Hội Nông dân và phong trào nông dân HộiAn trong những năm đầu tái lập tỉnh Quảng Nam (1997 – 2001)

Một phần của tài liệu Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân thành phố HộiAn 1930 – 2010 (Trang 116 - 127)

tỉnh Quảng Nam (1997 – 2001)

Đầu năm 1997, thực hiện Nghị quyết của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng được tách thành 2 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Theo đó, thị xã Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam. Việc chia tách tỉnh này đã tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó, Hội Nông dân cũng như các đoàn thể khác phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo có nhiều xáo trộn, tổ chức bộ máy chính quyền cũng phải sắp xếp tổ chức lại, nhiều công việc ban đầu phải giải quyết để nhanh chóng tạo ra sự ổn định, Quảng Nam vốn là tỉnh nghèo, nay lại tách Đà Nẵng càng làm cho tiềm lực kinh tế của tỉnh thêm nhiều khó khăn hơn…

Trong bối cảnh đó, để vượt qua khó khăn, ổn định tổ chức và hoạt động, Ban Chấp hành Hội Nông dân thị xã xác định nhiệm vụ kiện toàn hệ thống tổ chức, tăng cường sức chiến đấu của tổ chức Hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của Hội và phong trào nông dân thị xã.

Trước hết, các cấp hội chú trọng đến công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao trình độ hiểu biết của cán bộ, hội viên. Nội dung tuyên truyền đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của tổ chức Hội trong thời kỳ mới, kỹ năng nghiệp vụ công tác của người cán bộ Hội, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan trực tiếp đến nông thôn và nông dân; nhiệm vụ công tác và chương trình hành động của tổ chức hội, truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng của giai cấp nông dân và của tổ chức Hội; các kiến thức

nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh; những thông tin về thị trường nông sản…

Hình thức tuyên truyền cũng được các cấp hội tổ chức một cách sáng tạo, phong phú và phù hợp thông qua các buổi họp ở tổ, chi hội, các lần sinh hoạt chuyên đề, các đợt kỷ niệm, các hội thi, hội diễn, các kênh thông tin đại chúng… Trong đó, tờ báo “Nông thôn ngày nay” trở thành người bạn đồng hành thân thiết trong đời sống thường nhật của các tổ chức Hội và hội viên. Đến 2001, 100% xã phường, 49/79 chi hội, 65/277 tổ hội đã có báo hội [14, tr.2]. Ngoài ra, hội viên và bà con nông dân còn tìm hiểu những thông tin và kiến thức bổ ích tại các điểm sinh hoạt văn hóa thông tin của thôn, khối phố, bưu điện văn hóa xã và tủ sách lưu động ở các địa bàn dân cư. Đối với cán bộ từ tổ hội trở lên, các nội dung tuyên truyền còn được nâng cao, lồng ghép trong chương trình tập huấn, bồi dưỡng định kỳ hằng năm do Thị Hội phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị tổ chức, đã tổ chức mở 5 lớp tập huấn công tác hội với hơn 420 lượt cán bộ hội tham dự, cử 150 lượt cán bộ chủ chốt ở cơ sở tham gia các lớp tập huấn ở tỉnh. Hằng năm, tổ chức thành công hội thi “cán bộ cơ sở giỏi”, hội thi

“kiến thức nhà nông” và tham gia hội thi ở cấp tỉnh đều đạt giải cao.

Quán triệt Nghị quyết Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa III, Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Quảng Nam lần thứ IV, Hội Nông dân thị xã đã tập trung củng cố kiện toàn tổ chức hội, nhất là ở cơ sở chi tổ hội, lấy địa bàn chi tổ hội làm đơn vị hành động cách mạng, thực hiện đa dạng hóa các loại hình tổ chức của Hội, thường xuyên đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động. Từ chỗ chỉ khuôn hẹp tổ chức hội phân bổ theo địa bàn dân cư với 9 cơ sở hội và 60 chi hội, đến năm 2001, đã phát triển đến 11 cơ sở hội (tăng 2 cơ sở hội so với giữa nhiệm kỳ do có 2 phường mới là Tân An và Thanh Hà mới thành lập), 79 chi hội, trong đó có 19 chi hội ngành nghề (tăng 12 chi hội), 286 tổ hội (tăng 36 tổ hội so với đầu nhiệm kỳ) [14, tr.3]. Trải qua 5 năm thử nghiệm, các chi hội ngành nghề thật sự trở thành những mô hình hoạt động có hiệu quả.

