Xây dựng “làng chiến đấu”, bảo vệ vùng giải phóng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng và chống bình định của Mỹ ngụy

Một phần của tài liệu Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân thành phố HộiAn 1930 – 2010 (Trang 73 - 78)

đấu tranh cách mạng và chống bình định của Mỹ - ngụy

Sau 4 năm tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam nhưng không thu được bất kỳ một kết quả nào (1961 - 1964), đến năm 1965, đứng trước nguy cơ sụp đổ của chiến lược chiến tranh này, trong những nỗ lực nhằm cứu vãn tình hình, Mỹ đã ồ ạt đưa quân viễn chinh cùng với vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam Việt Nam nhằm đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

Đối với Hội An, sau khi đưa 3000 quân đổ bộ vào Đà Nẵng (3/1965), quân Mỹ liên tục mở rộng địa bàn kiểm soát của chúng sang các vùng lân cận Hội An. Cùng với hoạt động của quân Mỹ, lực lượng ngụy quân, ngụy quyền ở Hội An cũng tăng cường hoạt động nhằm mở đường cho quân viễn chinh Mỹ. Chúng đưa bọn phản động khét tiếng ở các nơi về tỉnh lỵ Hội An bổ sung vào ngụy quyền các cấp. Chính quyền quận Hiếu Nhơn lập ra các hội đồng lưu vong của các xã ngoại ô để chuẩn bị đưa về các địa phương tái thiết trật tự cũ. Quốc Dân Đảng lúc này cũng ráo riết hoạt động, phát triển thêm nhiều đảng viên, chống phá cách mạng, tranh giành ảnh hưởng chính trị và quyền

lực. Và sau khi đặt chân đến Hội An, trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1965, được sự hỗ trợ của Mỹ, quân ngụy với lực lượng quân sự mạnh đã liên tiếp tiến hành nhiều cuộc càn quét dưới sự yểm trợ của máy bay và đại bác nhằm đánh phá vùng giải phóng ở khu vực nông thôn thị xã. Bên cạnh đó, cũng với mục đích trên, Mỹ đặc biệt chú trọng đến hoạt động gián điệp do thám. Tại điểm đóng quân ở nhà Tăng Dục và khu bến xe, bọn cố vấn Mỹ tuyển chọn, đào tạo và thành lập đội “tác vận đoàn” gồm 4 tổ chuyên cải trang thành nhiều dạng, luồn sâu vào vùng giải phóng để thu thập tin tức, ám sát cán bộ đảng viên, gây rối an ninh trật tự vùng ta làm chủ. Về kinh tế, địch thực hiện chính sách bao vây và cô lập vùng giải phóng. Chúng lập các trạm kiểm soát ở vùng ven để theo dõi việc mua bán trao đổi hàng hóa, nhu yếu phẩm giữa nội ô và ngoại ô. Từ tháng 5 năm 1965, địch tiến thêm một bước trong âm mưu phong tỏa kinh tế bằng cách chặn đường, thu hồi tất cả gạo muối, pin, vải, giấy…lưu thông ra vùng giải phóng. Ai chấp nhận điều kiện nắm và cung cấp tình hình vùng ta thì được chúng cho tự do ra vào mua bán. Đối với ngư dân, bọn lính hải thuyền lùng ráp, quấy phá bắt phải vào nội ô năm lần bảy lượt để xin giấy phép hành nghề. Khi ra khơi các thuyền đánh cá phải cắm cờ 3 que, trương khẩu hiệu chống Cộng. Hoạt động tâm lý chiến cũng được địch tiến hành thường xuyên bằng giọng điệu tán dương sức mạnh quân đội Hoa Kỳ, rêu rao miền bắc sẽ bị triệt hạ tiêu điều và nhiều nội dung xuyên tạc bịa đặt nhằm gây không khí hoang mang trong nhân dân. Bên cạnh đó chúng còn truyền bá lối sống lai căng kiểu Mỹ, trụy lạc hóa lực lượng thanh niên nhằm làm thui chột ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước của nhân dân ta…

Đứng trước tình hình quân Mỹ đẩy mạnh “chiến tranh cục bộ” trên toàn miền Nam nói chung và Quảng Nam – Đà Nẵng nói riêng, dựa trên sự chỉ đạo của Trung ương Đảng (3/1965), đặc biệt là quyết tâm của Tỉnh ủy Quảng Đà (5/1965): “Chưa giải phóng miền Nam thì còn đánh, chiến tranh gì cũng đánh, đối tượng nào cũng đánh, đông bao nhiêu cũng đánh và lâu bao nhiêu cũng đánh… Chúng ta có nhiệm vụ đánh Mỹ trước tiên bằng hai chân ba mũi để đóng góp kinh nghiệm cho toàn miền và góp phần đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ” [5, tr.246].

