Thị xã HộiAn trước 1975 có 5 phường, thì tháng 12 năm 1975 chia lại khu vực hành chính thành 3 phường và 6 xã: lấy Trường Lệ phường Cẩm Phô sát

Một phần của tài liệu Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân thành phố HộiAn 1930 – 2010 (Trang 96 - 98)

- Nông dân HộiAn khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống (197 5 1976)

26 Thị xã HộiAn trước 1975 có 5 phường, thì tháng 12 năm 1975 chia lại khu vực hành chính thành 3 phường và 6 xã: lấy Trường Lệ phường Cẩm Phô sát

vực hành chính thành 3 phường và 6 xã: lấy Trường Lệ phường Cẩm Phô sát nhập về xã Cẩm Châu; Ngọc Thành (Cẩm Kim) sáp nhập về Cẩm Phô; Xóm Mới, Cồn Chài của Cẩm Thanh sáp nhập về Cẩm Châu (báo cáo sơ kết tình hình và kết quả hoạt động năm 1975)

Bước sang năm 1976, trên cơ sở xác định rõ nhiệm vụ chung “ở nông thôn miền Nam hiện nay, phải thu hút đông đảo nông dân vào Nông hội, giáo dục nông dân nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vận động nông dân ra sức phục hồi và phát triển sản xuất theo sự hướng dẫn của Nhà nước, xây dựng lại xóm làng, tăng cường đoàn kết, giúp nhau trong sản xuất và đời sống, đấu tranh xoá bỏ các tàn dư phong kiến, các hình thức bóc lột, đầu cơ trong nông thôn, đưa nông thôn tiến nhanh và tiến vững chắc vào con đường hợp tác hoá nông nghiệp và sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”, thực hiện ba yêu cầu có tính nguyên tắc mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đề ra “sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng, đời sống được cải thiện”, Đại hội Đảng bộ thị xã Hội An khai mạc vào 21 tháng 10 năm 1976, gồm 100 đại biểu của 25 chi bộ đã bàn những biện pháp để đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, khắc phục những lệch lạc, thiếu sót trong năm đầu tiên sau giải phóng.

Nhận thức rõ ruộng đất là tư liệu sản xuất chính của người nông dân, từ tháng 5-1976, Ban Nông hội các cấp đã tiến hành chia 131,5 ha ruộng đất tại hai xã điểm là Cẩm Châu và Cẩm Hà cho 6.886 người, còn lại đại bộ phận nông dân được điều chỉnh ruộng đất.

Tiếp tục công việc của năm 1975, bước sang năm 1976, các cấp lãnh đạo thị xã một lần nữa quán triệt và tổ chức cho nhân dân dưới sự hướng dẫn và phối hợp của bộ đội công binh tiếp tục rà phá, tháo gỡ bom mìn đối với các diện tích còn lại nhằm nhanh chóng đưa vào sản xuất. Kết quả là với sự hăng say, nỗ lực của quần chúng nhân dân, 15.000 quả mìn đã được tháo gỡ, giải phóng hơn 8 ha ruộng đất cho nông dân.

Phong trào khai hoang phục hóa tiếp tục được đẩy mạnh. Chỉ trong một thời gian ngắn, 25.975 ngày công của nhân dân đã được huy động kết hợp với xe cơ giới để phục vụ công tác khẩn cấp này. Để mở rộng diện tích, nhân dân còn di dời và quy tập trên 5.000 ngôi mộ, triển khai xây dựng một số công trình thủy lợi, trong đó quan trọng nhất là công trình trạm bơm điện Cẩm Hà. Chính quyền đã huy động 329.760 ngày công của nhân dân tham gia đào đắp trên 208.872 m3 đất để đưa nước từ Lai Nghi về tưới rửa chua mặn cho ruộng đồng Hội An. Nhiều công trình thủy nông nhỏ ngăn mặn cũng được xây dựng trong thời gian này như các con đập ở Cẩm Hà (dài 300 mét), Cẩm Kim (dài 150m), Cẩm Thanh (500 mét)… Trong phong trào này, ngoài sự tham gia đông đảo của những người nông dân thì sự đóng góp của lực lượng học sinh cấp 2, cấp 3 là rất đáng ghi nhận. Các em một buổi đi học, một buổi vác cuốc xẻng cùng nông dân các xã đào mương, làm thủy lợi, đã từng bước hiện thực hóa ước mơ bao đời trên vùng đất Hội An cho nước “trườn trên cát”.