Công tác phát triển hội viên mới thường xuyên được chú trọng, phát triển đến đâu, cấp thẻ đến đó. Công tác quản lý hội viên đi vào nền nếp, đã phát triển được 2.961 hội viên mới, nâng tổng số hội viên nông dân toàn thị xã đến năm 2001 lên 15.826 hội viên tăng 25 % so với đầu nhiệm kỳ, tỷ lệ hội viên so với hộ nông dân đạt 100%. Công tác thu nộp hội phí có nhiều tiến bộ, hằng năm 100% cơ sở hội hoàn thành chỉ tiêu Hội phí. Trong điều kiện nguồn kinh phí hoạt động Hội gặp nhiều khó khăn, ngoài kinh phí của Nhà nước cấp, các cấp hội đã chủ động triển khai và bằng nhiều hình thức vận động để tạo nguồn quỹ hội. Đến năm 2001, toàn thị có 75% chi, 55% tổ và 100% xã phường có nguồn quỹ với tổng số 83 triệu đồng [14, tr.3].

Thực hiện Quy định 122-QĐ/TW và Hướng dẫn 216-HD/TW của Trung ương Hội, Ban Thường vụ Thị hội đã thành lập Ban Kiểm tra Thị hội và Ban Kiểm tra các cấp hội cơ sở. Đến năm 2001, đã kiện toàn Ban Kiểm tra Thị hội và 11 Ban Kiểm tra cơ sở hội với tổng số 33 đồng chí. Ban Kiểm tra các cấp từ thị đến cơ sở đã phát huy được chức năng và nhiệm vụ của công tác kiểm tra, nhiều cơ sở đã tổ chức kiểm tra thường xuyên các tổ hội và hội viên nông dân. Thông qua công tác kiểm tra đã nâng

cao được ý thức trách nhiệm của cán bộ và hội viên nông dân đối với việc chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, cũng như việc chấp hành chỉ thị, nghị quyết của hội và Điều lệ Hội.

Công tác thi đua khen thưởng được tiến hành thường xuyên và liên tục, được đổi mới từ việc xây dựng chỉ tiêu, giao chỉ tiêu, tổ chức giao ước, đăng ký thi đua, phát động các đợt thi đua ngắn hạn đến việc sơ kết, tổng kết bình xét khen thưởng, nhân rộng các điển hình, mô hình tiên tiến, thực sự trở thành động lực hành động cách mạng và xây dựng con người mới trong cán bộ hội viên nông dân. Hội Nông dân thị xã Hội An được chọn là đơn vị dẫn đầu thi đua toàn tỉnh 5 năm liền (1997 – 2002). Nhiều cán bộ hội có thành tích xuất sắc trong hoạt động phong trào hội và một số cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền tiêu biểu được Trung ương Hội tặng thưởng Huy chương Vì sự nghiệp giai cấp nông dân và có nhiều cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua trong phong trào thi đua yêu nước.

Trên cơ sở tổ chức Hội được củng cố và kiện toàn, quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và tổ chức Hội Nông dân cấp trên, giai cấp nông dân Hội An đã nêu cao tinh thần đoàn kết nhất trí, cố gắng khắc phục khó khăn, đẩy mạnh các phong trào phát triển kinh tế xã hội, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi, xóa đói giảm nghèo tiếp tục được đẩy mạnh. Ngay từ đầu năm, từng cơ sở Hội đã tích cực tuyên truyền vận động các hội viên, nông dân đăng ký các danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên nhiều lĩnh vực như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, cải tạo vườn tạp, phát triển các ngành nghề truyền thống và các hoạt động dịch vụ ở nông thôn …

