cấm lƣu hành tiền Eiraku - tsuho (đồng tiền gốc Vĩnh Lạc Trung Quốc, ngƣời Nhật nhập từ TK XV đến giữa TK XVI), thí các lái Nhật Bản đã đem những đồng tiền này đến buơn bán tại Đàng Trong. Nhiều nhất là từ năm 1610 đến năm 1633. Năm 1633, ngƣời Høà Lan cũng đã đem đến Đàng Trong 930 xâu tiền Eiraku và 360 xâu vào năm 1634. Li Tana cho biết, VOC đã mua hàng theo yêu cầu của chúa Nguyễn: “Nhà vua Quinam yêu cầu chúng tơi mua tất cả các tiền kim loại cũ ở Nhật bản và chở đến đây để đúc súng”. Vì thế năm 1634, VOC khơng chở gì khác ngồi tiền kim loại đến Đàng Trong. [31, tr. 137].

Ngƣời Trung Hoa cũng đem đến Đàng Trong một số lƣợng lớn tiền kim loại Nhật. Năm 1637, 4 chiếc thuyền của ngƣời Hoa chở từ Nhật tới Đàng Trong rất nhiều vàng, bạc, đồng và tiền đồng. [31, tr.18].

Về phƣơng thức buơn bán, thế kỷ XVII, các lái chủ yếu thanh tốn bằng bạc. Cách trả “một bạc ăn mấy hàng” cho thấy, bạc là thứ hàng hố dùng làm vật ngang giá chung. Thế kỷ XVIII, mua hàng hố thƣờng “trả bằng vàng hay bằng bạc, nhƣng thơng thƣờng và phổ biến nhất là bằng tiền đúc, đĩ là tiền duy nhất ở xứ này”. [63, tr.144].

Tiền đồng, tiền kẽm cũng chia ra thành nhiều đơn vị, nhƣng ít đƣợc dùng để giao dịch ngoại thƣơng.

Năm 1725, chúa Phúc Chú cho “đúc thêm tiền đồng. Buổi quốc sơ thƣờng đúc

tiền đồng nhỏ (in hai chữ Thái Bình), lại cĩ tiền cũ và tiền Khang Hy nhà Thanh, dân gian vẫn thơng dụng. Bấy giờ cĩ ngƣời huỷ tiền để đúc đồ dùng, số tiền cũ ngày một hao, cho nên cĩ lệnh đúc thêm”. [37, tr.189].

Ngồi ra, cịn lƣu hành trong dân gian tiêu dùng tiền nƣớc ngồi. Đĩ là đồng bạc Schui jes (Xuýt - gie) của Nhật Bản, tiền Méxique (Méc - xìch), tiền Pháp… Trong số này, thí tiền Schui jes và tiền Mexique đƣợc tiêu dùng nhiều nhất, dễ đƣợc chấp nhận ví cĩ một số là bằng bạc.

Nguyễn Danh Hạnh, cán bộ bảo tàng Phú Yên cho biết, tháng 7/2000, nhân dân phát hiện đƣợc 300 kg tiền cổ ở thơn Đơng Phƣớc (xã Hồ An, huyện Phú Hịa). Trong số 80 hiệu tiền đồng thí cĩ 60 hiệu thuộc các triều đại Trung Quốc: Đƣờng, Tống, Nguyên, Minh, Thanh; hai hiệu tiền Triều Tiên; một hiệu tiền của Nhật Bản. Số cịn lại là hiệu tiền của các triều đại phong kiến Việt Nam thời Lê, Nguyễn, Tây Sơn và cả tiền của Mạc Thiên Tứ đúc ở Hà Tiên vào đầu thế kỷ XVIII. Trong số tiền đƣợc phát hiện, cĩ 15 hiệu tiền chƣa thấy một tài liệu nào đề cập. Tiền kẽm chiếm khoảng 80% trong tổng số tiền này. [76, tr.VII].

Cĩ thể nĩi, trong thế kỷ XVII, XVIII việc buơn bán với nƣớc ngồi cĩ tầm quan trọng đặc biệt. Li Tana nhận xét: “…Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, sự thịnh vƣợng của quốc gia lệ thuộc ở thƣơng gia chứ khơng chỉ ở nơi nơng dân…” [31, tr.125].

2.1.6.3. Thuế má và đời sống thƣơng nhân

Hàng năm, nhà nƣớc thu thuế các cửa ở Phú Yên nhƣ sau: “…Hai sở tuần cửa

Xuân Đài tiền thuế 31 quan 8 tiền; tuần cửa Đà Diễn tiền thuế 34 quan 6 tiền…” [15, tr.219].

Đại Nam thực lục tiền biên chép, năm 1714, chúa Nguyễn sai “bàn định thể lệ vận tải và hiện trữ của các thuyền chở… Những thuyền tƣ của dân buơn… lấy trung tâm thuyền ngang rộng bao nhiêu để định lệ thuế (trung tâm ngang 10 thƣớc thì tiền thuế 10 quan, 9 thƣớc thì tiền thuế 9 quan…).” [37, tr.178].

Phủ biên tạp lục cũng ghi: “…Các nhà buơn và các lái… phàm ai cĩ thuyền tƣ ghe tƣ đều biên vào sổ nhà nƣớc, theo trong lịng thuyền rộng mấy thƣớc mà định lớn nhỏ, phải nộp tiền chuyển vận…” [15, tr.241].

Số ngƣời đãi vàng ở “hai trƣờng thƣợng hạ huyện Đồng Xuân, phủ Phú Yên

là:Khách hộ 59 ngƣời…thực nộp 51 ngƣời, sai dƣ nộp thuế vàng 7 phân… Lại thu tiền sai dƣ, tiền nộp thay tiết liệu, cộng 79 quan 8 tiền…”.[15, tr. 227].

Dƣới thời chúa Nguyễn Phúc Khốt, nạn đúc tiền kẽm tràn lan, ảnh hƣởng đến việc buơn bán. Đã cĩ “đến hơn trăm lị” xin đúc tiền, gọi là tiền “Thiên minh thơng bảo”. Tiền ngày càng nhỏ mỏng, cĩ thể bẻ gãy đƣợc. “…Trƣớc một đồng tiền kẽm ăn một đồng tiền đồng, đến nay ba đồng mới ăn đƣợc một đồng, mà vẫn cịn chọn bỏ. Thuyền buơn nƣớc ngồi đến hết thảy đều khơng lấy, đều đổi vàng, bạc và tạp hố lấy gạo muối rồi đi. Nhà giàu chứa cất tiền khơng dùng đƣợc, khơng chịu bán thĩc ra, vì thế giá gạo cao vọt…” [15, tr.222].

Những điều đĩ đã ảnh hƣởng đến cơng việc làm ăn và đời sống của thƣơng nhân. Cuộc sống của họ, ví thế, ngày càng khĩ khăn.

Một phần của tài liệu Phú Yên dưới thời các chúa Nguyễn (1578 - 1773 (Trang 51 - 57)