Để giúp nhân dân hiểu rõ bộ mặt xấu xa và mưu đồ thâm độc của Mỹ - ngụy khi tiến hành “chiến tranh cục bộ”, đồng thời nhằm cũng cố tinh thần cho nhân dân, nêu cao lòng căm thù giặc, đoàn kết nội bộ nhân dân, Thị ủy Hội An đã tổ chức đợt sinh hoạt chính trị bằng hình thức chỉnh huấn trong toàn Đảng bộ, lực lượng vũ trang và nhân dân, học tập thư kêu gọi của Đảng nhân dân cách mạng miền Nam, thu hút gần 100% đồng bào Hội An trong đó đông đảo nông dân tham gia sôi nổi. Nhiều nơi địch càn quét đánh phá nhưng bộ đội và du kích đã bố trí bảo vệ tốt các điểm học tập. Bốn bài học trong thư: nêu cao lòng căm thù địch, đoàn kết nội bộ nhân dân, sử dụng bạo lực cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào Đảng và thắng lợi của cuộc kháng chiến được đồng bào thảo luận sôi nổi và liên hệ kiểm điểm bản thân, đồng thời vạch trần tội ác của bọn tay sai, phản động, phê phán những hiện tượng tiêu cực trong đội ngũ cán bộ đảng viên, chiến sĩ và quần chúng. Kết thúc đợt học tập, nhân dân tổ chức liên hoan, làm “lễ ăn thề” một lòng theo Đảng, sống chết có nhau, quyết tâm đánh Mỹ, bảo vệ vùng giải phóng, quyết tâm kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng.

Thực hiện chỉ thị của Thị ủy, các đoàn thể cách mạng, trong đó có Hội Nông dân Giải phóng thị xã đã đứng ra vận động nhân dân tham gia hưởng ứng các phong trào cách mạng cụ thể. Hội đã kêu gọi nông dân hưởng ướng mạnh mẽ phong trào

“hiến kế diệt địch, tay cày tay súng”, vừa sản xuất vừa chiến đấu, thực hiện khẩu hiệu

“một người làm việc bằng ba” nhằm xây dựng vùng giải phóng, chuẩn bị chống lại sự xâm nhập của quân Mỹ. Thanh niên là con em nông dân đã cùng với thanh niên toàn thị xã thực hiện phong trào “năm xung phong” theo gương anh Trỗi, xung phong tiêu diệt nhiều sinh lực địch, tòng quân giết giặc và gia nhập thanh niên xung phong phục vụ tiền tuyến, xung phong đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận chống địch bắt lính và đẩy mạnh sản xuất đóng góp cho tiền tuyến. Chị em phụ nữ hưởng ứng phong trào “ba đảm đang”: đảm đang sản xuất và thay thế nam giới đi chiến đấu, đảm đang công việc gia đình, vận động chồng con anh em tòng quân, đảm đang phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu. Bên cạnh phong trào thi đua sản xuất và chiến đấu, nông dân Hội An cũng rất quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần. Các đội văn nghệ quần chúng được thành lập ở nhiều nơi trên địa bàn thị xã đã tiến hành biểu diễn, tuyên truyền cho nhân dân về cuộc kháng chiến và quyết tâm đánh bại âm mưu của kẻ thù. Tất cả những phong trào trên đã làm bùng lên một sức sống mới ở vùng giải phóng thị xã Hội An.

Nhằm thực hiện chủ trương chiến tranh nhân dân “mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài, làm cho quân giặc đi đến đâu cũng bị quấy, bị phá, bị diệt, bộ đội ta đi đến đâu cũng được sự giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần” của nhân dân, nên trong thời gian này, một trong những hoạt động cực kỳ cấp bách được đặt ra là phải xây dựng cho được “thôn xã chiến đấu”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Thị ủy, nông dân Hội An không phân biệt tuổi tác, giới tính đều hăng hái tham gia phong trào này. Ở một số nơi như Cẩm Hải, Cẩm Hà, Cẩm An… nông dân tham gia 100 %. Để bảo vệ thôn xã của mình, những người nông dân đã tiến hành rào làng, đào giao thông hào, xây dựng công sự chiến đấu, bố trí hầm chông, bãi chông…. “Đến tháng 9 năm 1965, toàn Thị đã hoàn thành chiến dịch xây dựng “thôn xã chiến đấu” ở Tân Thành, An Bàng (Cẩm An), An Mỹ – Tam Chiếu (Cẩm Châu), Trà Quế, Đồng Nà (Cẩm Hà), các thôn 1, 2 Cẩm Kim, Nam Ngạn (Cẩm Nam), và bao quanh các thôn xã Cẩm Thanh. Tổng cộng, vùng giải phóng thị xã có 49.435 m rào, 35.435 m giao thông hào, 186 công sự chiến đấu, 11.135 hầm trú cá nhân, 27.860 hầm trú liên gia đình, 10.942 hố chông, 28 bãi chông và hàng triệu cây chông các loại ” [5, tr.248].