Để thúc đẩy phong trào, các cấp Hội đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã, Hội làm vườn, Trạm bảo vệ thực vật tổ chức 125 lớp tập huấn bồi dưỡng cho hơn 10.250 cán bộ hội viên nông dân hiểu biết mới về công nghệ sinh học, giống cây con, mùa vụ, thời tiết, chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), các hội nghị chuyên đề về trồng hoa cây cảnh, kỹ thuật đánh bắt hải sản, kỹ thuật hàng hải, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật trồng hoa cây cảnh, làm vườn, chăn nuôi… Nhiều đơn vị làm tốt công tác này như Cẩm Hà, Cẩm Châu, Sơn Phong, Cẩm Nam, Cẩm Thanh, Cẩm An. Đặc biệt, năm 2001, Thị hội đã tổ chức hội thi “Kiến thức nhà nông” thị xã lần thứ I và tham gia hội thi ở tỉnh, kết quả đạt giải ba toàn tỉnh. Hội thi đã chuyển tải nhiều thông tin về khoa học kỹ thuật, nhiều kiến thức về nông nghiệp đến nông dân, từ đó đã tác động trực tiếp đến việc bảo đảm khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt kết quả, bảo đảm sản xuất các vụ mùa đúng thời vụ, quy trình đạt năng suất và sản lượng, mặt khác tiếp tục khơi dậy và phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân, khuyến khích họ từng bước chuyển đổi cách làm ăn theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống, đồng thời cũng giúp nông dân tự nguyện liên kết hợp tác giúp nhau về kinh nghiệm, vốn, lao động, giống cây trồng, vật nuôi để xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Ngoài ra, các cấp Hội chú trọng hướng dẫn giúp đỡ cho nông dân vay các nguồn vốn để phát triển sản xuất, thông qua hình thức tín chấp, đã giải quyết cho hơn

2.500 hộ nông dân vay với tổng số trên 3,5 tỷ đồng, hướng dẫn xây dựng 25 dự án vay từ quỹ dự trữ quốc gia giải quyết việc làm, giải quyết cho hơn 100 lao động [14, tr.7].

Bên cạnh việc hỗ trợ về vốn cho nông dân, các cấp Hội đã tích cực vận động nông dân phát huy tinh thần tương thân tương trợ giúp nhau cho mượn hàng trăm triệu đồng, hàng ngàn ngày công lao động, hàng chục tấn lúa giống giúp nông dân dựng lại và sửa sang nhà cửa bị xiêu vẹo do bão lũ gây ra, nhiều phong trào góp vốn quay vòng trong nông dân được phát huy tích cực, nổi lên là các đơn vị như phường Thanh Hà, xã Cẩm Hà, xã Cẩm Nam, Cẩm An. Cũng qua phong trào này đã đánh thức lòng tự trọng của một số hộ nông dân nghèo vươn lên và đã trở thành những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.

Với các biện pháp tích cực đó, qua 2 lần tổ chức Hội nghị điển hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các năm 1997 - 1999 và 1999 – 2001 đã cho thấy tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp đều tăng cao. Nếu trong 2 năm 1997 – 1999, toàn thị có 409 nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp xã phường, 119 cấp thị, 30 cấp tỉnh, thì đến đợt tổng kết 2 năm 1999 – 2001 đã có 873 nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn thị xã, trong đó có 684 cấp xã, phường, 234 cấp thị xã, 65 cấp tỉnh, tăng 100% so với 2 năm trước.

Điểm nổi bật của phong trào trong giai đoạn này là các cấp hội đã vận động nông dân đa dạng hóa các loại hình hợp tác kinh tế như xây dựng tổ tương hỗ vay vốn phát triển ngành nghề, hợp tác trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm. Điển hình như chi hội lưới cản thôn An Bàng, chi hội lướt quét thôn Phước Tân, chi hội dịch vụ nghề cá xã Cẩm Nam, các chi hội nuôi trồng thủy sản ở Cẩm An, Cẩm Châu, chi hội Tiểu thủ công nghiệp ở phường Thanh Hà.

