Hưởng ứng Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, nổi dậy “Đồng khởi”,

Một phần của tài liệu Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân thành phố HộiAn 1930 – 2010 (Trang 70 - 73)

góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1960 – 1965)

Từ năm 1954 đến đầu năm 1959, với khát vọng hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất và tôn trọng những điều khoản trong Hiệp định Giơnevơ, chúng ta đã thực hiện đúng những gì đã ký kết, chỉ tiến hành đấu tranh chính trị hòa bình đòi hiệp thương tổng tuyển cử. Tuy nhiên, trái với thiện chí của ta, càng về sau chính quyền Ngô Đình Diệm càng lấn tới. Chúng trắng trợn ra mặt phá hoại hiệp định, thi hành chính sách “tố cộng, diệt cộng”, thẳng tay dùng vũ lực, cực hình khủng bố, đàn áp dã man cán bộ và nhân dân ta, gây tổn thất nặng nề cho cách mạng. Trước tình hình đó, từ tháng 8 năm 1956, trong “Đề cương cách mạng miền Nam” đồng chí Lê Duẩn đã khẳng định: nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác là đứng lên làm cách mạng để cứu nước, cứu mình. Và đến tháng 1 năm 1959, Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng đã đề ra Nghị quyết chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam. Nghị quyết khẳng định:

“Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào sức mạnh của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang, để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc, phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”[44, tr.256].

Nghị quyết 15 có ý nghĩa vô cùng to lớn, đáp ứng nhu cầu bức thiết của nhân dân miền Nam nói chung, nhân dân Quảng Nam và đồng bào Hội An nói riêng, mở ra một hướng mới kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và nổi dậy giành quyền làm chủ. Tuy nhiên, cùng thời điểm với sự ra đời của Nghị quyết, chính quyền Diệm đã đẩy quá trình khủng bố, đàn áp cách mạng lên đỉnh điểm. Chúng ra đạo luật 10/59 đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, lê máy chém đi khắp miền Nam tàn sát đồng bào ta, gây đau thương chết chóc và đặt cách mạng vào một tình thế cực kỳ khó khăn.

Đối với Hội An, cùng với việc nhanh chóng khôi phục tổ chức Đảng, phong trào cách mạng ở đây cũng có những chuyển biến đáng kể. Việc rải truyền đơn được tiến hành trong toàn thị xã bằng nhiều cách khác nhau. Nhân dân nhặt được truyền đơn, nhận biết, nắm bắt đường lối, chủ trương mới của Đảng, tích cực tham gia vào các phong trào đấu tranh, từ đó có điều kiện gây dựng cơ sở cách mạng không chỉ ở cả các xã ngoại ô mà cả trong nội ô.

Trong khi cơ sở cách mạng ở Hội An đang được xây dựng trở lại thì năm 1960, bùng nổ phong trào “đồng khởi” của nhân dân miền Nam. Từ trong phong trào đấu tranh mạnh mẽ đó, ngày 20 tháng 12 năm 1960, tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Đến ngày 21

tháng 4 năm 1961, Hội Nông dân Giải phóng miền Nam Việt Nam chính thức thành lập, trở thành một thành viên của Mặt trận, đánh dấu sự phục hồi và phát triển của hàng ngàn cơ sở Nông hội Cứu quốc ở các huyện, tỉnh, khu và toàn miền Nam trong thời gian này. Ở Quảng Nam, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy về việc củng cố các tổ chức quần chúng, Hội Nông dân Giải phóng tỉnh cũng đã được thành lập.

Đến cuối năm 1960 đầu năm 1961, Phong trào “đồng khởi” của nhân dân toàn miền Nam đã làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đơn phương” do Mỹ - Diệm tiến hành. Tuy nhiên, dã tâm tiêu diệt phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam vẫn còn đó, chính vì vậy, Mỹ - Diệm đã nhanh chóng thay thế “chiến tranh đơn phương” bằng chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Trong đó, một trong ba điểm trọng tâm được Mỹ - Diệm tập trung thực hiện đó là: trong vòng 18 tháng sẽ lập xong 16.000 ấp chiến lược để dồn 10 triệu dân miền Nam vào các trại tập trung trá hình nhằm thực hiện “tát nước bắt cá”, cô lập để tiêu diệt cách mạng miền Nam.

Cũng như tất cả các địa phương, trên địa bàn nông thôn Quảng Nam, Mỹ - Diệm cũng đã ráo riết thực hiện “quốc sách” ấp chiến lược, gom được 400.000 dân vào ở trên 200 ấp.