Để thực hiện phương châm “hai chân, ba mũi giáp công” nhằm đấu tranh với kẻ thù, nông dân Hội An đã tham gia hăng hái vào các đội du kích thoát ly và bán thoát ly ở các thôn xã và liên tục thu được nhiều chiến công. Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9 năm 1965, du kích các xã đã đánh 242 trận với địch, diệt 173 tên, làm bị thương 32 tên, thu được nhiều vũ khí. Đặc biệt, ngày 12 tháng 8 năm 1965, du kích và nhân dân Cẩm An, Cẩm Hải đã tổ chức phục kích bắt sống tên trung úy Mỹ Pa Pi đang lái xe Jeep từ Non Nước chạy vào hướng Hội An.23

23 Sáng ngày 12 tháng 8 năm 1965, tên trung úy Mỹ Pa Pi lái xe Jeepchạy vào hướng Hội An. Khi đến vùng cát An Bàng, tên Pa Pi gặp anh Phạm chạy vào hướng Hội An. Khi đến vùng cát An Bàng, tên Pa Pi gặp anh Phạm Đề và rút súng ngắn khống chế, buộc anh dẫn đường đưa hắn về một căn cứ

Bên cạnh việc đấu tranh quân sự, phong trào đấu tranh chính trị của nông dân Hội An cũng diễn ra sôi nổi ở nhiều xã. Tại Cẩm An, Cẩm Thanh, Cẩm Kim, ngư dân đã đấu tranh buộc chính quyền ngụy phải bãi bỏ việc bắt nhân dân viết khẩu hiệu chống Cộng trên các ghe thuyền và được tự do ra vào đánh bắt ở các cửa biển. Nhân dân Cẩm Hà, Cẩm Hải, Cẩm An biểu tình chống lại việc đánh phá vùng giải phóng, đòi bồi thường những thiệt hại về vật chất và con người do địch gây ra. Tại Cẩm Nam, hơn 500 đồng bào ta đã đấu tranh phản đối việc giết người vô cớ của tên trung đội trưởng nghĩa quân ở đây, đòi phải nhận tội trước nhân dân và bồi thường nhân mạng. Từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1965, nổi lên phong trào đấu tranh của nhân dân Cẩm Châu không chịu chụp ảnh làm căn cước, không kê khai hộ tịch hộ khẩu, không đi phát quang bụi bờ….. Hỗ trợ cho phong trào đấu tranh của nông dân và nhân dân các xã ngoại ô, phong trào đấu tranh của đồng bào nội ô cũng được dấy lên mạnh mẽ. Trong trào đấu tranh chính trị với địch, chị em phụ nữ thị xã đã trở thành một trong những lực lượng giữ vai trò nòng cốt và được tổ chức hết sức chặt chẽ.

Đi đôi với đấu tranh chính trị, công tác binh vận cũng được đặc biệt quan tâm và được nông dân hưởng ứng nhiệt liệt, đặc biệt ở các xã Cẩm Dương, Cẩm Hải, Cẩm Thanh, Cẩm An có tới 40 % nhân dân tham gia công các binh ngụy vận. Ta đã vận động được nhiều gia đình nông dân có chồng con em bị địch bắt đi lính viết thư và tìm mọi cách gọi chồng con em mình trở về. Đối với thanh niên là con em nông dân bị bắt đi lính ta tuyên truyền vận động họ đào ngũ quay về hoạt động ở địa phương. Chính vì làm tốt công tác này nên đến tháng 9 năm 1965, toàn thị xã chỉ còn 327 người tại ngũ trong ngụy quân.

Bước sang năm 1966, tình hình Hội An trở nên căng thẳng và khó khăn hơn khi địch tăng cường 1 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ gồm 1000 tên vào chiến trường Hội An, đóng sở chỉ huy ở Cẩm Hà và phân chia lực lượng kiểm soát nhiều nơi trên địa bàn thị xã. Được quân Mỹ lên dây cót tinh thần, quân ngụy cũng không ngừng chấn chỉnh lại hàng ngũ, tăng cường quân số và trang bị vũ khí, liên tiếp phối hợp với quân viễn chinh Mỹ mở các cuộc càn quét vào vùng tự do thị xã, đặc biệt là cuộc càn quét 2 xã Cẩm Thanh, Cẩm An ngày 13 tháng 6 năm 1966 nhưng bị du kích xã và nhân dân phối hợp đánh bại. Chiến thắng này của nhân dân Cẩm Thanh, Cẩm An đã chứng minh một điều, ta hoàn toàn có thể đánh Mỹ và thắng Mỹ. Và từ sau chiến công này, một phong trào “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” “không sợ Mỹ đông, chỉ sợ không có Mỹ mà đánh” được dấy lên khắp thị xã.