Kết quả của phong trào nông dân sản xuất giỏi đã tác động tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước giảm hộ thuần nông, độc canh và góp phần xóa đói giảm nghèo. Theo báo cáo của ngành nông nghiệp thị xã, ở các xã Cẩm Châu đã chuyển được 25 ha lúa từ 3 vụ sang 2 vụ ăn chắc, ở Cẩm Kim có mô hình sản xuất cải trái vụ trên diện tích 10 ha bình quân thu nhập từ 500.000 đến 700.000 đồng/sào, ở Cẩm Thanh triển khai trồng cây bắp lai năng suất 4 tấn/ha, mô hình trồng cây dưa trên vùng cát bồi Cẩm Nam, mở rộng cây bắp nếp ở vùng cát Cẩm Hà, ở vùng hoa, cơ cấu cây trồng cũng được thay đổi về chủng loại, số lượng đã làm phong phú và đa dạng thêm nghề trồng hoa cây cảnh ở thị xã…

Trên lĩnh vực ngư nghiệp, đã có những chuyển biến đáng kể, ngoài nguồn vốn đầu tư và các chính sách, cơ chế hỗ trợ lãi suất tín dụng để phát triển nghề cá của thị xã, nhiều hộ ngư dân đã mạnh dạn đầu tư để đóng mới tàu thuyền có công suất lớn, mua sắm trang thiết bị, ngư lưới cụ đủ khả năng đi xa đánh bắt hải sản dài ngày góp phần tăng sản lượng khai thác và kim ngạch xuất khẩu. Nhiều hộ ngư dân có thu nhập bình quân nhân khẩu hàng chục triệu đồng/năm.

Có thể nói, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng là một chương trình hành động cách mạng thiết thực, đầy hiệu quả và mang tính đột phá của Hội Nông dân thị xã, phong trào đã thực sự tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội ở nông

thôn, thu hút được sự tham gia đông đảo hội viên, nông dân. Từ phong trào, nhiều hộ từ nghèo khó đã vươn lên khá và giàu có góp phần đáng kể vào công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn thị xã. Đến năm 2001, không còn hộ đói, hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm xuống còn 6,85%.

Tuy vậy phong trào vẫn còn bộc lộ những hạn chế thiếu sót như: phong trào phát triển chưa đều, còn thiếu tính vững chắc, tỷ lệ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi còn thấp so với tổng số hộ nông dân toàn thị; sự phối hợp giữa Hội Nông dân và Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn với các địa phương có lúc còn thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ, việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế…

Nhằm vận động vốn bằng các hình thức ủng hộ, cho mượn, vay lãi suất thấp để hỗ trợ nông dân, trước hết là nông dân nghèo có vốn phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, ngày 10-6-1996, Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã ban hành Quyết định số 80-QĐ/HND về việc thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân thị xã Hội An. Với phương châm “vận động những hộ nông dân đủ ăn, khá giàu, ủng hộ giúp đỡ những hộ nông dân nghèo có vốn sản xuất, đồng thời vận động các cơ quan, xí nghiệp, các thành phần kinh tế, các cá nhân trong và ngoài tỉnh có lòng hảo tâm ủng hộ xây dựng quỹ”, các cấp Hội đã xây dựng và lập kế hoạch vận động. Sau 5 năm triển khai (1997 – 2001), toàn thị xã đã vận động được 432 triệu (trong đó, vốn vận động ủng hộ là 196 triệu đồng, vốn cho mượn là 94 triệu đồng, vốn cho vay lãi suất thấp 142 triệu đồng), đạt 100% chỉ tiêu tỉnh giao hằng năm, giải quyết cho hơn 350 lượt hộ nông dân vay để phát triển sản xuất [14, tr.7]. Nhiều cơ sở đã vận động tốt như: phường Thanh Hà đã vận động được gần 35 triệu đồng, xã Cẩm Hà 33 triệu đồng. Hội Nông dân thị xã Hội An được đánh giá là đơn vị dẫn đầu về vận động xây dựng quỹ trong toàn tỉnh.

Tuy nguồn vốn vận động được còn ít so với nhu cầu, song với số vốn hiện có đã thực sự phát huy tác dụng, giúp nông dân từng bước khắc phục khó khăn, đói nghèo, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn, các ngành nghề truyền thống

Một phần của tài liệu Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân thành phố HộiAn 1930 – 2010 (Trang 116 - 127)