Đối với Hội An, khi triển khai chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở đây, Mỹ – Diệm cùng một lúc tiến hành song song hai trọng điểm: một mặt, chúng tăng cường lực lượng quân sự, khả năng phòng thủ và phân chia lại chiến trường. Mặt khác, chúng ráo riết thực hiện việc dồn dân lập ấp. Ở những vùng xung yếu, chúng bắt nhân dân nộp tre làm rào, sau đổi thành cọc sắt và dây thép gai. Ở các nơi khác, chúng bắt nhân dân trồng gai xương rồng dày đặc xung quanh ấp. Việc ra vào cũng như bất cứ hành động nào của nhân dân cũng bị kiểm soát gắt gao… Chính điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động của ta đồng thời làm đảo lộn mọi sinh hoạt, đời sống sản xuất… của nhân dân.

Trước tình hình đó, được sự chỉ đạo của Đảng bộ liên tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng22“nhiệm vụ chủ yếu là phát động quần chúng xây dựng cơ sở đưa lên đấu tranh 3 mặt ở các huyện đồng bằng, tạo bàn đạp phát triển cơ sở vào thành phố, thị xã”, cán bộ cách mạng ở Hội An đã nhanh chóng nối lại liên lạc giữa các vùng trên địa bàn thị xã và với các huyện khác. Đối với Hội Nông dân, theo phân công của Thị ủy Hội An, đồng chí Hồ Văn Tân phụ trách Nông hội đã cùng với đội ngũ cán bộ cơ sở, vận động được một số nòng cốt quần chúng là nông dân tham gia vào đường dây liên lạc này. Điển hình là trường hợp chị Trần Thị Tại và Nguyễn Thị Chẳng ở Cẩm Thanh dùng thuyền giả đi buôn lên tận vùng núi đưa cán bộ về Hội An hoạt động, giữ vững liên lạc với cơ sở ở An Bàng, Tân Thành (Cẩm An), Trà Quế (Cẩm Hà), Cẩm Hải, Cẩm Châu, Cẩm Kim, Cẩm Nam và nội ô.

22 Sau Cách mạng tháng Tám thành công, theo chủ trương của Trungương, thành phố Đà Nẵng tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam trở thành đơn vị hành ương, thành phố Đà Nẵng tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, cho đến gần ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ (1946) Đà Nẵng và Quảng Nam lại hợp nhất lại thành Liên tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng

Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ (11/1963), phong trào cách mạng trên địa bàn thị xã vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, để củng cố tổ chức, xây dựng lực lượng và phát triển phong trào cách mạng, ta đã đẩy mạnh công tác dân vận, địch vận và xây dựng được cơ sở nội ứng trong hàng ngũ ngụy quân. Đồng thời, ta đã vận động nông dân ở một số xã như Cẩm Hà, Cẩm An tiêu diệt ác ôn, phá bỏ sự kèm kẹp của chính quyền ngụy đối với nhân dân. Phong trào đấu tranh của một số nơi trên địa bàn thị xã như là những phát súng đầu tiên báo hiệu cho sự bùng nổ của phong trào “đồng khởi” trên quê hương Hội An trong suốt năm 1964.

Phong trào mở đầu bằng thắng lợi cuộc khởi nghĩa của nhân dân xã Cẩm Hải vào ngày 12 tháng 7 năm 1964. Trước khí thế nổi dậy mạnh mẽ của nhân dân, ngụy quân, ngụy quyền ở đây bị tan rã, bị bắt hoặc bỏ chạy vào quận Hiếu Nhơn. Chính quyền cách mạng và Mặt trận Dân tộc Giải phóng xã được thành lập, hành lang phía bắc thị xã được mở.

Đến tháng 8 năm 1964, để đẩy mạnh công tác “phá ấp, phá kèm”, dành quyền làm chủ các vùng nông thôn trên địa bàn thị xã, trong hội nghị cán bộ Hội An do Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức đã “thống nhất kế hoạch phát động nhân dân thị xã khởi nghĩa làm chủ các vùng nông thôn, lấy lực lượng quần chúng tại Thuận Tình làm nòng cốt để giải phóng Cẩm Thanh, sau đó dùng Cẩm Thanh làm bàn đạp để giải phóng thị xã” [5, tr.236]. Theo kế hoạch đã định, công tác chuẩn bị khởi nghĩa của nhân dân Cẩm Thanh diễn ra hết sức khẩn trương. Nhân dân đã hết sức sáng tạo khi lấy bẹ dừa để làm súng giả, lựu đạn giả, đồng thời chuẩn bị đầy đủ ghe thuyền sẵn sàng vùng lên tiêu diệt kẻ thù. Nhờ làm tốt công tác địch vận, cơ sở nội tuyến của ta trong trung đội dân vệ Ngụy do Huỳnh Phước Cư phụ trách được lệnh nắm chắc tình hình, chuẩn bị kế hoạch phối hợp hành động [5, tr 235 – 236].