Tuy nhiên, với mưu đồ tiêu diệt cách mạng miền Nam, Mỹ - ngụy đã không từ bất cứ một thủ đoạn nào dù đó là dã man và tàn bạo nhất. Thất bại trong chiến thuật càn quét ồ ạt, chúng chuyển sang thủ đoạn “bủa lưới phóng lao”, tiến hành bình định có trọng điểm, vây riết, phong tỏa địa bàn, gom dân đến những vùng đất trống để cho các đoàn bình định của chúng tổ chức “học tập” tuyên truyền chống Cộng. Thâm độc Mỹ gần nhất. Anh Phạm Đề bình tĩnh đánh lừa và bất ngờ tay không tấn công vật nhau với tên sĩ quan Mỹ. Ngay sau đó, du kích Cẩm An đến hỗ trợ bắt sống tên Pa Pi đưa về căn cứ tỉnh. Quần chúng hai xã Cẩm An và Cẩm Hải được huy động đẩy luôn xe Jeep xuống biển.

hơn chúng còn song song tiến hành hai hoạt động: vừa tung ngụy quân lùng sục từ căn nhà, hóc hẻm, bụi bờ để xăm hầm, tìm diệt cán bộ và lực lượng vũ trang của ta, vừa ném bom bắn phá bừa bãi làm cho vùng giải phóng luôn ở tình trạng “mất an toàn” buộc dân phải chạy vào vùng chúng kiểm soát nhằm thực hiện mưu đồ “tát nước bắt cá”, “tách dân khỏi Đảng”. Điều này đã gây khó khăn không nhỏ cho phong trào cách mạng ở Hội An.

Trước tình hình đó, các đoàn thể của thị xã trong đó có Hội Nông dân Giải

phóng đã tổ chức học tập “Thư

kêu gọi của Hồ Chủ tịch gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước” (17/7/1966), đồng thời mở các cuộc hội nghị hội viên nông dân hiến kế đánh giặc, bàn việc nước, tính việc nhà, thực hiện thi đua với chủ đề: “làm theo lời Bác quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược” và đã được nông dân trên toàn địa bàn thị xã hưởng ứng nhiệt liệt.

Do quyết tâm thực hiện chủ trương “ba bám” (Đảng bám dân, dân bám đất, du kích bám đánh địch) của cấp trên, nên mặc dù bị địch chà đi xát lại dai dẳng và ác liệt, nhưng nông dân các xã Cẩm Hải, Cẩm Hà, Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Thanh vẫn một lòng một dạ với cách mạng, kiên cường bám trụ “một tấc không đi, một li không rời”. Bên cạnh việc kiên trì bám trụ, trong thời gian này đông đảo nông dân thị xã cũng tham gia phong trào chặn xe tăng địch. Những người nông dân đã đoàn kết một lòng, nắm chặt tay nhau dàn hàng ngang trước đầu xe tăng của địch không cho chúng tiến vào làng xóm và buộc địch phải quay trở lại. Nhiều khi cuộc đấu tranh trở nên hết sức quyết liệt, nòng cốt quần chúng của ta đã nằm ra giữa đường chặn xe địch, nhiều người còn trèo lên trên cả xe tăng của địch kéo từng tên lính xuống tố cáo tội ác phá hoại hoa màu, dày xéo mồ mả, ruộng vườn. Cuộc đấu tranh giữa một bên là những người nông dân không có một tấc sắt trong tay, đại diện cho khát vọng hòa bình, thống nhất, với một bên là bọn Mỹ - ngụy đầy đủ các loại vũ khí trang bị hiện đại nhưng lại quá tàn bạo và dã man, càng làm rõ tính chất chính nghĩa trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta. Trên mặt trận quân sự, hưởng ứng phong trào “du kích chiến” đang phát triển mạnh mẽ, nông dân các xã Cẩm Hải, Cẩm Dương, Cẩm Hà, Cẩm Châu, Cẩm An, Cẩm Thanh, Cẩm Nam…đã hồ hởi gia nhập vào lực lượng này và liên tiếp làm nên những chiến công lớn trong việc tiêu diệt xe tăng, thiết giáp của địch, tiêu diệt ác ôn, đẩy lùi những cuộc càn quét…. Những người nông dân đã biết tự cải tiến bom mìn, đánh địch bằng những vũ khí tự chế hết sức mưu trí và dũng cảm. Chính nhờ những hoạt động trên mà trong năm 1966, trên địa bàn thị xã Hội An, thắng lợi đã hoàn toàn thuộc về ta,

Một phần của tài liệu Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân thành phố HộiAn 1930 – 2010 (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w