Nhằm tiếp tục giải quyết vấn đề việc làm cho đồng bào trên địa bàn, đầu năm 1976 chính quyền đã đưa 500 gia đình với khoảng 3.000 nhân khẩu đi xây dựng kinh tế mới. Tháng 5 năm 1976, được sự vận động của các tổ chức đoàn thể trong đó có Nông hội, 200 nam nữ thanh niên Hội An đã tham gia phong trào “công trường khai hoang” ở miền Tây Quảng Nam. Đặc biệt, đến cuối năm này, số gia đình tình nguyện

đăng ký đi kinh tế mới ở Tây Nguyên tăng lên 734 với 4.402 nhân khẩu. Điều đó cho thấy rằng, đây là chủ trương đúng đắn, vừa mang ý nghĩa kinh tế vừa có ý nghĩa xã hội.

Về công tác thủy lợi, để đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong hai tháng 5 và 6 của năm 1976 – thời điểm nắng nóng xảy ra, địa phương đã huy động 20.360 lượt người tham gia nạo vét 465 hồ ao chống hạn và đào mới 101 giếng giải quyết nước tưới cho lúa và hoa màu. Chính quyền cũng phát động nhân dân phòng trừ sâu bệnh bảo vệ mùa màng. Phong trào làm phân xanh, phân chuồng cũng được triển khai rộng khắp.

Nhờ những cố gắng không mệt mỏi của nhân dân cũng như những biện pháp đúng đắn, kịp thời của chính quyền các cấp, đặc biệt là sự vận động tích cực của Ban Nông hội, nên diện tích gieo trồng toàn thị xã trong năm 1976 tăng lên đáng kể với 1.170,4 ha, trong đó có 795 ha cây lương thực. Đặc biệt, đến tháng 11 năm 1976, hưởng ứng phong trào sản xuất nông nghiệp, lập công dâng Đảng, đồng thời cũng để chuẩn bị mọi mặt cho vụ sản xuất Đông – Xuân 1976 – 1977, nông dân các xã Cẩm Châu, Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Thanh, Cẩm Phô đã bắt mạ trên 4.138 ang lúa giống (trong đó có 1041 ang giống lúa mới), cày ải 440 ha đất. Riêng ở Cẩm Thanh, Cẩm Kim và Cẩm Châu đã cấy vụ Đông – Xuân trên 360 ha, trồng 249,5 ha khoai và và 10 ha rau. Diện tích gieo trồng (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Vụ Đông - Xuân 253,7 18 458,5 Vụ Xuân - Hè 45,25 31,4 142,15 Vụ Hè - Thu 496 17,1 859,6

Bảng số liệu diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng lúa năm 197627

Ngoài lúa là cây lương thực chính, nhân dân Hội An còn trồng khoai lang (diện tích là 216 ha, năng suất 18 tạ/ha, sản lượng đạt 1.935,5 tấn), bắp (diện tích là 53,5 ha, sản lượng 134,6 tấn), sắn (17 ha), khoai môn và khoai chói (5 ha), rau xanh (185 ha)… Với mục đích “gây lại màu xanh cho quê hương”, nên bên cạnh cây lương thực, diện tích cây công nghiệp, lâm nghiệp trên địa bàn thị xã cũng được khôi phục và

Một phần của tài liệu Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân thành phố HộiAn 1930 – 2010 (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w