Đúng 12 giờ khuya ngày 27 tháng 9 năm 1964, quần chúng cách mạng xã Cẩm Thanh đã “nổi dậy làm kế nghi binh, đeo súng bẹ dừa hành quân rầm rộ, reo hò náo động”. Bọn ngụy quân, ngụy quyền xã hết sức hoang mang, khiếp sợ tưởng bộ đội chủ lực của ta về giải phóng Cẩm Thanh nên không dám chống cự. Thừa thắng đồng bào Cẩm Thanh đã vây bắt bọn ác ôn xã gồm 3 tên Hội đồng, 7 tên Liên gia trưởng cùng trung đội nghĩa quân đem về đình Thanh Nhất. Tại đây, nhân dân đã vạch trần và lên án tội ác của bọn ác ôn xã, xử tử 2 tên có nhiều nợ máu với cách mạng và nhân dân, còn lại thì khoan hồng cho thú tội và tham gia tích cực phong trào đấu tranh của quần chúng để chuộc lại lỗi lầm. Đồng thời, một cuộc mit tinh lớn cũng diễn ra tại đây, quần chúng tuyên bố xóa bỏ ách thống trị của ngụy quyền, thành lập Ủy ban Tự quản và Mặt trận Dân tộc Giải phóng xã. Đây là một trong những thắng lợi vang dội đầu tiên của đồng bào ta trong phong trào “đồng khởi” 1964 ở Hội An.

Sau khi đồng khởi Cẩm Thanh nổ ra và nhanh chóng giành thắng lợi, mặc dù lúc bấy giờ đang phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề từ trận lụt lịch sử 1964, nhưng nhân dân các xã còn lại vẫn gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa. Tại Cẩm An, vào đêm ngày 10 tháng 11 năm 1964, đồng bào ta đã nổi dậy khởi nghĩa. Trước khí thế đấu tranh sôi sục của quần chúng và do làm tốt công tác địch vận, giáo dục tuyên truyền về chính sách khoan hồng của cách mạng nên ngụy quân ở đây đã ra đầu hàng,

nộp vũ khí cho ta. Cùng thời điểm đó, những người nông dân xã Cẩm An đã cùng với nhân dân các xã Cẩm Hải, Cẩm Hà tiến hành phá đập Đế Võng, giúp cho hàng trăm ha ruộng ở các xã Cẩm Châu, Cẩm Hà, Cẩm Hải thoát khỏi nạn chua phèn.

Trên đà thắng lợi, nhân dân ba xã Cẩm An, Cẩm Hà, Cẩm Châu đồng loạt khởi nghĩa vào đêm ngày 15 tháng 11 năm 1964. Tại Cẩm An, nhân dân đã bất chấp trời mưa to gió lớn vẫn tổ chức mit tinh tại bãi Thương Chánh cũ, đồng thời, phối hợp với lực lượng khởi nghĩa đột nhập vào vùng Gành bắt toàn bộ mâm tề và bọn ác ôn gồm 25 tên. Ở Cẩm Hà, quần chúng nhân dân đã nổi dậy giải phóng các thôn Trà Quế, Đồng Nà. Đêm hôm sau (ngày 16 tháng 11 năm 1964), “khởi nghĩa của nhân dân nổ ra ở Cửa Suối, An Phong, và sau đó nửa tháng ta phát động khởi nghĩa ở Bàu Súng, Bàu Ốc, được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ. Tại Cẩm Châu, quần chúng nhân dân và lực lượng khởi nghĩa nổi dậy bắt sống tên thôn trưởng, giành quyền làm chủ vùng Xóm Chiêu – An Mỹ, phá lỏng thế kiềm kẹp của địch ở Thanh Tây, Thanh Nam và Trường Lệ” [5, tr, 238 – 239].

Bước sang năm 1965, nhân dân nhiều xã vẫn tiếp tục nổi dậy khởi nghĩa. Phong trào “diệt ác, phá kiềm” ở các xã ngoại ô đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của đồng bào ta trong nội ô, thu hút nhiều giai tầng trong xã hội tham gia, trong đó tiêu biểu nhất là cuộc biểu tình của hàng ngàn đồng bào ta phản đối việc Nguyễn Khánh ký “Hiến chương Vũng Tàu” và đòi các quyền tự do dân chủ diễn ra từ ngày 7 đến ngày 26 tháng 2 năm 1965.

Đến năm 1965, trên địa bàn Hội An, cùng với việc “đồng khởi” thắng lợi và thành lập chính quyền cách mạng ở 8 xã, các đoàn thể cách mạng trong đó có Hội Nông dân Giải phóng xã đã được thành lập, trở thành tổ chức đoàn kết nông dân đấu tranh chống lại kẻ thù và kêu gọi đóng góp nhân tài vật lực ủng hộ kháng chiến.

4.2. Xây dựng và bảo vệ vùng giải phóng, đẩy mạnh phong trào đấu tranhcách mạng, góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ cách mạng, góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ (1965 – 1968)

Một phần của tài liệu Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân thành phố HộiAn 1930 – 2010 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w